- 29 Tháng sáu 2017
- 5,209
- 8,405
- 944
- 25
- Cần Thơ
- Đại học Cần Thơ
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn!!!
Những bài toán về hình vẽ thí nghiệm vẫn chiếm một số ít số câu (từ 1-2 câu) trong đề thi THPTQG và thường thì những câu này cho ở dạng nhận biết hoặc thông hiểu nên chắc chắn bạn không muốn bỏ qua những câu này đúng không?
Hôm nay, từ lời đề nghị rất hay của bạn @Shmily Karry's , mình sẽ lập một topic ôn tập về lí thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm để giúp các bạn lấy chắc 0,25-0,5đ phần này trong tay.
Cùng theo dõi và ủng hộ mình nhé!!!
1. Cách thu khí
Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng.
a. Phương pháp đẩy không khí:
+ Khí đó phải không phản ứng với không khí.
+ Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (so sánh tỉ khối với không khí)
- Úp bình thu: Khí nhẹ hơn không khí (H2, N2, NH3, CH4,....)
- Ngửa ống thu: Khí nặng hơn không khí (Cl2, O2, CO2, NO2,...)
b. Phương pháp đẩy nước:
+ Khí ít tan trong nước. (H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...).
Lưu ý: Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH3, khí SO2...):
- Ở [tex]20^oC[/tex], 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua.
- Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac.
- Khác với CO2 thì SO2 là khí tan nhiều trong nước.
2. Làm khô khí
Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khô.
- Các chất làm khô: H2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc).
- Các khí: H2, Cl2, HCl, HBr, O2, SO2, H2S, N2, NH3, CO2 , C2H4, C2H2...
Ví dụ:
- H2SO4 đặc (tính axit, tính oxi hóa):
+ Không làm khô được khí NH3 (tính bazơ).
+ Không làm khô được khí HBr (tính khử).
+ H2SO4 đặc làm khô được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2...
- CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ):
+ Không làm khô được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng).
+ Làm khô được khí NH3, H2, O2, N2...
II. ĐIỀU CHẾ KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Khí H2
- Phương pháp: Dùng các kim loại hoạt động (Zn, Fe, ... ) tác dụng với axit HCl/H2SO4 loãng.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (úp bình).
2. Khí O2
- Phương pháp: Nhiệt phân các hợp chất kém bền, giàu oxi: KMnO4; KClO3...
2KMnO4 --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
2KClO3 --(MnO2, to)--> 2KCl + 3O2 ↑
2H2O2 --(MnO2, to)--> 2H2O+ O2 ↑
- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (ngửa bình)
3. Khí Cl2
- Phương pháp: HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh
MnO2 + 4HCl đặc --(to)--> MnCl2 + Cl2 ↑+ 2H2O
2KMnO4 + 16HCl đặc --(to, MnO2)--> 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 ↑+ 8H2O
KClO3 + 6HCl đặc --(to, MnO2)--> KCl + 3Cl2 ↑+ 3H2O
- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)
4. Khí HCl/HF
- Phương pháp: NaCl + H2SO4 đặc (phương pháp sunfat)
NaCl + H2SO4 đặc --(<[tex]250^oC[/tex])--> NaHSO4 + HCl ↑
2NaCl + H2SO4 đặc --(>[tex]400^oC[/tex])--> Na2SO4 + HCl ↑
CaF2 (tinh thể) + H2SO4 (đặc) --([tex]250^oC[/tex])--> CaSO4 + 2HF ↑
- Cách thu khí: Hấp thụ khí vào nước để thu được dd axit
5. Khí H2S
- Phương pháp: 1 số muối sunfua (FeS, ZnS...) + axit HCl
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
- Cách thu khí: Đẩy không khí (ngửa bình)
6. Khí SO2
- Phương pháp: Muối sunfit + Axit
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)
7. Khí N2
- Phương pháp:
Người ta điều chế một lượng nhỏ nitơ tinh khiết bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (muối amoni của axit nitrơ):
NH4NO2 --(t°)--> N2 + 2H2O
Có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit (NaNO2) và muối clorua (NH4Cl):
NH4Cl+NaNO2 --(t°)--> N2+NaCl+2H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước
8. Khí NH3
- Phương pháp:
Khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ:
2NH4Cl + Ca(OH)2 --(t°)--> 2NH3 ↑ + CaCl2 + 2H2O
Muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc. Để làm khô khí, cho khí NH3 vừa được tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy không khí (úp bình)
9. Khí CO
- Phương pháp: CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic (HCOOH) và đun nóng:
HCOOH --(H2SO4 đặc,t°)--> CO + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
10. Khí CO2
- Phương pháp: Khí CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với đá vôi (hoặc trong bình Kíp)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (ngửa bình)
11. Khí CH4
- Phương pháp: Khí CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước:
CH3COONa + NaOH(r) --(CaO, t°)--> CH4↑ + Na2CO3
Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
12. Khí C2H4
- Phương pháp: Etilen được điều chế bằng cách đun etanol với axit sunfuric đậm đặc:
CH3CH2OH --(H2SO4,170°C)--> CH2 = CH2 + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
13. Khí C2H2
- Phương pháp: Khí C2H2 được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (CaC2) tác dụng với nước:
CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑+ Ca(OH)2
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
Những bài toán về hình vẽ thí nghiệm vẫn chiếm một số ít số câu (từ 1-2 câu) trong đề thi THPTQG và thường thì những câu này cho ở dạng nhận biết hoặc thông hiểu nên chắc chắn bạn không muốn bỏ qua những câu này đúng không?
Hôm nay, từ lời đề nghị rất hay của bạn @Shmily Karry's , mình sẽ lập một topic ôn tập về lí thuyết và bài tập chuyên đề hình vẽ thí nghiệm để giúp các bạn lấy chắc 0,25-0,5đ phần này trong tay.
Cùng theo dõi và ủng hộ mình nhé!!!
________________________________
A. LÝ THUYẾT
I. LƯU Ý CHUNG VỀ CÁCH ĐIỀU CHẾ KHÍ.A. LÝ THUYẾT
1. Cách thu khí
Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng.
a. Phương pháp đẩy không khí:
+ Khí đó phải không phản ứng với không khí.
+ Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (so sánh tỉ khối với không khí)
- Úp bình thu: Khí nhẹ hơn không khí (H2, N2, NH3, CH4,....)
- Ngửa ống thu: Khí nặng hơn không khí (Cl2, O2, CO2, NO2,...)
b. Phương pháp đẩy nước:
+ Khí ít tan trong nước. (H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2...).
Lưu ý: Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH3, khí SO2...):
- Ở [tex]20^oC[/tex], 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí hiđro clorua.
- Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí amoniac.
- Khác với CO2 thì SO2 là khí tan nhiều trong nước.
2. Làm khô khí
Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khô.
- Các chất làm khô: H2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc).
- Các khí: H2, Cl2, HCl, HBr, O2, SO2, H2S, N2, NH3, CO2 , C2H4, C2H2...
Ví dụ:
- H2SO4 đặc (tính axit, tính oxi hóa):
+ Không làm khô được khí NH3 (tính bazơ).
+ Không làm khô được khí HBr (tính khử).
+ H2SO4 đặc làm khô được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2...
- CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ):
+ Không làm khô được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng).
+ Làm khô được khí NH3, H2, O2, N2...
II. ĐIỀU CHẾ KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Khí H2
- Phương pháp: Dùng các kim loại hoạt động (Zn, Fe, ... ) tác dụng với axit HCl/H2SO4 loãng.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (úp bình).
2. Khí O2
- Phương pháp: Nhiệt phân các hợp chất kém bền, giàu oxi: KMnO4; KClO3...
2KMnO4 --(to)--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
2KClO3 --(MnO2, to)--> 2KCl + 3O2 ↑
2H2O2 --(MnO2, to)--> 2H2O+ O2 ↑
- Cách thu khí: Đẩy nước, đẩy không khí (ngửa bình)
3. Khí Cl2
- Phương pháp: HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh
MnO2 + 4HCl đặc --(to)--> MnCl2 + Cl2 ↑+ 2H2O
2KMnO4 + 16HCl đặc --(to, MnO2)--> 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 ↑+ 8H2O
KClO3 + 6HCl đặc --(to, MnO2)--> KCl + 3Cl2 ↑+ 3H2O
- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)
4. Khí HCl/HF
- Phương pháp: NaCl + H2SO4 đặc (phương pháp sunfat)
NaCl + H2SO4 đặc --(<[tex]250^oC[/tex])--> NaHSO4 + HCl ↑
2NaCl + H2SO4 đặc --(>[tex]400^oC[/tex])--> Na2SO4 + HCl ↑
CaF2 (tinh thể) + H2SO4 (đặc) --([tex]250^oC[/tex])--> CaSO4 + 2HF ↑
- Cách thu khí: Hấp thụ khí vào nước để thu được dd axit
5. Khí H2S
- Phương pháp: 1 số muối sunfua (FeS, ZnS...) + axit HCl
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
- Cách thu khí: Đẩy không khí (ngửa bình)
6. Khí SO2
- Phương pháp: Muối sunfit + Axit
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Cách thu khí: đẩy không khí (ngửa bình)
7. Khí N2
- Phương pháp:
Người ta điều chế một lượng nhỏ nitơ tinh khiết bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit (muối amoni của axit nitrơ):
NH4NO2 --(t°)--> N2 + 2H2O
Có thể thay muối amoni nitrit kém bền bằng dung dịch bão hòa của muối natri nitrit (NaNO2) và muối clorua (NH4Cl):
NH4Cl+NaNO2 --(t°)--> N2+NaCl+2H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước
8. Khí NH3
- Phương pháp:
Khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ:
2NH4Cl + Ca(OH)2 --(t°)--> 2NH3 ↑ + CaCl2 + 2H2O
Muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc. Để làm khô khí, cho khí NH3 vừa được tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy không khí (úp bình)
9. Khí CO
- Phương pháp: CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic (HCOOH) và đun nóng:
HCOOH --(H2SO4 đặc,t°)--> CO + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
10. Khí CO2
- Phương pháp: Khí CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với đá vôi (hoặc trong bình Kíp)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (ngửa bình)
11. Khí CH4
- Phương pháp: Khí CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút, hoặc có thể cho nhôm cacbua tác dụng với nước:
CH3COONa + NaOH(r) --(CaO, t°)--> CH4↑ + Na2CO3
Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
12. Khí C2H4
- Phương pháp: Etilen được điều chế bằng cách đun etanol với axit sunfuric đậm đặc:
CH3CH2OH --(H2SO4,170°C)--> CH2 = CH2 + H2O
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)
13. Khí C2H2
- Phương pháp: Khí C2H2 được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (CaC2) tác dụng với nước:
CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑+ Ca(OH)2
- Cách thu khí: Phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí (úp bình)