Ôn vào 10

N

nguyentranminhhb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một bình trụ chứa một chất lỏng có trọng lượng riêng $d_o$, chiều cao của cột chất lỏng trong bình là $h_o$. Cách mặt thoáng của chất lỏng một khoảng h, người ta thả rơi một vật nhỏ (đặc đồng chất) vào chất lỏng, khi vật chạm tới đáy bình cũng là lúc vận tốc của vật bằng 0. Bỏ qua sức cản không khí và ma sát của vật với chất lỏng, cho rằng kích thước của vật rất nhỏ. Hãy tính trọng lượng riêng d của chất liệu làm vật theo $d_o$;$h_o$;h.
 
C

congratulation11

Gọi A là vị trí thả rơi vật; B là vị trí vật chạm đáy. Chọn mốc tính thế tại B.

Cơ năng của vật tại A là: $W_A=mg(h+h_o)$
Cơ năng của vật tại B là: $W_B=\dfrac{1}{2}mv^2 = 0$

Độ biến thiên cơ năng bằng công do lực đẩy Acsimet sinh ra.

$A=-d_o.\dfrac{m}{D}h_o$
(Dù đề bài cho là kích thước của vật rất nhỏ nhưng nếu không xét đến Fa thì không có lực nào có thể khiến vật giảm vận tốc đến 0 được. Chị nghĩ thế)

Ta có: $W_B-W_A=A \rightarrow mg(h+h_o)=d_o.\dfrac{m}{D}h_o \\ \leftrightarrow d(h+h_o)=d_oh_o \\ \rightarrow d=\dfrac{d_oh_o}{h+h_o}$
 
N

nguyentranminhhb

Cho cách mắc sau: $Đ_1$ nt $R_{NC}$ nt ($Đ_2$//$R_{MC}$).Biết hiệu điện thế cả đoạn mạch là U=15V, đèn $Đ_1$ có ghi 6V-6W, đèn $Đ_2$ có ghi 6V-3W, điện trở các dây nối không đáng kể. Tính $R_{NC}+R_{MC}$
 
C

congratulation11

Cho cách mắc sau: $Đ_1$ nt $R_{NC}$ nt ($Đ_2$//$R_{MC}$).Biết hiệu điện thế cả đoạn mạch là U=15V, đèn $Đ_1$ có ghi 6V-6W, đèn $Đ_2$ có ghi 6V-3W, điện trở các dây nối không đáng kể. Tính $R_{NC}+R_{MC}$

Bài không cho thêm về độ sáng của các đèn à? Chẳng hạn: 2 đèn sáng bình thường...
 
C

congratulation11

Cho cách mắc sau: $Đ_1$ nt $R_{NC}$ nt ($Đ_2$//$R_{MC}$).Biết hiệu điện thế cả đoạn mạch là U=15V, đèn $Đ_1$ có ghi 6V-6W, đèn $Đ_2$ có ghi 6V-3W, điện trở các dây nối không đáng kể. Tính $R_{NC}+R_{MC}$

Hai đèn sáng bt thì hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua đèn chính bằng hiệu điện thế và cddd định mức.

Thông qua đó có thể tính được từng cái điện trở, sau đó tính tổng!
 
S

saodo_3

[TEX]U_{NC} = U - U_{D1} - U_{D2}[/TEX] Vì sao tự suy nghĩ.

[TEX]I_{NC} = I_{D1}[/TEX] Vì sao tự suy nghĩ.

----> [TEX]R_{NC}[/TEX]

[TEX]U_{MC} = U_{D2}[/TEX] Vì sao tự suy nghĩ.

[TEX]I_{MC} = I_{D1} - I_{D2}[/TEX] Vì sao tự suy nghĩ.

----> [TEX]R_{MC}[/TEX]
 
N

nguyentranminhhb

Một miếng đồng có nhiệt độ ban đầu $0^oC$. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để cho thể tích của nó tăng thêm $\Delta V=1cm^3$. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm $1^oC$ thì thể tích miếng đồng tăng thêm $5.10^{-5}$ thể tích ban đầu $V_o$ của nó. Khối lượng riêng của đồng ở $0^oC$ là $D_o=8900kg/m^3$, nhiệt dung riêng của đồng là $C=400J/kg.K$
 
C

congratulation11

Khi nhiệt độ tăng thêm 1*C thì thể tích miếng đồng tăng thêm $5.10^{-5}$ thể tích ban đầu $V_o$ của nó

Em cần biết công thức tính độ nở khối (thể tích tăng do nhiệt độ) của 1 chất.

$\fbox{$\Delta V=V_o.\beta\Delta t$}$

----------------

Giải:

Theo bài ra, ta có: $\Delta V'=V_o.(5.10^{-5}).1$

---> Hệ số nở khối của vật là $\beta =5.10^{-5}$

Ta có: $\Delta V=V_o.\beta\Delta t \leftrightarrow \Delta V=5.10^{-5}.V_o.\Delta t$

Suy ra: $\Delta t=\dfrac{\Delta V}{5.10^{-5}.V_o}=\dfrac{1}{5.10^{-5}.V_o}=\dfrac{20000}{V_o}$

Nhiệt lượng cần cung cấp để nhiệt độ của vật tăng thêm $\Delta t$ là:

$Q=mC\Delta t=D_o.V_o.C.\dfrac{20000}{V_o}=20000D_o.C$

Thay số ta được: $Q=7,12.10^{10} \ \ (J)$

Đáp số: $Q=7,12.10^{10} \ \ (J)$
 
Top Bottom