Văn [ôn thi + thảo luận + hướng dẫn] Ôn luyện thi tốt nghiệp THPT

T

thuy_078

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các mem đang học 12 !

Hôm nay box văn 12 xin lập topic này để giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT, cũng như vào Đại học - Cao đẳng. Nội dung các bài viết, thảo luận, hướng dẫn sẽ rõ ràng để mọi người tiện theo dõi để. Cuối mỗi đề luyện tập sẽ có vài câu hỏi thêm để các em luyện tập.
Mong rằng các đề bài ôn luyện này sẽ giúp ích cho các em trong kì thi sắp tới.

Thân!
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

Đề số 1:​

Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nga M. Sô-lô-khốp
Câu 2: Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 500 từ ) phát biểu ý kiến về câu nói : " thất bại là mẹ thành công"
Câu 3: (a: cơ bản, b : nâng cao )
a. Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
b. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà trong đoạn trích tùy bút "Người lái đó sông Đà: của Nguyễn Tuân.

Cùng thảo luận nha!
 
T

thuy_078

hai câu kia để mọi người tự làm.
Xin vài gợi ý cho câu 3a.
- Nên phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật tràng trước niềm hạnh phúc khi nhặt được vợ.
- Diễn biến tâm trạng Tràng trước cái hạnh phúc tình cờ.?
 
H

hattieu078

Mình có ý kiến như sau:
hạnh phúc đến với tràng bất ngờ đến mức anh chứ thể nào tin được "Mới đầu anh chàng cũng chợn". Nhưng sau đó lại "tặc lưỡi 1 cái - chậc kệ" ==> tấm lòng thương người.
 
H

hunganhqn

Với nhân vật Tràng thì theo mình, nên xoáy sâu vào hành động (chứ không phải tâm trạng) "nhặt" người phụ nữ ko tên kia làm vợ. Hành động đó ít nhất cũng thể hiện được:
1. (Với tư cách là một chàng trai chưa vợ) Khát vọng hạnh phúc, khát vọng mái ấm gia đình (dù nạn đói đang rình rập, đe dọa sự sống).
2. (Với tư cách là một người đang chạy đói) Sự cảm thông, tình thương với thân phận đói khát. Chỉ cần nêu một phản đề, có thể thấy: trong giây phút "lựa chọn" ấy, nếu Tràng chỉ nghĩ về nạn đói, chỉ nghĩ về sự sống của bản thân - vị kỉ - thì người đàn bà kia sẽ ko bao giờ có cơ hội bước chân vào nhà Tràng.

Sau khi chấp nhận để người đàn bà theo về, Tràng còn mua cho thị một số thứ, mua dầu đốt. Ở một hoàn cảnh khác thì việc đó là thường, nhưng trong tình huống của Tràng thì đó đúng là một sự trân trọng không dễ gì có được. Một tâm hồn "sạch" mới có thể làm được cái việc nhỏ như thế!

Từ những hành động này mới sinh ra diễn biến tâm lí sau đó của nhân vật. Tâm trạng của Tràng, theo mình có mấy biểu hiện chủ yếu:
1. Ngấm ngầm vui sướng, hãnh diện (trên đường dẫn nàng về :D). Tất nhiên, ở vị trí như Tràng,....... mình cũng sướng!!!
2. Bất chợt sợ, lo lắng (lúc mới tới nhà, khi thấy người vợ nhặt thẫn thờ...). Mình vẫn thấy thú vị bởi chi tiết nhỏ này. Sợ vì điều gì nếu không phải là sợ "người ấy" bỏ đi trước cái nghèo-đói đang hiện hình? Nên, trước sau vẫn thấy anh cu "thích lấy vợ" - vượt lên cái đói để hướng về hạnh phúc :D
3. Muốn gánh vác, muốn làm gì đó để cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp hơn (sáng hôm sau).

Nói chung phân tích diễn biến tâm trạng cũng để đi đến những nét đẹp trong tâm hồn, phẩm chất của người lao động nghèo/
 
T

thuy_078

Nhân vật Tràng
- Hạnh phúc đến quá tình cờ khiến tráng choáng váng. “Mới đầu anh chàng cũng chợn” nhưng ngay sau đó lại “ tặc lưỡi một cái: - chậc kệ!”. Tấm lòng thương ngày, và sâu xa bên trong là niềm khát khao hạnh phúc, đã khiến Tràng dám liều lĩnh thách thức với cái đói (dẫn đàn bà về nhà,mua dầu thắp …)
- Kim Lân đã diễn tả rất hay tâm lí của tràng trước cái hạnh phúc tình cờ nhặt được.
- + Đoạn văn miêu tả cảnh Tràng đưa vợ về nhà đã thể hiện chân thực tâm trạng của một anh chàng dở hơi mà bỗng nhiên có vợ.
- Niềm hạnh phúc bộc lộ rõ qua nét mặt và cử chỉ của nhân vật: “Mặt hắn có một vẻ gì gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; thấy bọ trẻ con chạy ra đón, “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” vì sợ chúng đùa dai như mọi khi; biết mọi người trong xóm đang chắm chú nhìn mình, hắn thích ý và “cái mặt vênh lên tự đắc với mình”; lúc chỉ có hai người trên quãng đường vắng, “hắn định nói với thị một câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ lung ta lung túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên cạnh người đàn bà”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giữa Tràng và người đàn bà thật rời rạc, toàn những lời nhát gừng, cộc lốc. Hạnh phúc đến quá bất ngờ, đến nỗi hai người đi bên nhau mà vẫn chưa kịp hết xa lạ với nhau.
- Xúc động nhất là đoạn miêu tả trực tiếp những cảm giác trong lòng Tràng: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hang ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp,mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lung”. Cái cảm giác mà Tràng không biết gọi là gì áy, chính là hạnh phúc.
- Cho đến sáng hôm sau, lúc hai người đã thực sự là vợ chổng rồi, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng: “Trong người êm ái lửng lơ nhue người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”.
- Sức mạnh kì diệu của hạnh phúc đã làm thay đổi hẳn con người Tràng. Không còn cái dáng đi “ngật ngưỡng”. “từng bước mệt mỏi”…. bây giờ là cái dáng đi đàng hoàng và tỉnh táo: “hắn chắp… ra sân”.
- Sự thay đổi của dáng vẻ bề ngoài nói lên sự thay đổi lớn lao của tâm hồn. Nhìn cảnh mẹ đang dọn vườn, người vợ đang quét sân, tràng vô cũng xúc động “cảnh tượng ấy…vợ con sau này. = = => ý thức sâu sắc vè tình cảm và trách nhiệm gia đình, đồng thời cũng biết nghĩ đến tương lai.
 
H

hunganhqn

Đề số 1:​
Câu 3: (a: cơ bản, b : nâng cao )
b. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà trong đoạn trích tùy bút "Người lái đó sông Đà: của Nguyễn Tuân.

Cùng thảo luận nha!

Các bạn tham khảo bài này nhé. Chúc thi tốt!
------------------

Hình tượng Sông Đà:
Khái quát: Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người > hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật: vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.

1. Tính cách hung bạo, vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ: Đây chính là khúc thượng nguồn lắm thác, nhiều ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết.
- Vách đá, được đặc tả bằng một loạt các liên tưởng, so sánh cụ thể, độc đáo, gợi vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội:
 Dựng vách thành
 Mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời
 Chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.
 Có quãng con nai con hổ đã có lân nọt từ bờ này sang bờ kia.
 Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh
> Hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, tạo cảm giác rợn lạnh.
- Ghềnh, thác, hút nước:
+ Cái hung bạo của Sông Đà có thể cảm nhận bằng thị giác:
 Ghềnh: Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt > sự va đập, chuyển động dữ dội.
 Hút nước: ...Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải (...) lừ lừ cánh quạ đàn, chiếc thuyền nào vô ý tiến vào sẽ bị lôi tuột xuống, đi ngầm trong lòng sông rồi tan xác ở khúc sông dưới... > Sông Đà nguy hiểm cả trên mặt nước cũng như dưới lòng sâu, ở cả cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy.
+ Cái hung bạo của Sông Đà còn có thể cảm nhận bằng thính giác (âm thanh tiếng nước):
 Hút nước: Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
 Thác nước: Nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo (...) Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng
> Từ ngữ tả âm thanh được sắp xếp tăng dần về mức độ, vỡ òa không khí của một trận cuồng nộ, hủy diệt.
Nhận xét:
• Câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn tạo giọng văn dồn dập, gấp gáp, căng thẳng, từ ngữ cực tả trạng thái dữ dội, các so sánh tầng lớp tạo ấn tượng hãi hùng, rùng rợn và sức tàn phá khủng khiếp.
• Cảm nhận đối tượng bằng nhiều giác quan, ở nhiều góc độ; Đặc tả, kết hợp thủ pháp của văn học và thủ pháp của điện ảnh > truyền đến độc giả cảm giác chân thực, sống động như tận mắt chứng kiến > Sông Đà không chỉ hùng vĩ mà còn rất hung bạo.

- Thạch trận:
 Đá: Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó; đứng, ngồi, nằm, nghiêng với những nhiệm vụ riêng.
 Bày 3 trùng vi nhằm hủy diệt đến cùng sự sống của con người: giở mọi thủ đoạn, mưu ma chước quỷ để dẫn dụ, phục kích > binh pháp sâu hiểm của thần sông thần đá.
 Chọn khúc ngoặt – khi tầm nhìn bị hạn chế để đánh phục kích.
 Dụ người vào sâu thế trận, đánh quật vu hồi > cô lập, chặn mọi đường sinh.
 Khi giáp lá cà: giở mọi ngón đòn hiểm ác: nước thác reo hò làm thanh viện…> uy hiếp tinh thần đối phương.
Nhận xét: Thạch trận không chỉ có vẻ hung hãn, dữ dằn của vách đá, hút nước mà còn bộc lộ bản chất nham hiểm, xảo quyệt.
Tiểu kết chung:
- Bản chất Sông Đà: vừa khắc nghiệt như gì ghẻ, chúa đất, vừa hùng vĩ dữ dội. Mang diện mạo kẻ thù số một của con người.
- Ngôn từ phong phú, sử dụng thuật ngữ, hệ từ vựng của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau (quân sự, võ thuật, thể thao…)

2. Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình: Tập trung ở khúc hạ lưu với dòng chảy êm, phẳng, rộng. Sông Đà được khám phá từ nhiều điểm nhìn khác nhau (theo mùa; trên cao, xa; ngồi thuyền đi trên mặt sông..), cụ thể:
- Hình dáng:
 Dây thừng ngoằn nghèo.
 Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân > vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, thơ mộng, e ấp như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo).
- Màu sắc: Khả năng quan sát tinh tế, những so sánh độc đáo, chân xác.
 Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
 Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
- Cảnh vật: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ:
• Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương > tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ;
• Tiếng còi sương > âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ > chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.
• Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa > không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi.
- Trong nỗi nhớ của một cố nhân:
 Màu nắng tháng ba Đường thi > liên tưởng độc đáo nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa.
 Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng
Tiểu kết:
- Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình
- Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên.
- Tình yêu của nhà văn với thiên nhiên, đất nước.
 
T

thuy_078

Tất nhiên có thể dùng từ ngữ khác, như 'thiên lương trong sáng" chẳng hạn.
Hihi! Nghe như rau sạch rau bẩn ấy nhỉ. Nhưng người viết đã để trong ngoặc kép rồi mà!

Càng sửa càng sai thì phải , Hình như bạn nhầm sang tác phẩm "Chữ người tử tù" rồi thì phải. Hỳ những dù sao cũng cảm ơn bạn đã đóng góp.
 
T

thuy_078

Đề 2:
Câu 1: Trính bày nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2: Văn hào Nga Lép Tôn- xtoi đã nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ ) trình bayuý nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Câu 3: (a: cơ bản; b: nâng cao )
a. cảm nhận của anh chị về đoạn văn sau:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
..............
Trôi lòng nước lũ hoa đong đưa"
b. Phân tích đoạn thơ sau:
" Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
...................
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
 
D

datiniai

Cho mình ngoài lề một chút, là ôn thi tốt nghiệp và đị học nhưng chỉ có 1 topic này thôi sao???? Thế các bạn đã xóa hết tất cả các topic ôn thi Đại học năm ngoái rồi à? Hay là chuyển sang mục khác phân chia theo từng mục? Cứ cho là thế, nhưng còn đề tổng hợp thì sao??? MÀ ad thì 4,5 ad mà sa không ai sửa mấy cái tiêu đề sai vậy???
 
Top Bottom