Theo định nghĩa hóa học thì nước là 1 dung môi lưỡng tính
- Khi tác dụng với các oxit axit, hoặc các hợp chất khí halogen để tạo thành axit, nước lại mang tính bazơ. Bởi vì lúc này nước đã nhận ion H+ của hợp chất, tạo thành ion hydronium H3O+. Ion này làm cho dd có tính axit.
- Khi hòa tan khí NH3 (ammoniac), nước lại đóng vai trò 1 axit. Lúc này nước đã đóng góp ion H+ cho phân tử NH3, tạo thành NH4+ và -OH. Chính gốc OH mà nước tạo ra làm cho dd có tính bazơ.
Còn về việc nước có phải là oxit axit hay oxit bazơ, chắc là bạn hỉu nước là oxit của Hidro (phi kim) nên hỏi chứ j`? Đúng vậy, nước còn có tên khác là dihidro oxit ,nhưng thật sự thì hidro ko phải là 1 "phi kim", hydro chính là 1 nguyên tố lưỡng tính, chẳng qua là bạn chỉ học các tính chất phi kim của nó mà thôi.
______________________________
Khi mình học bài Oxit (hình như là bài lớp 9), mình cũng từng thắc mắc giống bạn: thực ra thì nước là axit hay là oxit axit. Bây giờ thì mình biết nó không thuộc hai loại trên, nó là dung môi để hòa tan các chất.