Sử Phân biệt tên vua Việt Nam như thế nào?

Rosemary552001

Quán quân Tài năng HMF 2018
Thành viên
26 Tháng tám 2017
880
1,214
184
22
Quảng Ngãi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tên các vua trong lịch sử Việt Nam được xác lập dựa trên bốn khái niệm: tôn hiệu, niên hiệu, thụy hiệu và miếu hiệu.

Các vua khi chưa lên ngôi đều có tên riêng, ví dụ Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh, Lê Thái Tổ là Lê Lợi hoặc Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn. Thời phong kiến, quy định “kỵ húy” chặt chẽ, không được gọi tên thật, thậm chí cả tên bố, mẹ, ông, bà, anh vua...
Khi vua lên ngôi, quần thần dâng một tôn hiệu, là tên gọi tôn kính dành cho người tôn quý. Như vua Đinh Tiên Hoàng được dâng tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế. Tôn hiệu gồm nhiều tính từ chỉ những phẩm chất tốt đẹp, như vua Lý Thánh Tông sau khi qua đời, bề tôi dâng tôn hiệu là “Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo Uy khánh Long tường Minh văn Duệ vũ Hiếu đức Thánh thần Hoàng đế”.
Do tôn hiệu chỉ được sử dụng khi vua còn sống hoặc vừa qua đời, sử sách chỉ ghi lại một lần, nên người đời thường nhớ về các vua với niên hiệu, miếu hiệu, thụy hiệu nhiều hơn.
Niên hiệu là dấu mốc để xác định khoảng thời gian trị vì của nhà vua. Ví dụ vua Trần Minh Tông sử dụng niên hiệu Hưng Long trong suốt thời gian trị vì (1293-1314). Mỗi vua thường xác lập một hoặc vài niên hiệu riêng, trừ Thuận Thiên được cả vua Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ sử dụng, hay Thái Bình được hai vua nhà Đinh dùng.
Sử sách thời xưa chỉ ghi năm theo niên hiệu của nhà vua, như “năm Hưng Long thứ tư”, nên chỉ cần biết năm bắt đầu của niên hiệu là có thể biết đó là năm nào. Như khi biết niên hiệu Long Hưng được đặt vào năm 1293 (là năm thứ nhất) thì năm Long Hưng thứ tư là 1296.
Vua cuối cùng của nhà Lê (sau được Minh Mạng đặt thụy hiệu là Lê Mẫn đế) đã được gọi tên theo niên hiệu là Chiêu Thống. Vua của nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều được phân biệt theo niên hiệu, như các vua Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh, Gia Long, Minh Mạng... cho đến Bảo Đại - vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Một số niên hiệu được sử dụng để chỉ chung một thời kỳ có dấu ấn, như “Hồng Đức thịnh thế” chỉ thời kỳ đất nước phát triển rực rỡ về nhiều mặt dưới thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497).
vua-gia-long-2357-1535111769.jpg
(Vua Gia Long (1762-1820), người sáng lập triều Nguyễn năm 1802. Ảnh tư liệu.)

Sau khi các vua qua đời, vua nối ngôi sẽ đặt miếu hiệu để phân biệt thứ tự. Miếu hiệu đều có chữ “Tổ” hay chữ “Tông”, như vua đầu triều sẽ là Thái Tổ, rồi đến Thái Tông, Thánh Tông... Triều Nguyễn do truy phong chúa Nguyễn Hoàng làm Thái Tổ nên vua mở đầu triều đại này là Gia Long sau khi qua đời được gọi là Nguyễn Thế Tổ.
Sử sách đời sau khi nhắc đến thường dùng miếu hiệu, như vua Lê Thái Tổ, Trần Thái Tông. Còn khi đọc sử triều Nguyễn, người đọc phải mất công xác định miếu hiệu của các vua do đã quen nói về niên hiệu của họ. Như Thánh Tổ là vua Minh Mạng, Hiến Tổ là vua Thiệu Trị, Dực Tông là vua Tự Đức...
Nhà Nguyễn sau khi lên làm vua còn truy phong cho các chúa Nguyễn thời trước danh hiệu hoàng đế, đặt miếu hiệu. Vì thế sử sách triều Nguyễn xuất hiện một số miếu hiệu như Nguyễn Hy Tông (chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), Nguyễn Hưng Tổ (Nguyễn Phúc Luân, bố của vua Gia Long), Nguyễn Duệ Tông (chúa Định Nguyễn Phúc Thuần).
Sau khi các vua qua đời, vua kế nghiệp đặt thêm cho họ một tên nữa là “thụy hiệu”, tức tên để thờ cúng, dùng tính từ chung nhất để ca ngợi công đức của họ. Ví dụ, Lê Thái Tổ có thụy hiệu là Cao Hoàng đế, Nguyễn Thế Tổ (Gia Long) cũng có thụy hiệu là Cao Hoàng đế, Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng) là Nhân Hoàng đế.
Lê Tiên Long - Vnexpress
@Bé Nai Dễ Thương @Harry Nanmes @daolebaongoc @Nguyễn Quốc Sang @Lâm Minh Trúc
 
Top Bottom