Văn 12 Phân biệt dạng so sánh và liên hệ

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm thế nào để phân biệt dạng bài so sánh và dạng bài liên hệ? Mình nghĩ câu trả lời không khó, quan trọng nằm ở chỗ bạn có cảm nhận về độ để biết cái gì cần viết nhiều, cái gì cần viết lướt. Bài viết này sẽ giải thích rõ hơn về sự phân biệt giữa hai dạng bài này.

Trước khi vào những nội dung chính, bạn hãy đọc những đề văn sau đây và thử phân loại xem, đề nào thì sẽ được xếp vào dạng so sánh, còn đề nào thì sẽ được xếp vào dạng liên hệ?

Đề 1:
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (“Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao (“Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân) trong cảnh cho chữ để nhận xét về quan niệm của tác giả về con người.
Đề 2:
Phân tích hình ảnh bát cháo hành (“Chí Phèo”, Nam Cao) và hình ảnh ấm nước đun sôi (“Đời thừa”, Nam Cao) để làm bật lên quan niệm của nhà văn về nhân tính trong mỗi con người.
Đề 3:
Phân tích cảnh mùa xuân Tây Bắc (“Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài). Liên hệ với cảnh chiều tàn (“Hai đứa trẻ”, Thạch Lam) để làm bật lên chất thơ trong từng tác phẩm.

Đề 4: Cảm nhận về tình đồng chí qua qua hai đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!

(Đồng chí – Chính Hữu)
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
[TBODY] [/TBODY]
Đề 5:
Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:

Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó, anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng thành một cây cưa nhỏ, cứa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi ân hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. […] Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, anh không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006)

Liên hệ với một tác phẩm viết về đề tài tình cha con để làm bật lên nét riêng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi viết về đề tài này.

Bạn đã nhận diện và phân loại được các đề trên chưa? Đáp án như sau:

DẠNG SO SÁNHDẠNG LIÊN HỆ
Đề 2, Đề 4Đề 1, Đề 3, Đề 5
[TBODY] [/TBODY]
Vậy bây giờ, hãy thử nghĩ xem, tại sao ta có thể phân loại các đề trên vào hai nhóm như thế? Giữa dạng đề so sánh và dạng đề liên hệ có gì giống và khác nhau?

1. Điểm giống nhau giữa dạng đề so sánh và dạng đề liên hệ
Dễ thấy, có hai điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đề.

Thứ nhất, cả hai dạng đề đều yêu cầu chúng ta phải làm việc với hai tác phẩm (Có thể yêu cầu phân tích toàn tác phẩm hoặc phân tích một khía cạnh nào đó trong tác phẩm). Khi làm việc với hai tác phẩm, tất nhiên ta phải so sánh chỉ ra sự giống nhau và khác nhau, tùy vào yêu cầu đề bài đưa ra.

Thứ hai, thực chất cả hai dạng đề đều chưa hai nhiệm vụ cần phải giải quyết. Nhiệm vụ chính là phân tích tác phẩm, chiếm số điểm nhiều hơn, đây là nhiệm vụ cơ bản để đạt mức điểm Trung bình, Khá. Bên cạnh đó, còn một nhiệm vụ nâng cao là so sánh, liên hệ, đây là nhiệm vụ đặt ra để phân hóa học sinh, bạn phải giải quyết nó để đạt mức điểm Giỏi.

Cụ thể như sau:
ĐềNhiệm vụ chính
(Phân tích)
Nhiệm vụ phân hóa
(so sánh, liên hệ)
Đề 1Cảm nhận hình tượng ông lái đò trong cảnh vượt thácLiên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm bật lên quan niệm của nhà văn về con người
Đề 2Phân tích hình ảnh bát cháo hành (Chí Phèo) và hình ảnh ấm nước đun sôi (Đời thừa)So sánh hai hình ảnh báo cháo hành và hình ảnh ấm nước đun sôi, từ đó cho thấy quan niệm của nhà văn về nhân tính trong mỗi con người.
Đề 3Phân tích cảnh mùa xuân Tây Bắc trong “Vợ chồng A Phủ”Liên hệ với cảnh chiều tàn (Hai đứa trẻ) để làm bật lên chất thơ trong từng tác phẩm.
Đề 4Cảm nhận về vẻ đẹp tình đồng chí trong từng đoạn thơ.So sánh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong tình đồng chí ở hai đoạn thơ.
Đề 5Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích.Liên hệ với một tác phẩm về đề tài tình cha con để làm bật lên nét đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi viết về đề tài này.
[TBODY] [/TBODY]
Chính những nét tương đồng trên khiến cho chúng ta bối rối khi xác định vấn đề. Nhưng thực ra, nguyên tắc rất đơn giản. Trong một khoảng thời gian hạn chế, để giải quyết tốt nhất đề bài, ta cần lưu ý:

- Một là, nhiệm vụ chính cần được chú tâm dồn sức làm cho cẩn thận, chỉn chu, kĩ lưỡng, phân tích sâu và có điểm nhấn. Đây sẽ là phần chiếm dung lượng nhiều nhất trong bài viết.

- Hai là, nhiệm vụ phân hóa viết ít hơn, dung lượng vừa phải, chủ yếu là chỉ ra những điểm nhấn quan trọng nhất, chỉ ra những nét đặc sắc nhất. Cần xây dựng hệ thống tiêu chí để các ý liên hệ, so sánh được rõ ràng và bài mạch lạc hơn.
2. Điểm khác nhau giữa dạng đề so sánh và dạng đề liên hệ
Khi đã nắm rõ được hai nguyên tắc trên, ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai dạng đề so sánh và liên hệ.

a. Nhận diện đề

Có thể thấy, cả hai dạng đề đều yêu cầu chúng ta làm việc với 2 tác phẩm. Nhưng vai trò của 2 tác phẩm ấy ở hai dạng đề là khác nhau.

Dạng đề so sánh: 2 tác phẩm có vai trò tương đương nhau. Việc phân tích cả hai tác phẩm đều nằm ở nhiệm vụ chính. Ta phải phân tích kĩ lưỡng cả hai tác phẩm.

Dạng đề liên hệ: có 1 tác phẩm chính và 1 tác phẩm phụ. Tác phẩm nằm ở nhiệm vụ chính ta cần phân tích kĩ lưỡng. Tác phẩm nằm ở nhiệm vụ phân hóa (phần liên hệ) ta không cần phân tích kĩ lưỡng, chỉ giới thiệu sơ lược và điểm qua những nét đặc sắc nhất mà thôi.

b. Dàn ý thân bài

Từ đó, ta có thể khái quát thành dàn ý thân bài như sau:

Thao tácDạng so sánhDạng liên hệ
1.Khái quát-Giới thiệu lần lượt về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của cả hai tác phẩm đề yêu cầu.
-Chú ý: Sắp xếp trình tự bài theo trình tự đề. Đề nhắc đến tác phẩm nào trước, ta triển khai trước. Đề triển khai tác phẩm nào sau, ta triển khai sau.
-Giải thích và nêu biểu hiện các khái niệm quan trọng trong đề (nếu có)
-Giới thiệu về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật chỉ của tác phẩm trong nhiệm vụ chính.
-Giải thích và nêu biểu hiện các khái niệm quan trọng trong đề (nếu có).
2.Phân tích (Nhiệm vụ chính)Lần lượt phân tích kĩ từng tác phẩm trong đề theo trình tự của đề bài.Phân tích kĩ tác phẩm trong nhiệm vụ chính.
3.So sánh, liên hệ (Nhiệm vụ nâng cao)-So sánh: Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của hai tác phẩm để làm bật lên yêu cầu của đề.
-Đánh giá về hai tác giả, tác phẩm.
-Giới thiệu tác phẩm liên hệ, chỉ điểm qua những nét ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.
-So sánh: Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của hai tác phẩm để làm bật yêu cầu đề.
-Đánh giá về hai tác giả, tác phẩm.
[TBODY] [/TBODY]
Nguồn: blogchuyenvan
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị thấy bài viết này khá hay. Nhưng tại sao chỉ nên lấy nguồn từ các nơi khác? Hãy làm thêm một cái gì đó để tạo ra dấu ấn riêng của mình đi ^^
Ý chị là từ đây em có thể tự triển khai một topic khác, đưa thêm các đề vào, cùng suy ngẫm và cùng các bạn học văn chứ ko dừng lại một topic như thế này :)
 
  • Like
Reactions: Ye Ye

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Chị thấy bài viết này khá hay. Nhưng tại sao chỉ nên lấy nguồn từ các nơi khác? Hãy làm thêm một cái gì đó để tạo ra dấu ấn riêng của mình đi ^^
Ý chị là từ đây em có thể tự triển khai một topic khác, đưa thêm các đề vào, cùng suy ngẫm và cùng các bạn học văn chứ ko dừng lại một topic như thế này :)
Tại em chưa học kĩ mấy tác phẩm lớp 11, 12 chị ạ, nên không có đủ kiến thức để so sánh liên hệ. Em mới tự học mấy tác phẩm lớp 11 như: Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Vội vàng và hai tác phẩm lớp 12 là Chiếc thuyền ngoài xa và Vợ chồng A Phủ thôi, nên em nghĩ mình chưa sâu kiến thức để có thể làm một bài liên hệ so sánh như vậy.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tại em chưa học kĩ mấy tác phẩm lớp 11, 12 chị ạ, nên không có đủ kiến thức để so sánh liên hệ. Em mới tự học mấy tác phẩm lớp 11 như: Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Vội vàng và hai tác phẩm lớp 12 là Chiếc thuyền ngoài xa và Vợ chồng A Phủ thôi, nên em nghĩ mình chưa sâu kiến thức để có thể làm một bài liên hệ so sánh như vậy.
Như đề thi năm 2018 ấy thì đã có tác phẩm Hai đứa trẻ và Chiếc thuyền ngoài xa mà?
Cho nên hãy thử tìm một số đề thi thử và tập làm dần đi ^^
 
  • Like
Reactions: Ye Ye

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Như đề thi năm 2018 ấy thì đã có tác phẩm Hai đứa trẻ và Chiếc thuyền ngoài xa mà?
Cho nên hãy thử tìm một số đề thi thử và tập làm dần đi ^^
Em chưa có kiến thức về các đặc điểm của thể loại văn học như thơ mới, truyện ngắn chị ạ
Em có tìm trên mạng nhưng tràn lan quá, không nắm được ý chính, ý khái quát
Chị có tài liệu về phần này không ạ? Cho em xin với, vì năm sau em cũng thi HSG nên phần này rất cần
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em chưa có kiến thức về các đặc điểm của thể loại văn học như thơ mới, truyện ngắn chị ạ
Em có tìm trên mạng nhưng tràn lan quá, không nắm được ý chính, ý khái quát
Chị có tài liệu về phần này không ạ? Cho em xin với, vì năm sau em cũng thi HSG nên phần này rất cần
Ý em là cách làm?
Thực ra cách làm thì cũng như trước đây, như cái cách mà em post lên đây này
Chỉ là phụ thuộc nhiều vào kiến thức em thu nạp trong quá trình học thôi :)
 
  • Like
Reactions: S I M O

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Ý em là cách làm?
Thực ra cách làm thì cũng như trước đây, như cái cách mà em post lên đây này
Chỉ là phụ thuộc nhiều vào kiến thức em thu nạp trong quá trình học thôi :)
Không chị, ý em các đặc điểm về thể loại ấy ạ
Ví dụ như văn học trung đại thì chia làm 4 giai đoạn với các đặc điểm riêng trong từng giai đoạn
Em đang muốn hỏi kiểu vậy đối với thơ mới và truyện ngắn
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Không chị, ý em các đặc điểm về thể loại ấy ạ
Ví dụ như văn học trung đại thì chia làm 4 giai đoạn với các đặc điểm riêng trong từng giai đoạn
Em đang muốn hỏi kiểu vậy đối với thơ mới và truyện ngắn
Chị e là ko có @@
Cái này thì em phải tự mình tổng hợp lại thôi chứ trên mạng nó bát nháo lắm.
Mà trước đây chị ko học như vậy. Chị chỉ tự làm theo một cái list về từng nhà thơ, bài thơ, nhà văn, tác phẩm của một bối cảnh rồi từ đó nói về phong cách của từng người thôi.
 
  • Like
Reactions: S I M O and Ye Ye

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Chị e là ko có @@
Cái này thì em phải tự mình tổng hợp lại thôi chứ trên mạng nó bát nháo lắm.
Mà trước đây chị ko học như vậy. Chị chỉ tự làm theo một cái list về từng nhà thơ, bài thơ, nhà văn, tác phẩm của một bối cảnh rồi từ đó nói về phong cách của từng người thôi.
Chị làm như vậy từ nguồn nào ạ?
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị làm như vậy từ nguồn nào ạ?
Ko có nguồn nào nhất định cả. Từ những bài giảng cô Tuyết dạy, từ lời thầy cô trên trường giảng và từ các sách học rồi tự đúc kết thôi...
 
  • Like
Reactions: S I M O and Ye Ye
Top Bottom