Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Dung dịch HCl 1M có pH ~ 0, nhưng dung dịch HCl 10M không phải có pH = -1.
• Với các dung dịch acid loãng trong dung môi nước, pH tỉ lệ với nồng độ của ion H+ do ở các nồng độ này hệ số hoạt độ γ được chấp nhận bằng 1, lúc này nồng độ C ~ hoạt độ a. Thang pH hoạt động ở trong các môi trường có giới hạn pH từ 0-14.
• Ở những dung dịch acid đặc và những dung dịch acid trong dung môi khác nước, thang pH không còn sử dụng được như trên nữa. Ngoài khoảng giới hạn pH từ 0-14, hoạt độ của ion H+ tăng rất nhanh so với nồng độ tương ứng.
• Xét một sự proton hóa 1 base yếu trong môi trường acid manh:
- B + H+ ⇌ BH+ , trong đó Ka là hằng số phân li acid của BH+.
- Gọi a là hoạt độ, γ là hệ số hoạt độ của các ion, a = γ.C ta có:
Ka = (aH+). (aB)/ (aBH+) = [(aH+). (γB)/ (γBH+)]. /[BH+]
- Đặt ho = aH+.(γB/γBH+) = [H+]. γH+.γB/γBH+, đặt Ho = -lgho, sau khi biến đổi ta có: Ho = pKa (BH+) + lg/[BH+]
• Như vậy ở đây hàm Ho đã thay thế giá trị pH trong các môi trường dung dịch acid đậm đặc, lấy một ví dụ trong dung dịch H2SO4 50% (C~7,5M) xác định được Ho = -3,38, H2SO4 100% (C~18M) Ho = -12,1, SbF5.HSO3F có giá trị Ho ~ -21.
Nguồn tham khảo: Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học - Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách.
-HH-
• Với các dung dịch acid loãng trong dung môi nước, pH tỉ lệ với nồng độ của ion H+ do ở các nồng độ này hệ số hoạt độ γ được chấp nhận bằng 1, lúc này nồng độ C ~ hoạt độ a. Thang pH hoạt động ở trong các môi trường có giới hạn pH từ 0-14.
• Ở những dung dịch acid đặc và những dung dịch acid trong dung môi khác nước, thang pH không còn sử dụng được như trên nữa. Ngoài khoảng giới hạn pH từ 0-14, hoạt độ của ion H+ tăng rất nhanh so với nồng độ tương ứng.
• Xét một sự proton hóa 1 base yếu trong môi trường acid manh:
- B + H+ ⇌ BH+ , trong đó Ka là hằng số phân li acid của BH+.
- Gọi a là hoạt độ, γ là hệ số hoạt độ của các ion, a = γ.C ta có:
Ka = (aH+). (aB)/ (aBH+) = [(aH+). (γB)/ (γBH+)]. /[BH+]
- Đặt ho = aH+.(γB/γBH+) = [H+]. γH+.γB/γBH+, đặt Ho = -lgho, sau khi biến đổi ta có: Ho = pKa (BH+) + lg/[BH+]
• Như vậy ở đây hàm Ho đã thay thế giá trị pH trong các môi trường dung dịch acid đậm đặc, lấy một ví dụ trong dung dịch H2SO4 50% (C~7,5M) xác định được Ho = -3,38, H2SO4 100% (C~18M) Ho = -12,1, SbF5.HSO3F có giá trị Ho ~ -21.
Nguồn tham khảo: Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học - Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách.
-HH-