ôn vào 10

M

monkeydluffypace

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, nêu cảm nhận của em về nhan vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ
2,cảm nhận về chân dung người phụ nữ nông dân Việt Nam qua nv chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
3, "giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi.........cho kì nát vun mới thôi"
a, phát hiện biện pháp tu từ nổi bật ở câu văn trên
b, Viết một đoạn văn từ 5-7 câu nêu hiệu quả của phép tu từ đó
4, cuộc đời và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
5, truyeejngawns lão hạc kết thúc ntn? viết 1 đv 6-8 câu nêu cmar nghĩ của e về kthuc ấy
 
T

tuananh1203

1.
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.

Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!

Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.

Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.

Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ,xa vắng mẹ.
nguồn: net
 
A

anhvippro1209

Câu 5
Kết thúc truyện lão Hạc đã chết
cảm nghĩ
Cuộc sống luôn vận động và con người trong cuộc sống luôn phải nương theo dòng chảy của nó. Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm bề mà trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao lại là một bực tranh hiện thực, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai và dưới cái nhìn của ông giáo. Nếu đặt nội dung của triết lý ấy vào trong ngữ cảnh của bài thì ta thấy rằng khi lão Hạc thể hiện suy nghĩ của mình với ông giáo rằng xin thuốc về cho con chó vàng thì câu đầu tiên ấy có ý nghĩa tương đương rằng cuộc đời này sao sinh voi lại chẳng sinh cỏ, sinh ra các sinh linh nhưng lại chẳng cho chúng một con đường sống. Và cũng cần xem xét lại tình cảm sâu sắc giữa lão Hạc và con chó vàng, phải chăng vì sự tồn tại hay vì bản thân mà con người chối bỏ đi tình cảm của mình... Nhưng khi câu chuyện kết thúc với cái chết thương tâm của lão Hạc "thì cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" vì những tình cảm của con người vẫn tồn tại trọn vẹn, vẫn viên mãn, vẫn còn nhiều cái tốt để đáng sống, "nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác" rằng trong cuộc đời tồn tại một con người nhân nghĩa, biết lo xa, bất chấp bản thân mình để hi sinh, để thanh thản thì đó là một điều tốt, nhưng cũng vì hoàn cảnh, cũng vì cuộc sống không như ý muốn nên trên đời mất đi một con người tốt, đẹp đẽ, vậy có công bằng?! Triết lý trong truyện đã khiến ta thêm suy nghĩ, phân tích cũng như có khả năng nhìn nhận được nhiều khía cạnh rất khác nhau, dưới những hình ảnh cũng không giống nhau của một sự vật, sự việc mà bản chất là những gì gần gũi với cuộc sống
Cậu Vàng nề
Qua nhiều làn Lão Hạc nói đi nói lai về ý địnhbán cậu Vàng (con chó và cũng là người bạn thân của Lão), có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi con chó Vàng này là người bạn tri kỉ của lão, cũng là kỉ vật để lão nhớ về người con đang đi đồn cao su vì trước đây nó rất thương yêu con Vàng.
=> Có thể thấy tình cảm của lạo với cậu Vàng là vô cùng to lớn, lão đã vô cùng khó khăn và đắn đo khi có quyết định bán nó.

Sau khi bán cậu Vàng, lão cứ day dứt ân hận mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa 1 con chó. Cả đời ông già nhân hậu này đã nỡ lừa dối 1 ai bao giờ.
Xét về cử chỉ, bộ dạng lão Hạc khi nói với ông giáo chuyện bán chó:
- Lão cố vui lên nhưng lại "Cười như mếu" và đôi mắt lạo ầng ậng nước.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn ép lại với nhau xô cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lạo nghẹo về 1 bên và miệng lão móm mém như con nít, Lão hu hu khóc.
=> Các chi tiết ngoại hình thể hiện cho ta thấy 1 cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận...
 
Top Bottom