

Hellu mọi người, chắc giờ này ai cũng tấp nập ôn thi HKII nhỉ. Để hỗ trợ các banjphaanf nào , mình lập ra topic giúp các bạn ôn thi HKII môn Sử lớp 7 nà ! Đọc nhiều zô nha !^^
Y Khi 32
ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP HKII
MÔN SỬ LỚP 7 NH 2016-2017Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng ngoài ?
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay .
Câu 3: sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian ,các loại hình nghệ thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
_ Văn học dân gian phát triển phong phú, có nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ..truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ..thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi
_ Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...
_ Nghệ thuật điêu khắc gỗ đơn giản mà dứt khoát ( tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn..)
_ Nghệ thuật sân khấu đa dạng như hát ả đào, chèo, tuồng…phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan của nhân dân
_Y học : Có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) Ông thu thập nhiều bài thuốc gia truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và viết thành sách
_Kỹ thuật: Từ thế kỷ XVIII một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý của Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
- Nguyên nhân thắng lợi :
+Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .
+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung- anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử : Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia . Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.
Câu 5 : Tóm tắt những cống hiến to lớn của Phong trào Tây Sơn từ 1771 đến 1789?
- 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Hạ đạo
- Giữa 1774 kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng nam đến Bình Thuận
- 1777 lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn Đàng Trong
- 1785 tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút
- 1786 ra Bắc lật đổ chính quyền Chúa Trịnh
- 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh, sau đó thực hiện nhiều chính sách cải cách đất nước tiến bộ
Câu 6 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
- Kinh tế: + Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục: + Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
-Quốc phòng:+ Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, tổ chức quân đội với nhiều binh chủng (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh)
-Ngoại giao:+Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết
+ Đối với Nguyễn Ánh: quyết định tấn công lớn để tiêu diệt
@Đức Nhật Huỳnh , @Nguyễn Phương Vi , @Asuna Yuuki , @Bùi Thị Diệu Linh , @Trường Thái

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP HKII
MÔN SỬ LỚP 7 NH 2016-2017
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .
Câu 2: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, thế kỉ XVII tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta đã dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa . Đây là công trình của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là A-lếc- xăng- đơ- Rốt là người có đóng góp quan trọng vào việc này. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học và dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay .
Câu 3: sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian ,các loại hình nghệ thuật, các thành tựu về y học, kỹ thuật (thế kỷ XVII-XVIII)
_ Văn học dân gian phát triển phong phú, có nhiều truyện dài bằng chữ Nôm như Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ..truyện tiếu lâm như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn ..thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi
_ Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật...
_ Nghệ thuật điêu khắc gỗ đơn giản mà dứt khoát ( tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn..)
_ Nghệ thuật sân khấu đa dạng như hát ả đào, chèo, tuồng…phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan của nhân dân
_Y học : Có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông 1720-1791) Ông thu thập nhiều bài thuốc gia truyền và các kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và viết thành sách
_Kỹ thuật: Từ thế kỷ XVIII một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý của Hà Lan. Các thợ thủ công triều Nguyễn chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Phong trào Tây Sơn ?
- Nguyên nhân thắng lợi :
+Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta .
+ Sự lãnh đạo tài tình , sáng suốt của Quang Trung- anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử : Trong 17 năm liên tục chiến đấu , phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn , Trịnh - Lê , xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia . Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.
Câu 5 : Tóm tắt những cống hiến to lớn của Phong trào Tây Sơn từ 1771 đến 1789?
- 1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Hạ đạo
- Giữa 1774 kiểm soát vùng rộng lớn từ Quảng nam đến Bình Thuận
- 1777 lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn Đàng Trong
- 1785 tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút
- 1786 ra Bắc lật đổ chính quyền Chúa Trịnh
- 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh, sau đó thực hiện nhiều chính sách cải cách đất nước tiến bộ
Câu 6 : Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
- Kinh tế: + Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục: + Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
-Quốc phòng:+ Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, tổ chức quân đội với nhiều binh chủng (bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh)
-Ngoại giao:+Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết
+ Đối với Nguyễn Ánh: quyết định tấn công lớn để tiêu diệt
--HẾT--
CHÚC CÁC EM THI TỐT
------------------------------------------------------
Đề cương xin của các anh chị lớp 7 năm ngoái !
Mình sẽ đăng BT ở dưới nha !
P/s: Mỏi cổ quá !CHÚC CÁC EM THI TỐT
------------------------------------------------------
Đề cương xin của các anh chị lớp 7 năm ngoái !
Mình sẽ đăng BT ở dưới nha !
@Đức Nhật Huỳnh , @Nguyễn Phương Vi , @Asuna Yuuki , @Bùi Thị Diệu Linh , @Trường Thái