Sinh 9 Ôn thi HSG 9

K

kungfudie

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp đồng bào ở xa

Em ở xa, mọi người giúp em các câu hỏi này với hoặc có sách tham khảo chỉ em cũng dc.(Em đang bồi dưỡng HS giỏi SH 9 :) )
(?) So sánh nguyên phân và giảm phân?
(?)So sánh di truyền liên kết và phân ly độc lập
(?) So sánh NST thường với NST giới tính
(?)So sánh ĐB và TB
Em chân thành cảm ơn!!! :x
 
A

aizen

Tại sao thụ phấn là diều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh #:-S
Tui đang hoc. Học Sinh Giỏi Sinh, Chuẩn bị thi Thành Phố
Ai có bí quyết gì thì chỉ nha !!! :x
 
F

FreeBird007

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?
- Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, nhưng hạt phấn phải nảy mầm thì mới xảy ra thụ tinh, có trường hợp xảy ra thụ phấn nhưng không xảy ra thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm.
- Trong trường hợp lai xa (lai hai loài cây khác nhau), hạt phấn khác loài thường không nảy mầm trên vòi nhuỵ hoặc nảy mầm được nhưng chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ nên không thụ tinh được.
- Một số cây lưỡng bội đôi khi gặp quả không có hạt, đó có thể là hiện tượng có xảy ra thụ phấn nhưng không thụ tinh nên không tạo được thành hạt.
 
X

xiu_pro

ô nhiễm môi trường

các anh chị ở giúp em trả lời câu hỏi này với:Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động con người gây ra ? :)] Đây là câu trong đề cương ôn tập kiểm tra học kì sinh học 9 của em
Giúp em với :( :( [/b]
 
L

ltkt

ô nhiễm môi trường

giúp em với em đang cần gấp:
VÌ sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động con người gây ra ?
 
T

thuydaica

đơn giản bởi vì khi con người dc sinh ra thì môi trường xuống cấp trầm trọng. Nhưng con người có thể gây ra ô nhiễm môi trường chung chỉ là chủ yếu, còn phụ thuộc vào thiên nhiên( bão, lũ lụt,...).
Vì là động vật bậc cao nhất, nên con người phải có trách nhiệm với môi trường.
 
S

supermassiveblackhole_93

Hỏi tìm đề

Bạn nào có đề thi vào khối phổ thông chuyên Sinh của trường Đại học Sư phạm hay Đại học Khoa học tự nhiên cho mình xin nhé (sắp thi rồi)(thi vào cấp III đấy đừng nhầm) :D :D
 
9

9X_conduongtoidi

sinh học lý thú

Nhện tỏ tình bằng... tia cực tím [22/05/2008 - Sinh học Việt Nam]

spacer.gif
Các chàng nhện "trò chuyện" với bạn tình tiềm năng của chúng bằng một loại ánh sáng mà mắt người không thấy được. Chưa có loài nào được biết dùng ánh sáng này.


Giáo sư Daiqin Li, từ Đại học Quốc gia Singapore, đã tìm thấy ở loài nhện nhảy (Phintella vittata), con đực sử dụng tia cực tím B (UVB) để giao tiếp với con cái.

Mặc dù động vật vẫn thường dùng tia cực tím A (UVA) trong giao tiếp, nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy tia UVB cũng được sử dụng. Các con đực phản xạ tia cực tím B từ cơ thể chúng.

Tia UVA và UVB là một phần nhỏ trong dải ánh sáng mặt trời, nhưng mắt người không thể nhìn thấy.

Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy các cô nàng nhện thích giao phối với những con đực có thể "trò chuyện" bằng UVB so với những con được đặt trong các phòng mà tia UVB đã bị lọc bỏ.

"Hầu hết các nghiên cứu trước kia tập trung vào hiện tượng động vật giao tiếp bằng tia UVA, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về UVB trên động vật", giáo sư Li nói.

"Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn kết luận rằng động vật không thể nhìn thấy tia UVB, nhưng chúng tôi đã phát hiện điều này không đúng".

Nhện có con mắt phức tạp và mặc dù các nhà khoa học biết rằng chúng có thể cảm thụ UVA, họ vẫn chưa rõ bằng cách nào chúng phát hiện được tia UVB.

Dương Văn Cường (Theo BBC, VnExpress)​

theosinhhocvietnam.com
 
J

jenlip

Bài 9:Nguyên phân (khó wa) giup minh !

Cô giáo giảng trên lớp , mình nghe như " đàn gảy tai trâu" vậy chẳng hiểu gì cả.
Nhất là khi phân biệt giữa duỗi xoắn với đóng xoắn. Cũng bởi phần chủ yếu là mình không biết thế nào là duỗi xoắn thế nào là đóng xoắn cả.L-)
Hãy viết cho mình một bài giảng thật dễ hiểu được không?:confused::eek:3:)>-:D
 
G

giac_mo

NST tồn tại ở dạng chuỗi nhưng không phải là 1 chuỗi thẳng đơ như hình vẽ trong sách mà nó là 1 chuỗi pôlynuclêôtit vì có cấu trúc dài như thế nên nó phải co rút lại theo nhiều cách như xếp chồng lên nhau cuộn lại thành cuộn...nên mới gọi là đóng xoắn(quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất ở kỳ giữa của NP) còn tháo xoắn chính là phá bỏ hình dạng cuộn xoắn trở lại hình dạng thẳng để thực hiện quá trình nhân đôi ADN(ADN nằm trên NST nên nhân đôi ADN=x2NST)
 
G

guilin

nói thực là sinh từ đầu năm tới giờ tớ không hiểu 1 cái gì, cái gì mà đơn bội lưỡng bội, rồi là giảm phân .... chả hiểu gì, ai giúp mình với mình thank cho
 
J

jenlip

Dù sao thì mình cũng thanks bạn .Đó cũng là một lời chia sẻ rất tương đồng với tình trạng học môn sinh của mình hiện tại .NẾU thi lên cấp ba mà có cả môn này thì thui rồi !
 
T

tuanh94

nguyên phân(help me)

tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.Những biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở thời kì nào
 
Q

quynhdihoc

tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.Những biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở thời kì nào

Bạn có thể tìm câu trả lời trong sgk đó, chỉ có điều bạn cần biết cách lọc các thông tin để làm hoàn thiện câu trả lời của bạn thôi. Còn nếu bạn chuyên sinh, muốn tìm hiểu thêm thì có thể hỏi chị hunganhdo ^^
 
L

linh_tinh_x

-Từ kì trung gian đến kì giữa ,NST ở trạng thái đóng xoắn.Từ kì sau đến kì trung gian , NST ở trạng thái tháo xoắn
-Điển hình của sự đóng xoắn xảy ra ở kì giữa và ở trạng thái tháo xoắn cực đại là ở kì trung gian
-Sự đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì vì:
+Ở kì trung gian ,NST ở trạng thái duỗi xoắn sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực ậi ở kì giữa.
+Ở kì sau NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duõi xoắn ở kì cuối .Khi tế bào con được tạo thành,ở kì trung gian ,NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn sau dó lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn
=>Sự đóng và duỗi xoắn của NSt có tính chất chu kì
 
J

jenlip

có nghĩa gì đây...?sao...không hiểu gì vậy..?

có một câu trong sách giáo khoa mà mình chẳng hiểu gì cả các bạn giúp mình giải nghãi nó nhen!...?...:-*
nó có nội dung như này nè...:
" NSTgiới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính":confused:


:)>-;):p:mad::rolleyes::D:-SS/:)
 
C

codai2810

có một câu trong sách giáo khoa mà mình chẳng hiểu gì cả các bạn giúp mình giải nghãi nó nhen!...?...:-*
nó có nội dung như này nè...:
" NSTgiới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính":confused:


:)>-;):p:mad::rolleyes::D:-SS/:)

Nghĩa là "NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính và cũng quy định cả các tính trạng ko liên quan đến giới tính nữa" :)
Chúc bạn học vui ^^!
 
K

khangchoat

Có Bài Lai hay đây_giải dùm nha?//

Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt màu vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt màu xanh, vỏ nhăn. Cho cây đậu Hà Lan (cây số 1) chưa biết KG,KH lai với 3 cây đậu Hà Lan khác nhau
- Với cây đậu Hà Lan 2 thu được tỉ lệ lai trong đó đậu Hà Lan hạt xanh, vỏ nhăn chiếm 6,25%
- Với cây đậu Hà Lan 3 thu được tỉ lệ lai trong đó đậu Hà Lan hạt xanh, vỏ nhăn chiếm 12,5%
- Với cây đậu Hà Lan 4 thu được tỉ lệ lai trong đó đậu Hà Lan hạt xanh, vỏ nhăn chiếm 25%
(Biết rằng các gen nằm trên NST đồng dạng khác nhau mỗi gen quy định 1 tính trạng)
Hãy xác định KG và viết sơ đồ lai trong từng trường hợp??@-)
 
M

minhhien_94

Vì các gen nằm trên NST đồng dạng khác nhau mỗi gen quy định 1 tính trạng => tính trạng về hình dạng và màu sắc của cây đậu hà lan di truyền theo qui luật phân li độc lập.
- Cho cây 1 lai với cây 2 được hạt xanh vỏ nhăn chiếm 6,25% => tỉ lệ KH là 56,25% vàng trơn; 18,75% vàng nhăn; 18,75% xanh trơn; 6,25 xanh nhăn (9:3:3:1)
Số tổ hợp KH F1-2 = 9+3+3+1=16=4.4=> mỗi bên cây 1 và cây 2 cho 4 loại giao tử=> KG cây 1 và cây 2 là AaBb
-Cho cây 1 lai với cây 3 được hạt xanh vỏ nhăn chiếm 12,5% => tỉ lệ KH là 37,5 vàng trơn; 37,5 vàng nhăn; 12,5 xanh trơn; 12,5 xanh nhăn (3:3:1:1)
=> Số tổ hợp F1-3= 3+3+1+1=8=4.2 => cây 1 cho 4 giao tử, cây 3 cho 2 giao tử => KG của cây 3 là Aabb hoặc aaBb
- Cho cây 1 lai với cây 4 được hạt xanh nhăn chiếm 25% => tỉ lệ KH là 25% vàng trơn; 25% vàng nhăn; 25% xanh trơn; 25% xanh nhăn (1:1:1:1)
=> Số tổ hợp KH F1-4= 1+1+1+1=4=4.1(ko thể bằng 2.2 vì KG của cây 1 cho 4 giao tử)=> KG của cây 4 là aabb
Còn phần viết sơ đồ lai thì đơn giản, tự giải tiếp nhé!
 
Top Bottom