phân biệt ẩn dụ và hoán dụ :|

C

cobemuadong_710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Trg chương trình ngữ văn THCS , thú thật là mình chưa phân biệt tốt lắm giữa ẩn dụ và hoán dụ . Mặc dù trong một tờ ôn tập có phân biệt rằng :
Ẩn dụ :Là chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau về một điểm nào đó ( do sự liên tưởng của trí óc ) giữa các sự vật , hiện tượng .
Hoán dụ : Là chuyển đổi tên gọi trên quan hệ tiệm cận , đi đôi giữa các sự vật .
Quan hệ tiệm cận là gì ?!? Giữa 2 khái niệm về ẩn dụ và hoán dụ có gì khác nhau và giống nhau .
2/Nếu đề thi ra về liên kết câu và đoạn văn . Có nêu liên kết nội dung không và nếu có nêu , thì trình bày như thế nào ( về liên kết chủ đề và nội dung )
p/s : do không học thêm văn nên mấy cái này không biết hỏi ai , nên nhờ mọi người giúp đỡ :p )
 
T

thuyan9i

Phương thức ẩn dụ:

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.

* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:

- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)

- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).

* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:

- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.

- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.

* Nhận xét:

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.

. Phương thức hoán dụ:

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.

* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:

a. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:

- Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể.

- Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng.

- Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.

- Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.

b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.

c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó.

d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.

e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.

f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi kèm.

g. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại.

....

Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi.

* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ:

- Giống:

+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi.

+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

- Khác:

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:

ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn.

Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.

* Nhận xét:

- Một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức.

- Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa thường theo cùng một hướng.

- ẩn dụ và hoán dụ tồn tại ở bình diện ngôn ngữ lẫn lời nói, tuy nhiên sự chuyển nghĩa của hai bình diện này khác nhau. Cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng.

+ ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất.

+ ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói.
 
T

thuyan9i

Các đoạn văn trong 1 văn bản cũng như các câu trong 1 đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức
Về nội dung
* Các đoạn văn phải phục vụ chủ để chung của văn bản vcaf các câu phải phục vụ chủ đè chun gcuar đoạn văn
* Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí ( liên kết lô gíc )

Về hình thức các câu các đoan vă có thể được liên kết với nhau bằng những biển pháp chinh như sau :
* Lăp jlaij ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trưộc ( phép lặp từ ngữ )
* Sử dụng ở câu đững sau các từ ngữ đồng nghĩa trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câ trước ( phép đòng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng )
* Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước ( phép thế )
* Sử dụng ở câu đứng sau các từ nghuwax biểu thị quan gheej với câu trươc ( phép nối )
 
C

cobemuadong_710

Các đoạn văn trong 1 văn bản cũng như các câu trong 1 đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức
Về nội dung
* Các đoạn văn phải phục vụ chủ để chung của văn bản vcaf các câu phải phục vụ chủ đè chun gcuar đoạn văn
* Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí ( liên kết lô gíc )

Về hình thức các câu các đoan vă có thể được liên kết với nhau bằng những biển pháp chinh như sau :
* Lăp jlaij ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trưộc ( phép lặp từ ngữ )
* Sử dụng ở câu đững sau các từ ngữ đồng nghĩa trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câ trước ( phép đòng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng )
* Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước ( phép thế )
* Sử dụng ở câu đứng sau các từ nghuwax biểu thị quan gheej với câu trươc ( phép nối )


Cái nài có trong SGK roày :D Ý mình hỏi là thi cũng nêu liên kết nội dung vào hả . Có nêu thì chẵng nhẽ lại nêu y hệt như bạn nêu ở trên :p
p/s: ngu Văn , chỉ giùm cụ thể cái ;)
 
T

thuyan9i

Cái nài có trong SGK roày :D Ý mình hỏi là thi cũng nêu liên kết nội dung vào hả . Có nêu thì chẵng nhẽ lại nêu y hệt như bạn nêu ở trên :p
p/s: ngu Văn , chỉ giùm cụ thể cái ;)

phải tùy vào nội dung của đoạn văn đó bạn à
giả dụ chủ đề đoạn văn là hinghf ảnh người bà trong bài bếp lửa thì abnj chỉ cần nói đoạn văn sử dụng phép thê hay lặp chả hạn để liên kết chủ đề đoạn.giữa các câu gắn bó với nhau để nêu bật phẩm chất của bà
ông thức chung chung là vậy bạn a
 
M

mrs.english

@cennypham:Nếu bạn nói về Ẩn Dụ và Hoán Dụ thì:
*Ẩn dụ dựa trên nhiều nét tương đồng của "sự vật"được dùng chung tên gọi ấy,còn hoán dụ lại dựa trên mối quan hệ tương cận của 2 "sự vật" luôn gắn vs nhau.
 
N

nhatruc2710

Làm sao biết như thế nào là ẩn dụ làm chuyển nghĩa tạm thời như trong bài Viếng Lăng Bắc vậy ??

Thấy một MẶT TRỜI trong lăng rất dỏ.
 
C

cobeiuvan

ẩn dụ làm chuyển nghĩa tạm thời là những từ chỉ đc dùng với nghĩa đó trong 1 ngữ cảnh nhất định, nghĩa đó không đc đưa vào từ điển.
Nói theo 1 cách nôm na, thì không ai thấy Bác Hồ mà lại gọi là "ôi mặt trời'' cả
 
L

leomessi

Hay qua! Minh cung dang ko hieu cai nay. Nhung loi giai thich cua Thuyan van hoi kho hieu. Ca an du va hoan du deu "Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d" vay thi no khac nhau nhieu nhat o dau? Dac diem nao de nhan thay nhat de co the nhan biet. Cac dang an du va hoan du thi khong may khi hoi trong cac de thi ca. Hau het la nhan biet thoi. Giup minh nhe! Cam on!
 
K

keodungkd_271

Hum nay mới học nhắc lại mấy cái ẩn dụ hoán dụ này , cong nhận học mấy năm rùi mà vẫn thấy khó hiểu .
co bảo đến cô còn đôi khi nhầm nên việc các bạn khó hiểu là hêt sức bình thường .Nếu chỉ nói theo công thức như các bạn trên thì quả thực đọc thế chứ đọc nữa các bạn cũng thấy khó hiểu cả thui . Mik nghĩ , để có thể dễ dnàg fân biệt đc , các bạn nên đọc nhiều các bai viết , rồi tự tìm cho mik câu trả lời = cách làm nhiều bài tâạ ngữ pháp .
 
C

cobeiuvan

lí thuyết chỉ là lí thuyết
và đôi khi còn khó hiểu nữa
hai cái này hay bị nhầm lẫn lém ý
 
7

7568080

Rất nhiều người cho rằng ẩn dụ là cách diễn đạt phức tạp, chủ yếu chỉ dành cho các nhà văn, nhà thơ. Nhưng thực ra ẩn dụ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày vì tính hữu dụng của nó. Em lấy ví dụ đơn giản thế này. Hai ông bạn đồng nghiệp tâm sự với nhau. Một ông đề xuất hai người tối nay đi nhậu. Ông bạn đáp lại: Ok nhưng về sớm nha mày, sư tử nhà tao dạo này dữ lắm. Dĩ nhiên trong câu này không ai hiểu sư tử nghĩa là vật nuôi trong nhà ông kia hết, mà chính là cô vợ của ổng. Lấy ví dụ như vậy để các bác dễ hiểu. Các bác cứ nhớ rằng hễ khi nào người ta dùng cái này để chỉ cái kia thì tức là ẩn dụ đang được sử dụng đó.

Mặc dù ẩn dụ dùng cái này để chỉ cái kia, nhưng hãy nhớ rằng ‘cái này’ và ‘cái kia’ thường là hai khái niệm khác biệt nha. Trong ngôn ngữ học người ta gọi “cái này” và “cái kia” là the topic and the vehicle. The topic là cái người ta muốn đề cập đến (trong ví dụ trên là vợ). The vehicle là cái dùng để chuyển tải ý muốn đề cập kia (sư tử). Quay lại chuyện khác biệt giữa the topic và the vehicle. Cụ thể khác biệt ở đây là hai khái niệm đó không thuộc cùng một loại (category). Ví dụ sư tử và vợ. Sư tử thì rõ ràng là động vật. Vợ thì rõ ràng là người. Strictly speaking thì người cũng là một loại động vật nhưng rõ ràng hai khái niệm này không có liên quan gì đến nhau về nghĩa đen hết (literally unrelated). Em nhấn mạnh như vậy để phân biệt ẩn dụ với hoán dụ (metonymy), một biện pháp tu từ phổ biến rất hay bị nhầm lẫn với ẩn dụ.

Vậy chứ hoán dụ là gì? Hoán dụ cũng dùng cái này để chỉ cái kia, nhưng có khác là cái này và cái kia, hay topic & vehicle có liên quan đến nhau trên thực tế. Lấy vài ví dụ đơn giản dễ hiểu nha. Chẳng hạn em nói: tôi thích đọc Kawabata. Strictly speaking thì em phải nói là: tôi thích đọc những tác phẩm của Kawabata. Nhưng em không nói thế làm chi, vì nói dài dòng tốn nước bọt , mà em chỉ cần nói ngắn gọn như trên là các bác hiểu cả ồi. Trong ví dụ trên, Kawabata và những tác phẩm của Kawabata là hai phạm trù khác nhau, một bên là người, một bên là sách, nhưng hai khái niệm (concept) này có liên quan đến nhau, nên kiểu diễn đạt trên được coi là hoán dụ. Một số ví dụ khác:

- Brazil vừa giành World Cup (Brazil ở đây là đội tuyển bóng đá Brazil, hông phải cả nước Brazil).

- Downing Street không đưa ra bình luận gì / Downing Street made no comments (Downing Street ám chỉ Thủ tướng Anh, hoặc chính phủ Anh, vì Thủ tướng Anh sống ở Downing Street).

Túm lại các bác có thể hiểu là hoán dụ cũng dùng cái này để chỉ cái kia như ẩn dụ, nhưng khác ẩn dụ ở chỗ cái được ám chỉ (topic) và cái dùng để ám chỉ (vehicle) liên quan đến nhau, hoặc cùng category. Vậy nha.

Mục đích sử dụng ẩn

Có nhiều lý do khiến người ta dùng ẩn dụ. Nhiều khi người ta dùng ẩn dụ mà hoàn toàn không ý thức được điều đó. Ví vợ mình như sư tử, thầy giáo như hổ báo, một đứa bạn đáng ghét như con vẹt chẳng hạn. Nhưng nhìn chung ẩn dụ thường được sử dụng cho ba mục đích sau:

(1) Diễn đạt nhưng điều khó diễn đạt bằng lối miêu tả thông thường

Một trong những khái niệm người ta dùng ẩn dụ nhiều nhất để miêu tả là tình yêu. Tình yêu thì ai cũng biết nhưng không ai định nghĩa được chính xác nó là cái chi, vì nó không có hình dáng mùi vị chi hết. Nó là một khái niệm trừu tượng (abstract), nên người ta gán cho nó đủ thứ tính cách đặc điểm phẩm chất hoặc đôi khi nhân cách hoá nó (tiếng Anh gọi là personification, nhân đây em xin nói thêm personification cũng là một loại metaphor nha, vì nó ví những thứ không phải là người với người). Điều này được thể hiện rõ nhất trong lời các bài hát. Chỉ cần lục trí nhớ độ dăm phút là ta có thể liệt kê rất nhiều tên bài hát có từ love mang yếu tố ẩn dụ. Ví dụ: Love is an arrow, Love is delicious (tình yêu được ví như một món ăn ngon lành), Bleeding love, Love bleeds (Tình yêu như vết thương rỉ máu, ghê hông), Love kills, Your love kills me, Love bites, Your love is king, Love is a deserter, Love is the end, Love is noise.

Nói chung còn nhiều ví dụ lắm, cái này nói cả ngày không hết, nên em chuyển sang mục đích sử dụng thứ hai nha:

(2) Làm cho câu văn, lời nói thêm sinh động

Một ví dụ khá hay để minh hoạ cho ý này là slogan của Yellow Pages: Let your fingers do the walking. Câu này có thể giải thích đơn giản là bạn khỏi đi đâu, chỉ cần dùng mấy ngón tay lật “những trang vàng” là xong việc ồi. Yellow Pages thì các bác biết rồi đấy, hệ thống niêm giáo điện thoại được sử dụng trên toàn thế giới. Bây giờ các bác muốn tìm thông tin về trường đại học ngoại thương chẳng hạn, thì các bác chẳng cần đến trường ngoại thương làm chi mệt người. Chỉ cần giở Yellow Pages tìm số điện thoại trường đó rồi gọi đến hỏi là xong. Thế mới nói sử dụng Yellow Pages là let your fingers do the walking. Diễn đạt như vậy rất sinh động phải hông các bác. Yellow Pages còn có một cái logo vô cùng dễ nhớ, mà chắc không ai còn lạ lẫm gì. Đó là hình ảnh hai ngón tay “đi” trên quyển sách. Hình dưới đây nè:



Mục đích sử dụng cuối cùng em muốn đề cập tới là diễn đạt ngắn gọn. Cái này thì rõ quá rồi. Ví dụ một bác này muốn ca ngợi người yêu. Thay vì nói cô ấy xinh đẹp, ngọt ngào, ấm áp, cô ấy làm tôi hạnh phúc, cô ấy cứu rỗi cuộc đời tôi, cô ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi thì bác ấy chỉ cần nói đúng một câu she is my sunshine là được ồi. Nhưng đấy là em ví dụ thôi nha, cá nhân em hông có thích những câu sến rện kiểu nịnh đầm như thế. Như cái anh gì trong bài Love to be loved by you đó, anh í nói I’m blinded by your light. Funny, huh? Người chớ có phải thánh thần hay tiên giáng trần đâu mà anh í biểu anh bị mờ mắt bởi ánh sáng em. Giọng điệu nịnh đầm thấy rõ. Em là em hông có thích nghe nịnh đầm kiểu thế. Thứ nhất nghe nó sến. Thứ hai nó rẻ tiền. Thứ ba kinh nghiệm cho em biết những anh nào hay nịnh đầm kiểu đó thường không chân thật, gặp em nào cũng tuôn ra những bài ca giống nhau, ớn lắm.

Chết em lại đi lạc chủ đề. Thôi bây giờ em xin dừng entry này ở đây. Chủ đề metaphor thì vô tận, em viết suốt ngày cũng được luôn, vì em đã nghiên cứu vấn đề này. Nhưng em mỏi tay rồi, mà các bác rất ít động viên, khuyến khích em (dỗi), nên em thấy cũng không nên viết dài làm chi cho hao công tổn sức mà hông được cái việc chi.
 
L

linkshu

côg nhận ..ẩn dụ hoán dụ loạn hết cả lên!Mình cũng hơi khó nhận biết hoán dụ , còn ẩn dụ thì cũg tạm!
 
N

nhatruc2710

bạn kia phân tích ẩn dụ cũng hay đó nhưng đôi khi ng` ta lại lầm cả ẩn dụ với nhân hóa và so sánh
còn hoán dụ thì lại nhầm với ẩn dụ
đúng là ngữ pháp VN..haizzzzzzzzzzzzzzzz :-<
 
L

la_la_love_on_my_mind

Thuyan9i. thử cho mấy bài tập cụ thể đi .
Như vậy thì mọi người sẽ dễ hỉu hơn đó. Chứ nếu dùng lí thuyết hok thì khó hỉu lém
Cho bài tập vào thì thực tế hơn ==> Dễ hỉu hơn mà
 
O

oity

[Văn 9]Ẩn dụ và hoán dụ

Ban nào rãnh ghi dùm mình ghi nhớ các loại ẩn dụ và hoán dụ và khái niệm nữa nha
 
Last edited by a moderator:
H

hachiko_theblues

* Ẩn dụ là so sánh ngầm, rút gọn vế A và từ so sánh. Như vậy, ẩn dụ là biện pháp dùng từ hay cụm từ vốn chỉ B (người, vật, trạng thái, tính chất, hoạt động...) để chỉ A, trên cơ sở những nét tương đồng giữa B và A.
- Các cách ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
* Hoán dụ là lấy từ ngữ vốn chỉ B dùng để chỉ A trên cơ sở A và B có sự gần gũi, thường đi đôi với nhau trong thực tế
- Các cách hoán dụ:
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng
+ Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
 
Last edited by a moderator:
O

oity

Có ai cho mỗi loại một ví dụ được không ********************************************************?????????
 
D

doigiaythuytinh

Hoán dụ:

Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Ẩn dụ:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thây một mặt trời trong lăng rất đỏ
 
Top Bottom