Sử 8 Phản biện....

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chiều nay, mình lang thang trên mạng thì phát hiện cái này. Các bạn đọc nhé:
"Hiệp ước Hác măng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp.
Đơn giản dễ hiểu như thế này thôi.
Ở các bản hiệp ước trước đó như Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, nhà Nguyễn mặc dù ký với Pháp nhưng trong nội dung Hiệp ước vẫn có sự thỏa hiệp, thương thuyết giữa hai phía và Pháp vẫn phải nhượng bộ cho triều đình nhà Nguyễn. Lý do vì Pháp chưa hoàn toàn đánh bại được sức mạnh quân sự của nhà Nguyễn.
Nhưng đến hiệp ước Hác măng 1883, một bản hiệp ước mà Pháp soạn sẵn, nhà Nguyễn không hề có sự lựa chọn, thương thuyết gì cả, mà phải chấp nhận ký vào bản Hiệp ước soạn sẵn đó, vì thực dân Pháp đã đánh thẳng vào kinh đô, đè bẹp mọi ý chí và sức mạnh của nhà Nguyễn.
Như vậy thì không gọi là hoàn toàn đầu hàng sao???
"

Theo ý của đoạn văn này thì Hiệp ước Hác măng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp. Theo các bạn, ý kiến này đúng hay sai ? (có giải thích ngắn gọn nhé)
 

VânHà.D

Cựu TMod Cộng đồng|Cựu Phụ trách box "Sách"
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng chín 2018
1,591
6,066
576
Bình Dương
THPT BẾN CÁT
Chiều nay, mình lang thang trên mạng thì phát hiện cái này. Các bạn đọc nhé:
"Hiệp ước Hác măng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp.
Đơn giản dễ hiểu như thế này thôi.
Ở các bản hiệp ước trước đó như Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, nhà Nguyễn mặc dù ký với Pháp nhưng trong nội dung Hiệp ước vẫn có sự thỏa hiệp, thương thuyết giữa hai phía và Pháp vẫn phải nhượng bộ cho triều đình nhà Nguyễn. Lý do vì Pháp chưa hoàn toàn đánh bại được sức mạnh quân sự của nhà Nguyễn.
Nhưng đến hiệp ước Hác măng 1883, một bản hiệp ước mà Pháp soạn sẵn, nhà Nguyễn không hề có sự lựa chọn, thương thuyết gì cả, mà phải chấp nhận ký vào bản Hiệp ước soạn sẵn đó, vì thực dân Pháp đã đánh thẳng vào kinh đô, đè bẹp mọi ý chí và sức mạnh của nhà Nguyễn.
Như vậy thì không gọi là hoàn toàn đầu hàng sao???
"

Theo ý của đoạn văn này thì Hiệp ước Hác măng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp. Theo các bạn, ý kiến này đúng hay sai ? (có giải thích ngắn gọn nhé)
* Hoàn cảnh:

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục ***c, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
=> Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
 
Top Bottom