

ĐỐT CHÁY HIDROCACBON
I/ Phương trình cháy
Gọi CTPT của hidrocacbon là CxHy hoặc CnH2n+2-2k (n≥1, k≥0), với k là độ bất bão hòa (số liên kết pi và vòng no)Ta có phương trình cháy :
CnH2n+2-2k + (3n+1-k)/2O2 -> nCO2 + (n+1-k)H2O (*)
CxHy + (x+y/4)O2 -> xCO2 + H2O (**)
Xét phương trình (*)
k = 0, ứng với ankan -> nH2O > nCO2, nankan = nH2O - nCO2
k = 1, ứng với anken -> nH2O = nCO2
k = 2, ứng với ankin (hoặc ankadien) -> nCO2 > nH2O, nankin = nCO2 - nH2O
k = 4, ứng với ankylbenzen CnH2n-6 (n≥6) -> nCO2 > nH2O, nankylbenzen = 1/3(nCO2 - nH2O)
II/ Áp dụng bảo toàn, một số công thức cần nhớ, dạng toán tăng giảm khối lượng
1. Áp dung bảo toàn
Các bài toán đốt cháy thường áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố hoặc bảo toàn khối lượng
Xét phương trình (**) -> mhidrocacbon + mO2 phản ứng = mCO2 + mH2O (BTKL)
BTNT -> nC/CxHy = nC/CO2 , nH/CxHy = nH/H2O ,
-> mCxHy(pứ) = mC + mH = 12nCO2 + 2nH2O; nO2(pứ) = nCO2 + 1/2nH2O
2. Một số công thức cần nhớ
- Khối lượng mol trung bình : [tex]\bar{M}[/tex] = mhh/nhh
- Số nguyên tử C = nCO2/nCxHy
- Số nguyên tử [tex]\bar{C}[/tex] = nCO2/nhh
- [tex]\bar{n}[/tex] = (n1.a + n2.b+...)/(a+b+...)
với n1, n2 là số nguyên tử C của chất 1, chất 2... trong hỗn hợp; a,b là số mol của chất 1, chất 2... trong hỗn hợp
- Khi [tex]\bar{n}[/tex] = (n1 + n2)/2 -> 2 chất có số mol bằng nhau
3. Dạng toán tăng giảm khối lượng
* Thường sau khi đốt cháy, người ta sẽ cho sản phẩm cháy thu được qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O như P2O5, H2SO4 đặc... và bình (2) đựng chất hấp thụ CO2 như Ca(OH)2, Ba(OH)...
-> Khi đó, khối lượng bình (1) tăng = mH2O, khối lượng bình (2) tăng = mCO2
* Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thì khối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O. Khi đó khối lượng dung dịch có thể tăng hoặc giảm so với ban đầu :
- Khối lượng dung dịch giảm Δmgiảm= m↓ - (mCO2 + mH2O)
- Khối lượng dung dịch tăng Δmtăng= (mCO2 + mH2O) - m↓
* Lọc bỏ kết tủa, đun nóng lại xuất hiện thêm kết tủa -> trong dung dịch có muối hidrocacbonat :
M(HCO3)2 -> MCO3↓ + CO2 + H2O