Hóa 12 Ôn thi trung học phổ thông quốc gia

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giai đoạn này là giai đoạn nước rút của kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian này, các bạn thường làm đề để rèn kỹ năng làm bài. Các bạn nên giải đề, làm đề 1 cách có chất lượng, không nên chú trọng vào số lượng. Nên xem lại đề thi đại học những năm gần đây, đề thi minh họa. Tuy nhiên, đọc lại để định hướng cách làm, rèn tư duy chứ không phải ngồi làm lại tất cả. Sau mỗi lần làm đề, rút ra được những thiếu sót của mình để có thể kịp thời cải thiện, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
Và để việc ôn tập đạt hiệu quả cao thì cần nắm được ma trận đề thi để có sự ôn tập hợp lý, hiệu quả, tránh mất thời gian vào các phần kiến thức không cần thiết. Nội dung đề thi THPT quốc gia môn Hóa học 2019 chủ yếu là kiến thức lớp 11 (chiếm khoảng 10%) và 12 (khoảng 90%) tăng cường độ phân hóa và có nhiều câu hỏi mở.
Đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ: Nhận biết (15 câu), thông hiểu (6 câu), vận dụng (11 câu), vận dụng cao (8 câu) và trong đó, câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 25 câu, còn lại là bài tập tính toán.
Ôn tập lý thuyết hóa học:
Rà soát kiến thức, khoanh vùng và ôn luyện theo chuyên đề, mang tính rà soát chứ không nên nhồi nhét.
Không nên biến lý thuyết hóa thành một khối lượng kiến thức khổng lồ cần học thuộc lòng theo cách “học vẹt”, “đọc chay” mà cần hiểu rõ bản chất của phương trình.
Các bạn cần biết công thức cấu tạo, suy luận, so sánh và liên hệ giữa các phần, sau đó tổng kết theo một dàn ý ngắn gọn, kiến thức cô đọng nhất của từng bài, từng chương. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy . Như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn và biết vận dụng tối ưu kiến thức để giải quyết vấn đề khi làm bài thi.
Trong từng chuyên đề ôn tập học sinh cần lưu ý các nội dung:
- Tên gọi: Nắm được cách đọc tên các chất (tên hệ thống, tên thường)
- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tonc, tosôi,…
- Cấu tạo: Biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử, viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp chất. Đối với phần hữu cơ lưu ý các qui tắc, qui luật( qui tắc cộng vào liên kết bội, qui tắc thế vòng benzen,…)
- Tính chất hóa học: Dựa vào đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất hóa học
Cần nắm vững những phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào?
- Điều chế: Phương pháp chung để điều chế các chất
Phương pháp riêng cho từng chất.
- Ứng dụng: Phần liên hệ với đời sống rất quan trọng không được bỏ qua.
Trong đề thi có lồng ghép kiến thức thực nghiệm hóa học, các câu hỏi về ứng dụng thực tiễn. Yêu cầu học sinh phải hiểu rõ bản chất, hiện tượng hóa học, làm tốt các bài thực hành, biết cách thao tác tiến hành thí nghiệm, các hiện tượng xảy ra, nhận biết được các chất…
Kỹ năng làm bài tập hóa học:
Khi làm bài các em cần phân tích kỹ để nhận diện chỉ ra được dấu hiệu để quyết định phương pháp giải bài toán.
VD: Bài toán hữu cơ, cho số liệu có thể đổi ra được số mol của CO2, H2O thường là dấu hiệu của bảo toàn nguyên tố oxi.
* Áp dụng các định luật bảo toàn để tính nhanh trong khi làm bài:
- Bảo toàn khối lượng
- Bảo toàn electron
- Bảo toàn nguyên tố
- Bảo toàn điện tích
* Một số phương pháp như:
- Phương pháp số đếm
- Phương pháp đường chéo
- Phương pháp trung bình
- Phương pháp tăng giảm khối lượng
* Các công thức tính nhanh cũng giúp ích khá nhiều trong việc giải nhanh các bài tính toán hóa học.
 
Top Bottom