Sinh 8 Ôn thi Sinh 8 (phần 2)

Quana26

Cựu TMod Sinh
Thành viên
31 Tháng bảy 2019
467
1
804
101
18
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em, hôm nay anh mang đến kiến thức về "MẮT & TAI" là phần mà các em sẽ thi học kì, hoặc sẽ có mặt trong Kì thi HSG Sinh 8.
Mong các em đón nhận thành quả của anh nhé.:Tuzki30

#Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần:

+Cơ quan thụ cảm

+Dây thần kinh

+Bộ phận phân tích ở trung ương

-Trong cơ thể người có những cơ quan phân tích sau:

+Cơ quan phân tích thị giác

+Cơ quan phân tích thính giác

+Cơ quan phân tích vị giác

+Cơ quan phân tích khứu giác

+Cơ quan phân tích cảm giác

+Cơ quan phân tích vận động
MẮT
Cơ quan phân tích thị giác gồm:

+Màng lưới trong cầu mắt

+Dây thần kinh thị giác (đôi số II dây thần kinh não)

+Vùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ não

Cấu tạo và chức năng của cầu não:

-Gồm 3 lớp:

+Màng cứng ở ngoài cùng, làm nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước màng cứng là màng giác trong suốt, cho ánh sáng đi vào cầu mắt.

+Màng mạch có nhiều mạch máu và sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt.

+Màng lưới ở trong cùng, gồm các tế bào thị giác (tế bào nón vè tế bào hình que). Mắt chỉ nhìn rõ vật khi ảnh của vật được hiện ở màng lưới.

Tế bào hình nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

Tế bào hình que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

-Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào nón, mỗi tế bào hình nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác. Nên khi ảnh của vật rơi vào điểm vàng thì mắt nhìn thấy rõ nhất.

-Điểm mù là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác, không có tế bào thị giác. Nên khi ảnh của vật rơi vào điểm mù thì mắt không nhìn thấy.

-Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn thấy vật ở khoảng cách gần. Khi nhìn vật ở khoảng cách bình thường, ảnh của vật hiện ở phía trước màng lưới, nên nhìn không rõ.

+Nguyên nhân:

Do bẩm sinh: cầu mắt dài

Do trong lối sống làm việc, nhìn không đúng khoảng cách,… làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn -> cận thị

+Khắc phuc:

Đeo kính cận thị

Sửa lại lối sống học tập, làm việc đúng khoảng cách

-Viễn thị: Là tập mà mắt không có khả năng nhìn vật ở khoảng cách bình thường (chỉ nhìn được vật ở xa). khi nhìn ở khoảng cách bình thường, ảnh của vật thường hiện ở phía sau màng lưới nên không thấy rõ vật

+Nguyên nhân:

Do bẩm sinh: cầu thị ngắn

Do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được (thường gặp ở người già).

+Khắc phục:

Đeo kính viễn

Rèn luyện, vệ sinh mắt để làm tang tính đàn hồi của cầu mắt.
TAI

#Tai người được cấu tạo và có chức năng:

-Tai ngoài: Gồm vành tai, ống tai và màng nhĩ, có chức năng hứng và hướng song thu âm vào phía trong

+Vành tai: cấu tạo bởi các vòng sụn xoắn ốc, thực hiện chức năng hứng và hướng sóng âm.

+Ống tai: Có long và tuyến tiết chất nhầy (ráy tai), thực hiện chức năng ngăn cản các tác nhân bên ngoài (bụi, côn trùng nhỏ,..) vào gây hại cho tai.

+Màng nhĩ: Là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, có chức năng truyền và khuếch tán đại sóng âm từ tai ngoài vào tai giữa.

-Tai giữa: Gồm chuỗi xương tai và vòi nhĩ.

+Chuỗi xương tai: gồm 3 xương (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) liên keetd với nhau, liên kết với màng nhĩ, mang cửa bầu, có chức năng truyền và khuếch tán đại sóng âm từ tai ngoài vào tai trong.

+Vòi nhĩ: Là khoảng thông giữa tai với hầu, có vai trò đảm bảo áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng.

-Tai trong: Gồm bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên, bộ phận ốc tai.

+Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: Có vai trò thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+Ốc tai: Gồm ốc tai xương và ốc tai màng, có vai trò thu nhận các kích thích của sóng âm.

Ốc tai xương: Ở phía ngoài, giữa ốc tai xương và ốc tai màng chứa ngoại dịch.

Ốc tai màng: Ở phía trong, là 1 ống chạy suốt dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2,5 vòng, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào ốc tai xương, trong ốc tai màng chứa nội dịch. Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm của thính giác.

-Cơ quan phân tích thính giác gồm:

+Các tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan coocti.

+Dây thần kinh thính giác (đôi dây thần kinh não số VIII)

+Vùng thính giác ở thùy thái dương.
Chúc các em học tốt.:Tuzki31
 
Top Bottom