Vật lí 9 ôn thi vào 10

cool boy

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2019
352
645
96
Hưng Yên
QQ
1. Nam châm
* Nam châm có đặc tính là hút được sắt, thép, niken, cooban...tính chất đó gọi là từ tính. Nam châm vĩnh cửu có từ tính giữ được lâu dài.
* Nam châm nào cũng có hai từ cực . Khi để tự do, cực luôn luôn hướng về phương Bắc gọi là cực Bắc (N), cực luôn luôn hướng về phía Nam gọi là cực Nam (S).
* Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau khác tên thì hút nhau.
2. Tác dụng của dòng điện - Từ trường
* Dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần đó ta nói dòng điện có tác dụng từ.
* Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nhờ có từ trường mà nam châm hoặc dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
* Ta nhận biết từ trường bằng nam châm thử (kim nam châm để tự do à nha ;) ) Nơi nào có lực tác dụng lên nam châm thử thì nới đó có từ trường.
3. Từ phổ - Đường sức từ
* Để nhận biết hình ảnh của từ trường và nghiên cứu từ tính của nó người ta dụng từ phổ.
* Các đường sức từ có chiều nhất định. Người ta quy ước chiều đường sức từ tại một điểm là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc theo trục cảu nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó. Bên ngoài của thanh nam châm, đường sức từ có hướng đi ra ở cực Bắc và đi và ở cực Nam ( Các bạn tham khảo hình vẽ ở SGK/63 để hiểu thêm nhé :) )
* Dòng điện chạy trong một ống dây điện tạo ra một từ trường giống như từ trường của một thanh nam châm. Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống như phần từ phổ ở bên ngoài của nam châm. trong lòng ống dây đường sức từ là những đường thẳng song song với trục ống dây.
200px-Magnetfeld-Helmholtzspule.gif

* Để xác định chiều đường sức từ chạy trong các vòng dây người ta sử dụng quy tắc nắm tay phải.
* Quy tắc năm bàn tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
4. Sự nhiễm từ của sắt và thép
200px-Quy_tac_ban_tay_phai.jpg

* Trong từ trường sắt, thép, cooba, niken...đều bị nhiễm từ tức là trở nên có từ tính.
* Sau khi bị nhiễm từ, sắt non sẽ bị mất ngay từ tính nếu đưa ra khỏi từ trường, trái lại thép sẽ được giữ từ tính lâu dài.
5. Lực điện từ và động cơ điện một chiều
* Lực điện từ là lực mà từ trường tác dụng lên một đoạn dây daanxcos dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
* Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
* Để xác đinh chiều cảu lực điện từ, ta áp dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90độ chỉ chiều đường sức từ
220px-MehanU%C4%8Din1.jpg
 

cool boy

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2019
352
645
96
Hưng Yên
QQ
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
ly-thuyet-quang-hinh-hoc.PNG


1. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
ly-thuyet-quang-hinh-hoc-1.PNG

b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
ly-thuyet-quang-hinh-hoc-2.PNG

Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt
2. Cách dựng ảnh của vật qua thấu kính phân kì

a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính phân kì
Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính. Hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S.
ly-thuyet-quang-hinh-hoc-3.PNG

b) Cách dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính.
ly-thuyet-quang-hinh-hoc-4.PNG
 

cool boy

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2019
352
645
96
Hưng Yên
QQ
mắt
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
- Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được là điểm cực cận.
-*Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
- *Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
máy ảnh
- Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt màn hứng ảnh.
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
- Ảnh trên màn hứng ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật
Kính lúp
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
chúc các bạn 2k4 thi tốt nha
 
Top Bottom