Hóa [Ôn thi THPTQG] Lý thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm Hóa học

Status
Không mở trả lời sau này.

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:
upload_2018-5-31_19-37-56-png.57014

Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O.
B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.
D. Al2O3 và BaO.
Đây là phản ứng điều chế kim loại trung bình, yếu bằng cách khử oxit
_____
Câu 17: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.
upload_2018-5-31_19-38-56-png.57015

Nhận xét nào sau đây là sai?
A. T là oxi.
B. Z là hiđro clorua.
C. Y là cacbon đioxit.
C. X là clo.
CO2 nặng hơn không khí phải thu bằng cách ngửa bình
_____
Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm pha dung dịch axit X loãng bằng rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước:
upload_2018-5-31_19-41-11-png.57016

Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế axit nào sau đây?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. H3PO4.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 16-18
Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:
upload_2018-5-31_19-37-56-png.57014

Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O.
B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.
D. Al2O3 và BaO.
Đáp án là B
Đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
=> oxit X phải là oxit của kim loại trung bình và yếu (sau Al trong dãy điện hóa)
=> Fe2O3 vàCuO
Câu 17: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.
upload_2018-5-31_19-38-56-png.57015

Nhận xét nào sau đây là sai?
A. T là oxi.
B. Z là hiđro clorua.
C. Y là cacbon đioxit.
D. X là clo.
Đáp án là C
câu A, khí T được thu bằng cách đẩy nước => T không tan không nước => T là O2 là hợp lí
câu B, khí Z được thu bằng cách ngửa bình => Z nặng hơn không khí => Z là HCl (M=36,5) là hợp lí
câu D, khí X được thu bằng cách ngửa bình => X nặng hơn không khí => Z là Cl2 (M=71) là hợp lí
câu C, khí Y được thu bằng cách úp bình => X nhẹ hơn không khí => Y là CO2 (M=44) là SAI.
Câu 18: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm pha dung dịch axit X loãng bằng rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước:
upload_2018-5-31_19-41-11-png.57016

Hình vẽ trên minh họa nguyên tắc pha chế axit nào sau đây?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. H3PO4.
Đáp án là B
Khi pha loãng axit H2SO4 đặc, chỉ được đổ từ từ axit vào nước, TUYỆT ĐỐI KHÔNG làm ngược lại.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
@dương bình an ,@Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Ngọc Đạt ,@Mèo Híp , @tiểu thiên sứ .... Tiếp tục nhé mọi người :D

Câu 19: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:
upload_2018-6-4_18-24-11.png
Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:
A.MnO2
B.KMnO4
C.KClO3
D.Cả 3 hóa chất trên đều được.
_____
Câu 20: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-4_18-25-31.png
Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
A.Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B.Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch
C.Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn
D.Cả 3 đáp án trên.
_____
Câu 21: Cho thí nghiệm sau:
upload_2018-6-4_18-29-2.png
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
C.Chất rắn MnO2 tan dần
D.Cả B và C
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Câu 20: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-4_18-25-31-png.57697

Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
A.Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B.Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch
C.Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn
D.Cả 3 đáp án trên.
Đáp án D vì em thấy nó đều phù hợp cả.. ahihi
Câu 21: Cho thí nghiệm sau:
upload_2018-6-4_18-29-2-png.57698

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
C.Chất rắn MnO2 tan dần
D.Cả B và C
Đáp án D.
Vì em nghĩ sinh ra khí Clo có màu vàng và để thí nghiệm xảy ra thì phải có tác dụng, mà tác dụng thì MnO2 tan dần..
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
Câu 19: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:
upload_2018-6-4_18-24-11-png.57696

Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:
A.MnO2
B.KMnO4
C.KClO3
D.Cả 3 hóa chất trên đều được.
Vì cả 3 chất này đều là chất OXH + HCl ----->Cl2

_____
Câu 20: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm:
upload_2018-6-4_18-25-31-png.57697

Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
A.Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B.Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch
C.Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn
D.Cả 3 đáp án trên.
_____
Câu 21: Cho thí nghiệm sau:
upload_2018-6-4_18-29-2-png.57698

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
C.Chất rắn MnO2 tan dần
D.Cả B và C
------>Khí Cl2 và MnO2 tan
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 19-21
Câu 19: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:
upload_2018-6-4_18-24-11-png.57696

Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:
A.MnO2
B.KMnO4
C.KClO3
D.Cả 3 hóa chất trên đều được.
Đáp án là D
MnO2 + 4HCl (đ) --(to)--> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl (đ) --(to)--> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
KClO3 + 6HCl (đ) --(to)--> KCl + 3Cl2 + 3H2O
Câu 20: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-4_18-25-31-png.57697

Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
A.Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B.Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch
C.Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn
D.Cả 3 đáp án trên.
Đáp án là D
Đọc qua thì thấy 3 câu A, B và C thì câu nào cũng đúng, nhưng thật ra thì ......... nó đúng thật!!! :D:D
Câu 21: Cho thí nghiệm sau:
upload_2018-6-4_18-29-2-png.57698

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra
C.Chất rắn MnO2 tan dần
D.Cả B và C
Đáp án là D
MnO2 + 4HCl (đ) ----> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Có khí màu vàng (Cl2) thoát ra, đồng thời chất rắn MnO2 tan dần!!!
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
3 câu hỏi tiếp theo!!! Cùng vào trao đổi và bàn luận nào... @dương bình an ,@Shmily Karry's ,@chaugiang81 ,@tiểu thiên sứ ,@Nguyễn Hoàng Trung , @Mèo Híp .....

Câu 22: Cho phản ứng của oxi với Na:
upload_2018-6-5_20-27-43.png
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Na cháy trong oxi khi nung nóng.
B.Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.
C.Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng
D.Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình.
_____
Câu 23: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
upload_2018-6-5_20-29-16.png

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B.H2 + S → H2S
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3
_____
Câu 24: Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ.
upload_2018-6-5_20-32-26.png
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2:
A.Có kết tủa trắng xuất hiện
B.Có kết tủa đen xuất hiện
C.Dung dịch chuyển sang màu xanh
D.Dung dịch chuyển sang màu vàng.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Câu 22: Cho phản ứng của oxi với Na:
upload_2018-6-5_20-27-43-png.57889

Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Na cháy trong oxi khi nung nóng.
B.Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.
C.Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng
D.Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình.
Đáp án C.
Vì em nghĩ Na phản ứng cháy mạnh nếu đưa vào như thế thì nó nổ bình mất.
Câu 23: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
upload_2018-6-5_20-29-16-png.57891


Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B.H2 + S → H2S
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3
Đáp án C.
Vì nhìn hình và nhìn phương trình thì thấy nó phù hợp nên chọn :v
Câu 24: Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ.
upload_2018-6-5_20-32-26-png.57892

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2:
A.Có kết tủa trắng xuất hiện
B.Có kết tủa đen xuất hiện
C.Dung dịch chuyển sang màu xanh
D.Dung dịch chuyển sang màu vàng.
Đáp án A
Đốt hợp chất hữu cơ cho CO2 và H2O, H2O qua CaSO4 khan bị giữ lại, còn CO2 tác dụng với nước vôi trong.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Tạ Đặng Vĩnh Phúc

Cựu Trưởng nhóm Toán
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,559
2,715
386
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
22. C.
Na
23. C
Mình thấy H2 + S => H2S, H2S tiếp tục tác dụng với Pb(NO3)2
24. A
Hy vọng là chỉ có CO2 bay qua
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 22-24
Câu 22: Cho phản ứng của oxi với Na:
upload_2018-6-5_20-27-43-png.57889

Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Na cháy trong oxi khi nung nóng.
B.Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.
C.Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng
D.Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình.
Đáp án là C
Na không phản ứng với khí oxi ở nhiệt độ thường được.
Phải hơ nóng mẫu Na trước, rồi mới đưa vào bình, khi đó Na mới cháy được theo phản ứng:
4Na + O2 --(to)--> 2Na2O
Câu 23: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
upload_2018-6-5_20-29-16-png.57891


Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B.H2 + S → H2S
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3
Đáp án là C
Các phản ứng xảy ra:
+ Trong ống nghiệm 1: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2
+ Trong thanh nằm ngang: H2 + S --(to)--> H2S
+ Trong ống nghiệm 2: H2S + Pb(NO3)2 ---> PbS + 2HNO3
Câu 24: Cho hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ.
upload_2018-6-5_20-32-26-png.57892

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2:
A.Có kết tủa trắng xuất hiện
B.Có kết tủa đen xuất hiện
C.Dung dịch chuyển sang màu xanh
D.Dung dịch chuyển sang màu vàng.
Đáp án là A
Đốt hợp chất hữu cơ chắc chắn sẽ sinh ra CO2 và hơi H2O.
Hơi nước bị giữ lại bằng CuSO4 khan, còn khí CO2 thoát ra được dẫn vào ống nghiệm chứa Ca(OH)2 . Khi đó có phản ứng xảy ra
Ca(ỌH)2 + CO2 ---> CaCO3 + H2O
==> có kết tủa trắng xuất hiện
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Đến với 3 câu tiếp theo nà @Shmily Karry's , @Mèo Híp ,@Tạ Đặng Vĩnh Phúc ,@Nguyễn Hoàng Trung

Câu 25: Cho hai mô hình thí nghiệm dưới đây:
upload_2018-6-6_19-45-52.png
Phát biểu nào không đúng?
A. Hình 1 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ H2O áp dụng cho khí ít tan trong nước.
B. Hình 2 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ không khí áp dụng cho khí nặng hơn không khí
C. Có thể thu khí O2 bằng cả hai mô hình thí nghiệm trên
D. Không thể thu khí Clo bằng mô hình thí nghiệm 2
_____
Câu 26: Cho hình vẽ thu khí như sau:
upload_2018-6-6_19-50-12.png
Cho các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, HCl, CO, SO2, H2S, SO3.
Số khí không thu được bằng cách trên là:
A. 8
B. 7
C. 9
D. 10
_____
Câu 27: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
upload_2018-6-6_19-55-23.png
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 1
B. Cách 2
C. Cách 3
D. Cách 2 hoặc cách 3
 

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
Câu 25: Cho hai mô hình thí nghiệm dưới đây:
upload_2018-6-6_19-45-52-png.58111

Phát biểu nào không đúng?
A. Hình 1 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ H2O áp dụng cho khí ít tan trong nước.(đúng)
B. Hình 2 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ không khí áp dụng cho khí nặng hơn không khí(đúng)
C. Có thể thu khí O2 bằng cả hai mô hình thí nghiệm trên(đúng vì O2 nặng hơn kk)
D. Không thể thu khí Clo bằng mô hình thí nghiệm 2 (sai vì Cl2 tan trong nước--->nước clo)
_____
Câu 26: Cho hình vẽ thu khí như sau:
upload_2018-6-6_19-50-12-png.58113

Cho các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, HCl, CO, SO2, H2S, SO3.
Số khí không thu được bằng cách trên là:
A. 8
B. 7
C. 9
D. 10
--->Khí phải nặng hơn kk :D
_____
Câu 27: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
upload_2018-6-6_19-55-23-png.58120

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 1
B. Cách 2
C. Cách 3
D. Cách 2 hoặc cách 3
--->NH3 nhẹ hơn kk, NH3 tan trong nước
 

Tạ Đặng Vĩnh Phúc

Cựu Trưởng nhóm Toán
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,559
2,715
386
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
25: D. Mình nghĩ thu Cl2 vậy không an toàn
26: B.
Trừ H2, N2, NH3 ,CO nhẹ hơn kk có thể thu được còn lại không thu được (thực ra mình nghĩ vẫn thu oxi và các khí đó được dù ko nhiều, Cl2, SO2, SO3 thì không nên thử vì dù gì cũng ko thể bán rẻ cái mũi được)
27: A
Vì NH3 nhẹ hơn không khí (17/29)
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 25-27
Câu 25: Cho hai mô hình thí nghiệm dưới đây:
upload_2018-6-6_19-45-52-png.58111

Phát biểu nào không đúng?
A. Hình 1 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ H2O áp dụng cho khí ít tan trong nước.
B. Hình 2 mô tả thí nghiệm thu khí bằng cách dời chỗ không khí áp dụng cho khí nặng hơn không khí
C. Có thể thu khí O2 bằng cả hai mô hình thí nghiệm trên
D. Không thể thu khí Clo bằng mô hình thí nghiệm 2
Đáp án là D
Khí clo nặng hơn không khí (M=71>29), do đo có thể thu được bằng cách đẩy không khí và ngửa bình lên => kết luận trên là sai
Câu 26: Cho hình vẽ thu khí như sau:
upload_2018-6-6_19-50-12-png.58113

Cho các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, HCl, CO, SO2, H2S, SO3.
Số khí không thu được bằng cách trên là:
A. 8
B. 7
C. 9
D. 10
Đáp án là B
Các khí thu được bằng phương pháp trên là là các khí nhẹ hơn không khí (M<29). Có 4 khí phù hợp là: H2, N2, NH3 và CO
=> còn 7 khí còn lại không thu được do nặng hơn không khí.
Câu 27: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
upload_2018-6-6_19-55-23-png.58120

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 1
B. Cách 2
C. Cách 3
D. Cách 2 hoặc cách 3
Đáp án là A
Khí NH3 nhẹ hơn không khí (M=17<29) nên ta dùng cách 1 và loại cách 2
Khí NH3 tan rất tốt trong nước nên cách 3 không hợp lí
Vậy, chỉ có cách 1 là có thể thu khí NH3.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Phần này là phần cuối cùng rồi, nên mong các bạn ủng hộ mình để mình có động lực làm tiếp những topic sau.
@Shmily Karry's ,@Tạ Đặng Vĩnh Phúc ,@Nguyễn Hoàng Trung , @dương bình an ,@Ngọc Đạt ,@chaugiang81 ,@Mèo Híp ,....

Câu 28: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt : a) Đóng khóa K; b) Mở khóa K.
upload_2018-6-7_19-27-40.png
A. a) Mất màu; b) Không mất màu
B. a) Không mất màu; b) Mất màu
C. a) Mất màu; b) Mất màu
D. a) Không mất màu; b) Không mất màu
(Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị - Lần 1 - 2015)
_____
Câu 29: Hình vẽ nào mô tả đúng cách bố trí dụng cụ thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-7_19-30-23.png
A. (2)
B. (1) và (2)
C. (3)
D. (1)
(Trường THPT Chuyên Bảo Lộc - 2015)
_____
Câu 30: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm:
upload_2018-6-7_19-49-0.png
A. Ca(OH)2 rắn + NH4Cl rắn → CaCl2 + NH3 ↑+ H2O
B. KClO3 → KCl + O2 ↑
C. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2
(Trường THPT Lý Thái Tổ/ Bắc Ninh/thi thử lần 2-2016)
 
  • Like
Reactions: NHOR

Nguyễn Hoàng Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2017
214
184
51
Câu 28: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt : a) Đóng khóa K; b) Mở khóa K.
upload_2018-6-7_19-27-40-png.58248

A. a) Mất màu; b) Không mất màu
B. a) Không mất màu; b) Mất màu
C. a) Mất màu; b) Mất màu
D. a) Không mất màu; b) Không mất màu
(Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị - Lần 1 - 2015)
---->Clo có tính tẩy màu mạnh

_____
Câu 29: Hình vẽ nào mô tả đúng cách bố trí dụng cụ thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-7_19-30-23-png.58250

A. (2)
B. (1) và (2)
C. (3)
D. (1)
(Trường THPT Chuyên Bảo Lộc - 2015)
------>Vì khí Oxi nặng hơn không khí

_____
Câu 30: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm:
upload_2018-6-7_19-49-0-png.58256

A. Ca(OH)2 rắn + NH4Cl rắn → CaCl2 + NH3 ↑+ H2O (loại vì NH3 tan trong nước)
B. KClO3 → KCl + O2 ↑ (xúc tác nhiệt độ)
C. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑ (không có H2O)
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2 (không có dung dịch HCl)
(Trường THPT Lý Thái Tổ/ Bắc Ninh/thi thử lần 2-2016)
Anh @Hồng Nhật xem thử em giải đúng không ạ !!!:D:D:D
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Mèo Híp

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng ba 2018
42
41
6
24
Vĩnh Phúc
THPT Bình Xuyên
Câu 28: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt : a) Đóng khóa K; b) Mở khóa K.
upload_2018-6-7_19-27-40-png.58248

A. a) Mất màu; b) Không mất màu
B. a) Không mất màu; b) Mất màu
Khi khóa K đóng khí Cl2 đi vào dung dịch H2SO4, dung dịch làm khô khí Cl2, quỳ không đổi màu
Khi khóa K mở khí Cl2 có mang theo hơi nước, khí Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm

C. a) Mất màu; b) Mất màu
D. a) Không mất màu; b) Không mất màu
(Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị - Lần 1 - 2015)
_____
Câu 29: Hình vẽ nào mô tả đúng cách bố trí dụng cụ thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-7_19-30-23-png.58250

A. (2)
B. (1) và (2)
C. (3) O2 nặng hơn không khí
D. (1)
(Trường THPT Chuyên Bảo Lộc - 2015)
_____
Câu 30: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm:
upload_2018-6-7_19-49-0-png.58256

A. Ca(OH)2 rắn + NH4Cl rắn → CaCl2 + NH3 ↑+ H2O
B. KClO3 → KCl + O2 ↑ Phản ứng cần điều kiện nhiệt độ
C. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2
(Trường THPT Lý Thái Tổ/ Bắc Ninh/thi thử lần 2-2016)
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN TỪ CÂU 28-30

Câu 28: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt : a) Đóng khóa K; b) Mở khóa K.
upload_2018-6-7_19-27-40-png.58248

A. a) Mất màu; b) Không mất màu
B. a) Không mất màu; b) Mất màu
C. a) Mất màu; b) Mất màu
D. a) Không mất màu; b) Không mất màu
(Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị - Lần 1 - 2015)
Đáp án là B
Khi đóng khóa K, khí clo được dẫn qua bình H2SO4 đặc, khi đó hơi nước được giữ lại. Do đó khí clo qua ống hình trụ là khí clo khô => không làm mất màu giấy màu.
Khi mở khóa K, khí clo mang theo hơi nước vào ống hình trụ.
Cl2 + H2O ---> HCl + HClO
HClO có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu => làm mất màu giấy màu.
Câu 29: Hình vẽ nào mô tả đúng cách bố trí dụng cụ thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
upload_2018-6-7_19-30-23-png.58250

A. (2)
B. (1) và (2)
C. (3)
D. (1)
(Trường THPT Chuyên Bảo Lộc - 2015)
Đáp án là C
Khí oxi nặng hơn không khí, nên nó sẽ "lăn" xuống phía dưới, hình 3 miêu tả là hợp lí nhất.
Câu 30: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm:
upload_2018-6-7_19-49-0-png.58256

A. Ca(OH)2 rắn + NH4Cl rắn → CaCl2 + NH3 ↑+ H2O
B. KClO3 → KCl + O2 ↑
C. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2
(Trường THPT Lý Thái Tổ/ Bắc Ninh/thi thử lần 2-2016)
Đáp án là B
Loại câu A vì NH3 tan trong nước => không thu được bằng cách đẩy nước
Loại câu C và D vì trong ống nghiệm nằm ngang chỉ có chất rắn, không có chất lỏng.
 
  • Like
Reactions: NHOR

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Đến đây thì topic này xin được phép kết thúc.
Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn. Sự ủng hộ đó là động lực để chúng mình làm thêm những topic như thế.

Tiếp tục ủng hộ mình trong topic [Ôn thi THPTQG] Topic Tổng ôn Lý Thuyết

-----TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI-----
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom