Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: “Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi- thường gắn với thơ (…). Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bên trong mang tính mẹ”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một số truyện ngắn (hoặc đoạn trích trong tác phẩm truyện ngắn) đã học trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ.
Mọi người cho em xin mở bài về đề văn trên với ạ ? VĐ nghị luận : đề cập đến tính chất giao thoa đặc biệt của truyện ngắn và thơ. Ở một số truyện ngắn hay, theo Phạm Thị Hoài, có sự giao thoa đặc biệt này. Bề ngoài truyện ngắn tất yếu “mang tính cha”, tức là những đặc điểm thông thường của một truyện ngắn, như: dung lượng ngắn, thường ít nhân vật, ít sự kiện, cốt truyện thường chỉ xoay quanh một tình huống nhất định, một “lát cắt của cuộc sống”, ở đó, bản chất con người, cuộc đời hiện lên rõ nét nhất. Truyện ngắn có thể xem “là một bàn tay siết chặt lại thành nắm đấm” (Hemingway). Tuy nhiên, xét về bề sâu, những truyện ngắn hay lại là những đứa con “mang tính mẹ”, tức là chất thơ vời vợi trong tác phẩm. Chất thơ thường bộc lộ ở nội dung (giàu tình cảm, cảm xúc, chú trọng chiều sâu tâm trạng, tâm lí nhân vật) và nghệ thuật (ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu theo dòng tâm trạng…).
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một số truyện ngắn (hoặc đoạn trích trong tác phẩm truyện ngắn) đã học trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ.
Mọi người cho em xin mở bài về đề văn trên với ạ ? VĐ nghị luận : đề cập đến tính chất giao thoa đặc biệt của truyện ngắn và thơ. Ở một số truyện ngắn hay, theo Phạm Thị Hoài, có sự giao thoa đặc biệt này. Bề ngoài truyện ngắn tất yếu “mang tính cha”, tức là những đặc điểm thông thường của một truyện ngắn, như: dung lượng ngắn, thường ít nhân vật, ít sự kiện, cốt truyện thường chỉ xoay quanh một tình huống nhất định, một “lát cắt của cuộc sống”, ở đó, bản chất con người, cuộc đời hiện lên rõ nét nhất. Truyện ngắn có thể xem “là một bàn tay siết chặt lại thành nắm đấm” (Hemingway). Tuy nhiên, xét về bề sâu, những truyện ngắn hay lại là những đứa con “mang tính mẹ”, tức là chất thơ vời vợi trong tác phẩm. Chất thơ thường bộc lộ ở nội dung (giàu tình cảm, cảm xúc, chú trọng chiều sâu tâm trạng, tâm lí nhân vật) và nghệ thuật (ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu theo dòng tâm trạng…).