pascal 8

L

longhama6a2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/cho mình hỏi phần kiểu dữ liệu kí tự trong SGK có cái nói là chữ số khác với số nguyên chỗ nào giải thích với cho vd lun nha
2/cái thư viện crt ý chứa các lện viết sẵn là cái nào z mấy bạn cho vd và giải thích vs
3/writeln(<giá trị thực>:n:m)thì n nó bảo là độ rông còn m là số chữ số thập phân j đó là sao z mấy bạn giải thích cho vd vs tớ khôgn hỉu
4/cho mình hỏi biến SUM trong pascal để làm j khi nào dùng nó
5/viết chương trình tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên nha
mình thanks cho nha
 
G

giangok12

Câu 5:
PHP:
Program ct;
Uses crt;
Var i,a:integer;
Begin
 Clrscr;
 a:=0;
 For i:=1 to 100 do
 a:=a+i;
 Write('Tong cua 100 so tu nhien dau tien la ',a);
 Readln;
End.
 
K

khai221050

1/cho mình hỏi phần kiểu dữ liệu kí tự trong SGK có cái nói là chữ số khác với số nguyên chỗ nào giải thích với cho vd lun nha
2/cái thư viện crt ý chứa các lện viết sẵn là cái nào z mấy bạn cho vd và giải thích vs
3/writeln(<giá trị thực>:n:m)thì n nó bảo là độ rông còn m là số chữ số thập phân j đó là sao z mấy bạn giải thích cho vd vs tớ khôgn hỉu
4/cho mình hỏi biến SUM trong pascal để làm j khi nào dùng nó
5/viết chương trình tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên nha
mình thanks cho nha

1/ Nói về vấn đề này thì cũng hơi khó hiểu, bạn viết chữ A nó là một chữ đúng không, còn bạn lấy 3+1=4 các toán hạng là các số 3,4,1 phải không? (Thay vì dùng chữ số mình thay bằng chữ cho dễ hiểu), nó khác nhau về nhiều mặt: tác dụng, bản chất, ý nghĩa, cách dịch,...
- tác dụng: chữ số thì dùng để in ra màn hình là chủ yếu, hoặc được sử dụng để chuyển thành mã. Còn số thì lại được tính để cho ra kết quả.
- Bản chất: hình thức của số là chữ số, về nội dung thì chữ số không thể là số
- Ý nghĩa: Như trên
- Cách dịch trong pascal: cái này cấp cao rồi, nhưng tùy trình dịch, bạn học cao hơn thì sẽ hiểu.
2/ cái crt đó gọi là unit nhé bạn
Các unit thông dụng và câu lệnh có thể thực hiện khi gọi unit
1. SYSTEM
write(): in ra màn hình liền sau kí tự cuối.
writeln(): in xuống một hàng.
read(): đọc biến.
readln: dừng chương trình
2. Uses CRT
clrscr : xoá toàn bộ màn hình.
textcolor() : in chữ màu.
textbackground() : tô màu cho màn hình.
sound() : tạo âm thanh.
delay() : làm trễ.
nosound : tắt âm thanh.
windows(x1,y1,x2,y2) : thay đổi cửa sổ màn hình.
highvideo : tăng độ sáng màn hình.
lowvideo : giảm độ sáng màn hình.
normvideo : màn hình trở lại chế độ sáng bình thường.
gotoxy(x,y) : đưa con trỏ đến vị trí x,y trên màn hình.
deline : xoá một dòng đang chứa con trỏ.
clreol : xoá các ký tự từ vị trí con trỏ đến cuối mà không di chuyển vị trí con trỏ.
insline : chèn thêm một dòng vào vị trí của con trỏ hiện hành.
exit : thoát khỏi chương trình.
textmode(co40) : tạo kiểu chữ lớn.
randomize : khởi tạo chế độ ngẫu nhiên.
move(var 1,var 2,n) : sao chép trong bộ nhớ một khối n byte từ biến Var 1 sang biến Var 2.
halt : Ngưng thực hiện chương trình và trở về hệ điều hành.
Abs(n) : Giá trị tuyệt đối.
Arctan(x) : cho kết quả là hàm Arctan(x).
Cos(x) : cho kết quả là cos(x).
Exp(x) : hàm số mũ cơ số tự nhiên ex.
Frac(x) : cho kết quả là phần thập phân của số x.
int(x) : cho kết quả là phần nguyên của số thập phân x.
ln(x) : Hàm logarit cơ số tự nhiên.
sin(x) : cho kết quả là sin(x), với x tính bằng Radian.
Sqr(x) : bình phương của số x.
Sqrt(x) : cho kết quả là căn bậc hai của x.
pred(x) : cho kết quả là số nguyên đứng trước số nguyên x.
Suuc(x) : cho kết quả là số nguyên đứng sau số nguyên x.
odd(x) : cho kết quả là true nếu x số lẻ, ngược lại là false.
chr(x) : trả về một kí tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII.
Ord(x) : trả về một số thứ tự của kí tự x.
round(n) : Làm tròn số thực n.
Random(n) : cho một số ngẫu nhiên trong phạm vi n.
upcase(n) : đổi kí tự chữ thường sang chữ hoa.
assign(f,) : tạo file.
rewrite(f) : khởi tạo.
append(f) : chèn thêm dữ liệu cho file.
close(f) : tắt file.
erase(f) : xóa.
rename() : đổi tên cho file.
length(s) : cho kết quả là chiều dài của xâu.
copy(s,a,b) : copy xâu.
insert(,s,a) : chèn thêm cho xâu.
delete(s,a,b) : xoá xâu.
3. Unit GRAPH

initgraph(a,b,) : khởi tạo chế độ đồ hoạ.
closegraph; : tắt chế độ đồ hoạ.
setcolor(x) : chọn màu.
outtext() : in ra màn hình tại góc trên bên trái.
outtextxy(x,y,); : in ra màn hình tại toạ độ màn hình.
rectangle(x1,y1,x2,y2): vẽ hình chữ nhật.
line(x1,y1,x2,y2) : vẽ đoạn thẳng.
moveto(x,y) : lấy điểm xuất phát để vẽ đoạn thẳng.
lineto(x,y) : lấy điểm kết thúc để vẽ doạn thảng.
circle(x,y,n) : vẽ đường tròn.
ellipse(x,y,o1,o2,a,b): vẽ hình elip.
floodfill(a,b,n) : tô màu cho hình.
getfillpattern(x) : tạo biến để tô.
setfillpattern(x,a) : chọn màu để tô.
cleardevice; : xoá toàn bộ màn hình.
settextstyle(n,a,b) : chọn kiểu chữ.
bar(a,b,c,d) : vẽ thanh.
bar3d(a,b,c,d,n,h) : vẽ hộp.
arc(a,b,c,d,e) : vẽ cung tròn.
setbkcolor(n) : tô màu nền.
putpixel(x,y,n) : vẽ điểm.
setfillstyle(a,b) : tạo nền cho màn hình.
setlinestyle(a,b,c) : chọn kiểu đoạn thẳng.
getmem(p,1) : chuyển biến để nhớ dữ liệu.
getimage(x1,y1,x2,y2,p): nhớ các hình vẽ trên vùng cửa sổ xác định.
putimage(x,y,p,n) : in ra màn hình các hình vừa nhớ. ...
4. Unit DOS
getdate(y,m,d,t): lấy các dữ liệu về ngày trong bộ nhớ.
gettime(h,m,s,hund): lấy các dữ liệu về giờ trong bộ nhớ.
findnext(x): tìm kiếm tiếp.
Findfirst($20,dirinfo): tìm kiếm. ... (source: https://sites.google.com/site/thuvienpascal/)
3/ n là khoảng cách từ mép trái cửa sổ đến thứ mà bạn in ra màn hình, n càng lớn thì khoảng cách càng lớn (thực nghiệm = turbo pascal là biết)
m là số chữ số thập phân (nếu giá trị in ra có kiểu số thực) của thứ in ra, tính từ bên trái qua. (nếu số chữ số thập phân giá trị in ra nhiều hơn m thì nó sẽ tự làm tròn, muốn hiểu hơn thì thực nghiệm là biết )
4/ đã gọi là biến thì bn làm gì với nó mà chẳng được, bạn có thể gán vào một giá trị rồi in ra nó hay gán vào rồi xóa đi, đủ thứ,... mà thường biến sum là biến để gán vào giá trị của tổng
 
Top Bottom