Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Vùng nông thôn Hàn Quốc có rất nhiều vườn cây hồng. Mùa thu trái chín, nông dân bắt đầu thu hoạch trái hồng. Nhưng họ không hái hết, mà để lại rất nhiều trái hồng chín trên cây. Đó là món quà dành cho chim hỷ thước.
Hàng năm, cuối thu là chim hỷ thước thường về đây làm tổ trên cây, chuẩn bị trú đông. Một năm nọ, mùa đông lạnh giá khác thường, tuyết rơi dày đặc, rất nhiều chim hỷ thước vì không tìm được thức ăn, đã bị chết vì đói rét. Đến khi xuân về, vườn hồng nảy lộc đâm chồi, đơm hoa kết trái. Nhưng đúng vào thời gian đó, côn trùng xuất hiện lan tràn khắp nơi, cắn phá cây. Năm đó vụ hồng thất thu, hầu như không còn quả nào.
Từ đó trở đi, mỗi năm vào vụ thu hoạch hồng, người dân Hàn Quốc đều để lại một số quả trên cây làm thức ăn cho chim hỷ thước. Những trái hồng hấp dẫn đã thu hút ngày càng nhiều chim hỷ thước đến về đây.
Dường như chim hỷ thước cũng biết cảm ơn người, khi mùa xuân đến, chúng không vội bay đi mà cả ngày bận rộn bắt sâu bọ, để năm đó lại có vụ hồng thơm ngon bội thu.
Người dân bảo nhau rằng, không hái hết trái cũng chính là lưu lại con đường sống và hy vọng cho chính mình. Hết thảy vạn vật trong thiên nhiên đều dựa vào nhau sinh tồn, một loài hưng thịnh thì tất cả các loài đều hưng thịnh, một loài bị tổn hại thì tất cả các loài bị tổn hại.
Cho đi không phải là mất đi, mà chính là một loại thu hoạch cao thượng. Khi bạn cho người khác, bạn sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
Tặng người hoa hồng, bàn tay lưu lại hương thơm, đó lẽ nào chẳng phải là một niềm vui?
(An Hòa (biên dịch) Theo TriThucVN.Net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Theo văn bản, món quà mà người Hàn Quốc giành cho chim hỷ thước là gì?
Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói: Cho đi không phải là mất đi, mà chính là một loại thu hoạch cao thượng?
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Vùng nông thôn Hàn Quốc có rất nhiều vườn cây hồng. Mùa thu trái chín, nông dân bắt đầu thu hoạch trái hồng. Nhưng họ không hái hết, mà để lại rất nhiều trái hồng chín trên cây. Đó là món quà dành cho chim hỷ thước.
Hàng năm, cuối thu là chim hỷ thước thường về đây làm tổ trên cây, chuẩn bị trú đông. Một năm nọ, mùa đông lạnh giá khác thường, tuyết rơi dày đặc, rất nhiều chim hỷ thước vì không tìm được thức ăn, đã bị chết vì đói rét. Đến khi xuân về, vườn hồng nảy lộc đâm chồi, đơm hoa kết trái. Nhưng đúng vào thời gian đó, côn trùng xuất hiện lan tràn khắp nơi, cắn phá cây. Năm đó vụ hồng thất thu, hầu như không còn quả nào.
Từ đó trở đi, mỗi năm vào vụ thu hoạch hồng, người dân Hàn Quốc đều để lại một số quả trên cây làm thức ăn cho chim hỷ thước. Những trái hồng hấp dẫn đã thu hút ngày càng nhiều chim hỷ thước đến về đây.
Dường như chim hỷ thước cũng biết cảm ơn người, khi mùa xuân đến, chúng không vội bay đi mà cả ngày bận rộn bắt sâu bọ, để năm đó lại có vụ hồng thơm ngon bội thu.
Người dân bảo nhau rằng, không hái hết trái cũng chính là lưu lại con đường sống và hy vọng cho chính mình. Hết thảy vạn vật trong thiên nhiên đều dựa vào nhau sinh tồn, một loài hưng thịnh thì tất cả các loài đều hưng thịnh, một loài bị tổn hại thì tất cả các loài bị tổn hại.
Cho đi không phải là mất đi, mà chính là một loại thu hoạch cao thượng. Khi bạn cho người khác, bạn sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
Tặng người hoa hồng, bàn tay lưu lại hương thơm, đó lẽ nào chẳng phải là một niềm vui?
(An Hòa (biên dịch) Theo TriThucVN.Net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Theo văn bản, món quà mà người Hàn Quốc giành cho chim hỷ thước là gì?
Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói: Cho đi không phải là mất đi, mà chính là một loại thu hoạch cao thượng?
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?