Sử PHAN ĐÌNH PHÙNG VÀ NHỮNG GIAI THOẠI TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885 - 1896)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phan Đình Phùng là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19. Ông có rất nhiều giai thoại, một trong số đó chính là câu nói nổi tiếng “đất nước Việt Nam là một cái mồ to” và giai thoại Hoàng Cao Khải trao thư khuyên hàng cho Phan Đình Phùng. Các giai thoại đều được nhà báo Đào Trinh Nhất sưu tầm và viết thành nhiều bài báo truyền kỳ, về sau được tập hợp trong tác phẩm "Phan Đình Phùng, một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời".
Giai thoại thứ nhất, vào năm 1886, anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thông đang giữ cánh quân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) thì bị Pháp bắt. Lê Kinh Hạp vốn là bạn thân Phan Đình Phùng, đã viết thư khuyên bạn quy hàng để cứu lấy anh trai cũng như để mồ mả cha ông không bị khai quật.
Phan Đình Phùng nói với người đưa thư:
“Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam, có một ngôi mộ rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng, để sửa sang phần mộ của cha ông mình, thì ngôi mả cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh mình, thì anh em trong nước ai cứu?”
Sau khi cho khai quật mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái vào năm 1894, Pháp cho bắt giam luôn những người thân tộc của ông.
Ở giai thoại thứ hai, Hoàng Cao Khải lúc đó đang là kinh lược sứ Bắc Kỳ, vốn là người đồng hương và là thông gia với Phan Đình Phùng, liền gửi cho ông một bức thư chiêu hàng bằng những lời lẽ hết sức thân mật, để khuyên ông đừng nên chống đối triều đình cũng như thực dân Pháp. Phan Đình Phùng nói:
“Tôi đã quyết làm cái công việc của vua (Hàm Nghi) ủy thác, dân trông mong tới cùng, thì dầu cho sấm sét búa rìu, quyết cũng không lay chuyển và thay đổi chí hướng được”
Phan Đình Phùng viết thư phúc đáp, rồi căn dặn người mang thư đừng trở lên núi Vụ Quang nữa.
Cuối năm 1895, trong trận đánh núi Vụ Quang, Phan Đình Phùng bị trọng thương. Trước khi lâm chung, ông đã viết “Lâm chung thời tác”, hay còn là bài thơ tuyệt mệnh:
Lâm chung thời tác
Nhung trường phụng mệnh thập canh đông,
Võ lược y nhiên vị tấu công.
Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn,
Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong.
Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại,
Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung.
Trách vọng dũ long ưu dũ trọng,
Tướng môn thâm tự quý anh hùng.
Dịch thơ: (bản dịch của Lê Thước)
Làm lúc sắp mất
Việc quân vâng mệnh trải mười đông,
Chiến sự nay còn tính chửa xong.
Dân đói kêu trời tan ổ nhạn,
Quân thù chật đất dậy đàn ong.
Chín trùng thánh chúa nơi quê lạ,
Bốn bể nhân dân chốn lửa nồng.
Trách vọng càng cao, lo lại lặng,
Tướng môn những thẹn với anh hùng.

inbound8594963412646101126.jpg

Nguồn: bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam
 
Top Bottom