Câu 1:
Ngoại hình dượng Hương Thư : _ Đánh trần .
_ Như pho tượng đồng đúc .
_ Các bắp thịt cuồn cuộn .
_ Hai hàm răng cắn chặt .
_ Quai hàm bạnh ra .
_ Cặp mắt nảy lửa .
_ Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ .
· Hành động của dượng Hương Thư :
_ Co ngưởi phóng sào .
_ Ghì chặt đầu sào .
_ Thả sào , rút sào rập ràng , nhanh như cắt .
· Đoạn văn sử dụng nhiều so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả.
_ So sánh bằng những thành ngữ dân gian : Những động tác thả sào , rút sào rập ràng nhanh như cắt .
_ Nhiều so sánh mới lạ như :
_ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc .
_ … giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hung vĩ .
_ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn với dượng Hương Thư ở nhà .
· So sánh giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hung vĩ nói lên vẻ dũng mãnh , tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên rộng lớn , sức mạnh phi thường của con người trong cuộc chiến đấu với thác dữ
Câu 3:
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.