{Ôn thi vào 10} Tóm tắt tác phẩm

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Còn hơn tháng nữa là thi vào 10
TÓM TẮT VĂN BẢN là phần không thể thiếu trong các đề thi

Pic này sẽ tổng hợp tất cả các văn bản tóm tắt truyện.


Các bài viết ở đây sẽ được CHỌN LỌC KĨ để đảm bảo
chất lượng tốt nhất ;))






LÀNG (Kim Lân)


Ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng đang đi tản cư theo tinh thần kháng chiến. Tại nơi ở mới, ông không nguôi nhớ về làng quê yêu dấu. Ông yêu làng Chợ Dầu, yêu tất cả những gì của quê hương nên đi đâu ông cũng khoe làng, tự hào vì quê mình là vùng đất cách mạng. Hằng ngày, ông thường đến phòng thông tin nghe tin tức kháng chiến.Nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người đàn bà đi tản cư, niềm tự hào trong ông dường như sụp đổ. Ông cúi gầm mặt mà đi, về nhà nhìn lũ con mà nước mắt ông lão cứ trào ra. Ông cảm thấy tủi hổ, thất vọng vì làng Chợ Dầu giờ đã là Việt gian. Gia đình ông bị bà chủ đuổi ra khỏi nhà, vì chẳng ai muốn chưa dân làng Vịêt gian. Trong hòan cảnh khó khăn, ông đã thóang nghĩ, hay là quay về làng Chợ Dầu; nhưng cái ý nghĩ đó ngay lập tức đã bị dập tắt, vì: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù!” Vài hôm sau, tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai vui lắm. Cái vẻ buồn bã, ê chề mấy ngày trước bị đánh tan và thay bởi khuôn mặt hồ hứng, phấn khởi. Ông đi khoe khắp mọi nơi rằng: Tây đã đốt nhà ông.




Nghiêm cấm SPAM dưới mọi hình thức !!


Mọi thắc mắc liên hệ TIN NHẮN KHÁCH :D
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê)


Tác phẩm kể về ba nữ thanh niên xung phong: Nho, Định và Thao đang làm việc trên tuyến đường Trường Sơn, nơi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở gian đoạn gian khổ nhất. Công việc của họ là QS địch ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Sau đó họ báo tin cho đơn vị biết để đem đến cả đơn vị thanh niên xung phong ra lấp hố bom thông đường cho xe chạy. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ không ngại khó khăn, gian khổ hơn nữa họ còn rất lạc quan yêu đời. Dù mỗi người 1 cá tính nhưng họ luôn coi nhau như chị em. P Định là nhân vật chính đồng thời là ng` kể chuyện, là 1 cô gái trẻ đất Hà Thành, giàu cảm xúc, thích mơ mộng và hay nhớ về những kỉ niệm thời niên thiếu,những ngày còn ở HN với gia đình và thành phố thân yêu. Có 1 lần máy bay giặc Mĩ ném bom vào cao điểm, 4 quả bom nổ chậm. Ba người phân công nhau đi phá mấy quả bom đó. P.Định 1 quả, Nho 2 quả và chị Thao 1 quả.Nho bị thương, Định và chị Thao đến và đưa Nho về hầm chăm sóc. Nho dần bình phục, 1 cơn mưa đá đến đột ngột, P.Định ra khỏi hầm hứng mưa đá 1 cách thích thú như 1 đứa trẻ thơ.Chị Thao cũg hí húi nhặt đá. P.Định mang mấy viên đá vào cho Nho.

 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu)


Nhĩ đã từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng những năm tháng cuối đời lại mắc căn bệnh hiểm nghèo. Mọi sinh họat hằng ngày đều phụ thuộc vào vợ con. Trong thời gian này, ông chợt nhận ra sự vất vả, tần tảo của người vợ và sự thay đổi theo thời gian của vợ mà đã lâu rồi, vì vô tình nên ông không hề nhận ra.Đồng thời, ông cũng thấy được sự biến chuyển của cảnh vật ngoài khung cửa sổ và nhận ra được vẻ đẹp hoang sơ của bãi bồi bên kia sông- nơi vùng đất bình thường của quê hương nhưng ông chưa bao giờ đặt chân đến.Ông đã nhờ Tuấn con trai mình giúp việc đó nhưng anh con trai ham chơi đã sa vào 1 ván cờ phá thế nên có thể để lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày.Ông mới chiêm nghiệm ra 1 điều"con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo chùng chình trong cuộc sống"Anh con trai đã thấy điều gì hấp dẫn bên kia đâu chứ,chỉ có ông đi nhiều từng trải mới nhận ra đc vẻ đẹp của nó mà thôi.Hành động cuối cùng của Nhĩ khoát khoát tay nhoài người ra ngoài cửa sổ như muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra những điều vòng vèo chùng chình để hướng tới những điều đơn giản nhưng có giá trị hơn trong cuộc sống


LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long)


Câu chuyện sảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có 1 nhà hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh yên sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thơi gian nghỉ này, do sự giới thiệu của bác lái xe đã có cuộc gặp gỡ giữa 3 người: ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh yên sơn ở Sa Pa. Trong cuộc gặp gỡ chốc lát ấy, anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ về một con người khiêm tốn, tận tụy với công việc, ngăn nắp trong sinh họat. Anh say sưa kể cho bác họa sĩ và cô kĩ sư về công việc vất vả, những bỡ ngỡ ban đầu .. và cuộc sống hiện tại của mình bằng vẻ thích thú, tự hào. Điều đó đã làm cho người họa sĩ sắp nghỉ hưu và cô kí sư trẻ cảm nhận đc rằng: Trong cái lặng im của sa pa ... có những người làm việc lo nghĩ như vậy cho đất nc.
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Nguyễn Dữ )


Vũ Thị Thiết, người con gái đẹp người đẹp nết đã kết hôn cùng Trương Sinh, con trai một nhà hào phú trong vùng. Nhưng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ chẳng được kéo dài bao lâu thì Trương Sinh phải tòng quân ra trận. Ngày chia tay, Vũ Nương bày tỏ nỗi đau của người vợ xa chồng và chỉ mong chồng trở về trong bình yên. Thời gian Trương Sinh đi lính, Vũ Nương sống trong mỏi mòn, chờ đợi; nàng trọn đạo con dâu, là mẹ hiền mẫu mực. Khi mẹ Trương Sinh bị ốm, nàng thuốc thang tử tế và mai tán tươm tất như đối với cha mẹ mình. Tấm lòng hiếu thảo của nàng đã được mẹ chồng công nhận. Mẹ mất, nàng dành hết tình cảm chăm sóc con trai-Đản. Ngày trở về, Trương Sinh đau buồn khi hay tin mẹ mất. Khi cùng con ra mộ mẹ, bé Đản không chịu gọi bố vì: người bố thường đến nhà hằng đêm không giống TS. Vốn tính đa nghi, TS vội nghi ngờ Vũ Nương không thủy chung. Về nhà, chàng la um lên, mặc cho xóm làng và Vũ Nươg đã hết lời phân trần nhưng TS vẫn nhục mạ, đánh đuổi nàng hết sức thậm tệ. Vũ Nương bỏ nhà ra đi, trẫm mình xuống sông Hoàng Gian tự vẫn. Vì cảm thương cho nàng, Linh Phi (vợ vua biển) đã cứu vớt nàng và cho ở lại long cung. Sau khi vợ chết, TS mới biết VN đã bị oan bèn lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên rồi từ từ biến mất
 
D

doigiaythuytinh

CỐ HƯƠNG (Lỗ Tấn)

Câu chuyện kể lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi” để dọn nhà đến nơi khác sinh sống. “Tôi” đau đớn trước cảnh vật tàn tạ, nghèo khổ của quê hương. Sự thay đổi, đần độn của Nhuận Thổ-người bạn thời thơ ấu lại làm nhận vật “tôi” thêm đau xót. Sự khó khăn của cuộc sống đã làm thay đổi hoàn toàn tính cách, bản chất của những con người quê hương. “Cố hương: đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ líc bấy giờ. Xã hội giai cấp chính là do con người tạo ra và ngăn cách hạnh phúc, cản trở sự phát triển của con người. Nhân vật “tôi” cũng nhận ra được một triết lí trong cuộc sống: “..cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Bởi vậy, để xây dựng một xã hội bình đẳng thì vấn đề mấu chốt là ở suy nghĩ, nhận thức của mỗi con người. Khi cũng rời khỏi làng quê, nhân vật “tôi” hy vọng mọi người sẽ có một tương lai tươi đẹp, sáng sủa hơn

Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô văn gia phái)

Bài viết của trungatl

Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn. Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp ,mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình Vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)


Ông Sáu xa nhà đi chiến đấu. Sau 8 năm xa cách, ông đựơc trở về nhà, thăm vợ, thăm con. Thuyền chưa kịp cập bến, ông đã vội nhảy lên bờ với mong muốn được gặp mặt đứa con gái bé bỏng sau thời gian dài biện biệt. Nhưng bé Thu-con gái ông không nhận ra bố. Trong suốt thời gian ở nhà, ông chẳng đi đâu, giành hết thời gian ở bên con, để âu yếm, để vỗ về con. Nhưng ông càng ân cần, con bé lại càng giãy nãy, nhất định không chiu gọi một tiếng “ba”. Trong một bữa cơm, ông Sáu gắp trứng cho bé Thu, nó dùng đũa xóay ra, làm văng tung toé cả mâm. Giận quá, ông Sáu đánh con. Bé Thu bỏ sang nhà ngoại, mẹ nó đã nhiều lần sang đưa về nhưng nó không chịu về. Ông Sáu thì ân hận vì đã đánh con. Thì ra, bé Thu không nhận ra bố là vì vết sẹo của ông khác với người trong bức ảnh chụo với mẹ nó. Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu như hiểu ra mọi chuyện. Ngày ông Sáu lên đường trở lại chiến khu, mọi người đều đến chia tay, bé Thu cũng theo ngoại trở về. Đến lúc này, tình cha con mãnh liệt đã trỗi dậy trong em, tiếng gọi “Ba……” của bé Thu như làm xé nát lòng người. Trở lại chiến khu, ông Sáu giành hết thời gian, tình cảm để làm cho con chiếc lược ngà. Ông đã hy sinh trong một trận càn ác liệt nhưng đã kịp trao lại chiếc lựoc ngà cùng tình cha sâu đậm lại cho nguời bạn chiến đấu để đưa tận tay bé Thu, sau này là một nữ du kích
 
Top Bottom