Ôn thi ĐH_Sinh học

T

ticktock

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2!
Mình lập topic này mục tiêu trước hết là để tự ôn,vì mình sẽ thi khối B,nhưng môn Sinh của mình vẫn chưa tới đâu...Nên mình quyết định mỗi ngày sẽ post một bài,nội dung là lý thuyết các bài học trong sgk Sinh 12.Nếu các bạn muốn ôn tập thì có thể vào đây xem...


 
T

ticktock

Đột biến số lượng NST


Đột biến lệch bội
:
!!Xảy ra trong nguyên phân(xảy ra ở kì sau,gây ra thể khảm) hoặc giảm phân (xảy ra ở kỳ sau ở cả giảm phân 1 và giảm phân 2,2 t/h này sẽ gây ra những loại giao tử khác nhau,nên cần chú ý)
!!Sự tăng hay giảm số lượng của một hoặc một vài cặp NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên cơ thể mang ĐB lệch bội thường ko sống được/giảm sức sống/giảm khả năng sinh sản tuỳ loài
*Bệnh Đao (3 NST 21):triệu chừng hầu hết ở mặt,ngón tay ngắn,si đần,không con.Tỉ lệ xuất hiện hội chứng Đao tăng tỉ lệ với tuổi người mẹ: Dưới 30 là 0,05%;40 là 1%;45 là 2%.
*Đột biến lệch bội gặp nhiều ở thực vật,đặc biệt ở chi Cà và Chi lúa.Ví dụ:Cà độc dược:12 dạng thể 3 tương ứng 12 cặp NST,tạo thành 12 dạng quả khác nhau.
!!Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.Đột biến lệch bội còn dùng để đưa NST mong muốn vào cơ thể khác+xác định vị trí gen trên NST


Đột biến Đa bội
:
!!Tự đa bội..
!!Dị đa bội:cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong một TB(không phải nA+nB,mà là 2nA+2nB mới gọi là dị đa bội.
!!Cho nên,dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá
*Lai xa---->nA+nB:bất thụ do bộ NST không tương đồng,không thể giảm phân sinh giao tử
*Đa bội hoá---0>2nA+2nB(dị đa bội) hữu thụ,gọi là thể "Song Nhị Bội"
*Ví dụ điển hình là:Cải củ(18)xCải bắp(18)
!!Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường (3n,5n...sẽ có số lẻ n NST không có cặp tương đồng để phân ly trong giảm phân.Chúng tạo ra các giống cây không hạt...(cũng đúng,không thể sinh sản thì cần hạt làm gì @-),hay là do không sinh sản được nên không có hạt :)|
!!Các thể đa bội chẵn có thể sinh sản,có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
!!Các thể đa bội đều lớn con to xác,do hàm lượng ADN tăng gấp nhiều lần,dẫn đến quá trình tổng hợp hữu cơ diễn ra mạnh mẽ,phát triển khoẻ chống chịu tốt.
!!Động vật cũng có thể gặp thể đa bội,đó là các động vật lưỡng tính như giun đũa giun đất,nghe tới mấy con này là bủn rủn tay chân,tội nghiệp trí tửng tựng hơi bị phong phú b-:)|



===đều là nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá===
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

^^

t ủng hộ và cám ơn chân thành đến chủ pic với mong muốn giúp nhau cùng ôn thi ĐH đạt kết quả tốt .

T nhớ là traitimbang cũng đã từng lập 1 pic về ôn thi ĐH khối B ,môn Sinh rồi ^^ .

Nếu chủ pic có sự nhiệt tình ,thì t chỉ có ý kiến là thay vì post nguyên lý thuyết ( hầu như đã có trong sách ,tài liệu ) làm cho ít ai có ... đủ kiên nhẫn và tinh mắt để đọc và nắm bắt hết thì ta nên post các kĩ năng ,các chú ý ,các câu dễ bị lừa ,các phần trọng tâm cần nắm được , các công thức tính nhanh , kĩ năng suy luận các câu có nhiều đáp án giống nhau ... như vậy sẽ có kết quả cao hơn ,chúc chủ pic thành công ^^ .
 
A

anhvodoi94

Em đưa lên mấy công thức liên quan đến phần này nha !


BÀI 7 : ĐỘT BIỄN SỐ LƯỢNG NST
DẠNG 1 : THỂ LỆCH BỘI :


a/ Các dạng :

-Thể khuyết (không) : 2n – 2 ; Thể khuyết kép : 2n – 2 - 2 .
-Thể 1: 2n – 1 ; Thể 1 kép : 2n – 1 – 1 .
-Thể 3: 2n + 1 ; Thể 3 kép : 2n + 1+ 1 .
-Thể 4: 2n + 2 ; Thể 4 kép : 2n + 2 + 2 .
(n: Số cặp NST) .

* DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ TRƯỜNG HỢP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẶP NST
Số dạng lệch bội đơn khác nhau [TEX]C^n_1 = n[/TEX]
Số dạng lệch bội kép khác nhau [TEX] C^n_2 = \frac{n.(n-1)}{2!}[/TEX]
Có a thể lệch bội khác nhau [TEX]A^n_a = \frac{n!}{(n-a)!}[/TEX]


DẠNG 2: THỂ ĐA BỘI

a. Các dạng

-Đa bội chẵn : Tứ bội (4n) ,Lục bội (6n) , Bát bội (8n) ...
-Đa bội lẻ : Tam bội (3n) , Ngũ bội (5n) , Thất bội (7n) ...

b.Cách viết giao tử :

+ Đối với kiểu gen AAAa: cá thể này tạo hai loại giao tử với tỉ lệ.
3AA : 3Aa = 1AA : 1Aa

+ Đối với kiểu gen Aaaa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.
1AA : 4Aa : 1aa

* Tứ bội (4n) :
AAAA → 100% AA
AAAa → 1/2AA : 1/2Aa
AAaa → 1/6AA :1/6Aa : 1/6aa
Aaaa → 1/2Aa : ½ aa
aaaa → 100 % aa

*Tam bội (3n) :
AAA → ½ AA :1/2 A
AAa → 1/6AA: 2/6 A : 2/6 Aa : 1/6ª
Aaa → 1/6A: 2/6 Aa : 2/6 a : 1/6aa
aaa → ½ aa : ½ a
 
T

ticktock

Mình hiểu ý của mấy bạn,và mình cảm ơn đã ủng hộ pic của mình :)>- nhưng mà mình muốn khẳng định lại một điều là mục đích chính của mình là tự ôn,bởi vì mình rất lười học lý thuyết.Việc mỗi ngày mình post một bài lên đây thực tế là một sự cam kết với bản thân mình,mình muốn bảo đảm là mỗi ngày mình chắc chắn phải học được một chút..Nhưng mình cũng rất vui nếu được các bạn ủng hộ bằng những công thức hay,lưu ý cần thiết hoặc bài tập khó...Ví lại bài mình viết chỉ toàn là những điểm mà mình hay quên thôi :D Mong được chỉ giáo thêm ... :\">
 
T

ticktock

Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

*DI truyền tế bào chất (thuộc kiểu Di truyền theo dòng mẹ)
Do gen nằm trong tế bào chất,mà hợp tử hình thành trong tế bào trứng (tinh trùng chui vào trứng.....) nên con con mang tính tráng của mẹ..
!!Lai lừa đực và ngựa cái được con la bất thụ,dai sức leo núi giỏi (con giống cha ;)) )
!!Lai lừa cái và ngựa đực thì được con bốcđô.
!!Hiện tượng bất thụ đực là hiện tượng ở thực vật:cây ko tạo phấn hoặc có tạo phấn nhưng ko thụ tinh được.Đây là tính trậng di truyền bởi gen TBC.
---> Dùng để tạo hạt lai mà khỏi cần bỏ phấn hoa của cây mẹ.Các dòng bất thụ đực thì vẫn nhận phấn hoa từ cây bình thường khác.
*gen trong ti thể lục lạp:Tương truyền ti thể thực tế là tế bào vi khuẩn mà tb nhân thực thực bào mà ra.,cho nên,gen trong ti thể là các ADN trần,mạch vòng,xoắn kép,tg tự ADN của vi khuẩn.Gen của lục lạp cũng rứa.Và tất cả chúng đều có khả năng đột biến.
!!Gen của lục lạp có thể bị đột biến thành lạp thể trắng.Ví dụ ở lá vạn niên thanh,do sự phân phối ngẫu nhiên 2 loại lạp thể dẫn đến có thể một mảng lớn trên lá có màu trắng..
!!Bộ gen ti thể:mtADN(môi trường giàu năng lượng).Gen ti thể quy định tính kháng thuốc
!!Bộ gen lục lạp:cpADN(chloro...)
*(1) thụ phấn với (2)=(1) làm mẹ.
!!Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền NST,vì TBC không được phân chiâ đều cho các TB con khi phân chia như là NST
 
V

vanhungstyle

1) ở người tính trạng nhóm máu M, N và MN do 2 gen alen M, N không át chế nhau quy định. Nhóm máu ABOso 3 gen IA , IB và IO quy định.trong đó IA ,và IB không át chế nhau, nhưng át chế gen IO. các gen nằm trên các cặp NST thường đồng dạng khác nhau. Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn bố mẹ, chúng có nhóm máu như sau: trẻ X: O, MN; trẻ Y: B,M; trẻ Z: A, MN. Ba cặp bố mẹ có nhóm máu như sau: cặp 1: A, M và AB, N; cặp 2: A, MN và B,M; cặp 3: A, MN va A, MN. Đứa trẻ nào là con của cặp vợ chồng nào?



2) ở ruồi giấm gen a quy định mắt đỏ, a: mắt trắng; B:cánh bình thường, b: cánh chẻ. Các gen đều liên kết với NSt giới tính X. trong một phép lai giữa ruồi cái thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi đực mắt trắng ,cánh chẻ, F1 được toàn ruồi mắt đỏ cánh bình thường. cho F1 giao phối ở F2 thu được 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường; ruồi đực có 40% ruồi mắt đỏ, cánh bình thường; 40%mắt trắng , cánh chẻ; 10% mắt đỏ, cánh chẻ; 10% mắt trắng, cánh bình thường .tỉ lệ ruồi cái có kiểu gen XABXab¬¬¬¬ ở F2 trong tổng số ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường là bao nhiêu?


3) ở cà chua A: thân cao, a: thân thấp; B: qua tròn, b: qua bau duc. Cho cà chua thuần chủng thân cao quả tròn lai với cà chua thân thấp quả bầu dục thu dược ở F1 toàn cây thân cao, quả tròn cho F1 tạp giao ở F2 xuất hiên 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thấp bầu dục chiếm 320 cây trong tổng số 2000 cây ở F2 . tần số của cây sị hợp ở F2 là bao nhiêu? ( làm chi tiết giúp mình nha. Tk nhiều. còn nhiều bt hay lắm)
 
T

ticktock

Di truyền liên kết với giới tính
NST X và Y khác nhau về hình dạng,2 đứa có đoạn tương đồng hơi bị ngắn.
XY đực,XX cái là:ĐV có vú,ruồi giấm,cây gai,cây chua me...(con ruồi gai,ăn rất chua)
XX đực,XY cái:bướm chim bò sát dâu tây...
XX cái,XO đực có con châu chấu

Phép lai of gen trên NST X không có đoạn tương đồng trên Y : xem Y là gen lặn,sau khi có được kết quả lai thì cân bằng Xa và Y là được.
Phép lai of gen trên NST Y không có đoạn tương đồng trên X thì truyền thẳng cho giới dị giao tử.


!!Bệnh mù màu đỏ và lục,bệnh máu khó đông là do gen trên NST X ko có đoạn tương đồng trên Y

!!Người ta dựa vào di truyền liên kết với giới tính để phân biệt đực cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp với sản xuất
++Gà XX trống vằn ở đầu rõ hơn XY mái
++Tằm đực XX cho nhìu tơ hơn trứng sáng;tằm cái XY cho ít tơ hơn trứng sẫm màu
 
Last edited by a moderator:
T

ticktock

2) ở ruồi giấm gen a quy định mắt đỏ, a: mắt trắng; B:cánh bình thường, b: cánh chẻ. Các gen đều liên kết với NSt giới tính X. trong một phép lai giữa ruồi cái thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi đực mắt trắng ,cánh chẻ, F1 được toàn ruồi mắt đỏ cánh bình thường. cho F1 giao phối ở F2 thu được 100% ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường; ruồi đực có 40% ruồi mắt đỏ, cánh bình thường; 40%mắt trắng , cánh chẻ; 10% mắt đỏ, cánh chẻ; 10% mắt trắng, cánh bình thường .tỉ lệ ruồi cái có kiểu gen XABXab¬¬¬¬ ở F2 trong tổng số ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường là bao nhiêu?


3) ở cà chua A: thân cao, a: thân thấp; B: qua tròn, b: qua bau duc. Cho cà chua thuần chủng thân cao quả tròn lai với cà chua thân thấp quả bầu dục thu dược ở F1 toàn cây thân cao, quả tròn cho F1 tạp giao ở F2 xuất hiên 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thấp bầu dục chiếm 320 cây trong tổng số 2000 cây ở F2 . tần số của cây sị hợp ở F2 là bao nhiêu? ( làm chi tiết giúp mình nha. Tk nhiều. còn nhiều bt hay lắm)

Ủa sao ngộ vậy,tại sao tỉ lệ ở bài 3 không phải là 1/16 mà lại là 32/2000,lý do dẫn đến sai khác này là cái gì vậy có ai biết không chỉ mình với
Tỉ lệ ở bài 2 cũng không giống như lý thuyết nữa .... b-(
 
T

traimuopdang_268

Mình hiểu ý của mấy bạn,và mình cảm ơn đã ủng hộ pic của mình :)>- nhưng mà mình muốn khẳng định lại một điều là mục đích chính của mình là tự ôn,bởi vì mình rất lười học lý thuyết.Việc mỗi ngày mình post một bài lên đây thực tế là một sự cam kết với bản thân mình,mình muốn bảo đảm là mỗi ngày mình chắc chắn phải học được một chút..Nhưng mình cũng rất vui nếu được các bạn ủng hộ bằng những công thức hay,lưu ý cần thiết hoặc bài tập khó...Ví lại bài mình viết chỉ toàn là những điểm mà mình hay quên thôi :D Mong được chỉ giáo thêm ... :\">

Mình hiểu ý bạn
vì m cũng đã có lần như thế ^^.

M cũng làm một pic anh. Và mỗi sáng lên post những cái mà 10p buổi sáng học được

Chúc bạn thành công, Mướp sẽ thường xuyên ghé thăm ^^

< Bạn của riven >
 
T

ticktock

QUan hệ giữa kiểu hình,kiểu gen và môi trường
*Cây hoa anh thảo:Cây A_:20-->đỏ;35-->trắng
*Thỏ:kiểu gen yy và thức ăn nhiều caroten--->mỡ vàng
*Ví dụ về giới tính ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen (dị hợp) : râu xồm ở dê,đầu hói ở người,sừng ở cừu)
--->Kiểu hình là kết quả tương tác giữa môi trường và kiểu gen(môi trường ở đây là trong hoặc ngoài) hoặc giữa kiểu gen với nhau..

!!Mức phản ứng là các kiểu hình khác nhau do 1 gen biểu hiện ở những MT khác nhau
!!Sự mềm dẻo kiểu hình tính bằng số kiểu hình của 1 kiểu gen có thể có.
!!Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu MT,có mức phản ứng rộng
!!Mức phản ứng do kiểu gen quy định,nên nó được di truyền
 
Last edited by a moderator:
T

ticktock

Nhiễm sắc thể
Vi khuẩn:ADN vòng,trần,ko liên kết protein
Sv nhân thực:ADN mạch xoắn kép,liên kết với protein híston ---NST
Số NST trong TB 1 cá thể có thể chẵn hoặc lẻ (t/h đặc biệt,do NST giới tính chỉ có 1 em,như châu chấu đực,rệp cái.)
Liên quan NST có pp nhuộm băng NST,phát hiện đột biến cấu trúc NST,khi NST ở kì giữa,đóng xoắn cực đại

NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc,tức là phân tử DNA mạch kép,chiều ngang 2nm (Ô,đọc sách lại mới ngộ ra được điều này,bộ chất nhiễm sắc là DNA sao ?_?)
DNA quấn quanh một khối protein gồm 8 ptu protein histon,đoạn DNA ấy dài 146 nucleotide,quấn quanh 1 3/4 vòng (nhiều hơn 1 vòng cho chắc chắn ;)) ) tạo thành 1 đơn vị nucleoxom Sợi cơ bản sẽ gồm các nucleoxom nối với nhau bằng 1 đoạn ngắn DNA,sợi cơ bản có chiều ngang khoảng 11nm (cơ bản,nó cơ bản,nên nó 11)
Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2(dày cỡ 2 nucleoxom,30 nm) tạo thành sợ nhiểm sắc
Sợi nhiễm sắc xoắn tiếp thành hình con rắn dày hơn rất nhiều so với sợi nhiễm sắc gọi là vùng xếp cuộn, (XẾp CUỘn)
Tiếp tục xoắn thành 1 đống bùi nhùi,tách sợi ra ta được cromatit (700nm)
Tại kì giữa NST đóng xoắn cực đại,dày tới 1400nm,khi đó chiều dài của nó đả rút ngắn khoảng 15-20 ngàn lần --->thuận lợi phân ly (rút về cực theo tơ phân bào) và tổ hợp (gộp nhóm) trong phân bào.

NST có thể điều hoà hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn khác nhau,như ở nữ giới,1 NST X cuộn xoắn ở dạng thể Barr bị vô hiệu hoá (HIỆN TƯỢNG DỊ NHIỄM SẮC HOÁ,tức là ;)) biến hình NST thành hình kì zị :-? )
NST giúp phân chia đều vật chất di truyền cho các TB con (NST tương đồng,gen cũng thành cặp,phân ly theo 2 cực)


Túm lại:Chất nhiễm sắc (DNA) 2nm ---> Sợi cơ bản (gồm các nucleoxom nối) 11nm--->Sợi nhiễm sắc 30nm---->Vùng xếp cuộn 300nm---->Cromatit 700nm---->NST 1400nm ở kì giữa.
 
T

ticktock

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :​
Trong sách có viết "Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST,một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác".Nhóm liên kết là gì mình vẫn chưa biết :-? có ai thấy câu này mà biết nó là gì thì giải thích mình nghe với nhé :D cảm ơn nhìu nhìu,ví lại không biết mấy loại đột biến cấu trúc NST còn lại như lặp đảo mất có loại nào cũng làm thay đổi nhóm gen liên kết ko...
Chuyễn đoạn tương hỗ (tức là ko ko tương hỗ =)),ôi mình khùng quá =''=,nhưng mấy bạn đừng nghĩ mình khùng thiệt nhé,chỉ là 1 cách nhớ bài thôi ;))) xảy ra trong quá trình giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử:1 bình thường,3 giao tử còn lại thì mang NST ko bình thường tức là bị đột biến (đối với loại chuyển đoạn giữa 2 cặp NST)
Chuyển đoạn không tương hỗ thì có t/h 1 NST sát nhập vào NST kia

Hậu quả:
+Mất đoạn:thường gây chết hoặc giảm sức sống,gây ung thư như mất đoạn NST 21.Nhưng mà mất đoạn nhỏ thì có thể ko sao,cho nên người lợi dụng điểm này để tìm vị trí của gen trên NST,cái nè thì giống đột biến lệch bội nè
+Chuyển đoạn:*lớn thì gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản *nhỏ thì có thể ít ảnh hưởng tới sức sống hoặc cũng có thể có lợi cho sv
----->2 loại này là nặng nhất,mà mất đoạn là nặng nhất,nhưng mà chuyển đoạn có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản,thế thì không tốt cho con cái,mẹ mình noái đoá là thiên chức :-?
+Đảo đoạn thì ko làm mất vật chất di truyền nên ít ảnh hưởng tới sức sống nhưng mà nếu đảo đoạn xảy ra mà trùng hợp ở chỗ đó lại có đb chuyển đoạn thì giao tử ko bình thường,hợp tử chết.
+Lặp đoạn chỉ làm tăng giảm mức biểu hiện tính trạng như ở ruồi giấm lặp đoạn Barr làm xẹp mắt,ở đại mạch tăng hoạt tính E amilaza

Lợi ích :-?
+Lặp đoạn có vai trò đối với tiến hoá của hệ gen vì nó làm tăng/ giảm mức biểu hiện tính trạng,nó làm tăng vật chất di truyền ,có thể làm thay đổi chức năng gen do tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên)
+Đảo đoạn:sắp xếp lại gen,góp phần dẫn đến sự khác nhau giữa các thứ,nòi TRONG CÙNG 1 LOÀI,cũng đúng,..đâu có tới mức làm hình thành loài khác
+Mất đoạn nhỏ thì như trên ----> bản đồ gen
+Chuyển đoạn thì cũng như trên ----ứng dụng trong chọn giống
 
J

jokerlee1993

Ôi! Mình ủng hộ hai tay hai chân lun, Mình cũng thi khối B mà bây giờ chưa đâu vào đâu hết, mọi người giúp mình với nhá!!:(( Cả Ticktock và mọi người cùng cố lên nhé!
Mà mọi người học sinh nâng cao hay cơ bản vậy??

>>>hôk đc viết chữ màu đỏ đâu bạn iu :p chú ý nha! hôk có ng bít là báo bài vi phạm đó :p
 
Last edited by a moderator:
T

triaiai

Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Giải thích đúng là
A. 2,3. B. 1,3. C. 1,2. D. 1,4.
 
T

ticktock

Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.
3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Giải thích đúng là
A. 2,3. B. 1,3. C. 1,2. D. 1,4.

A. 2,3 :)&gt;- hem đúng thì mình hem thi đại học nữa :-SS
 
T

ticktock

Quá trình hình thành loài:
*Thực chất là quá trình thành phần kiểu gen được cải biến dần dần cho tới mức xuất hiện cách ly sinh sản (mà cụ thể là cách ly sau hợp tử)
*Một số phương thức hình thành loài chủ yếu
+Con đường địa lý:Loài mở rộng khu phân bố tới những vùng có điều kiện địa lý khác nhau/khu phân bố bị chia cắt...Biến động di truyền(các yếu tố ngẫu nhiên) nếu có sẽ làm cho quá trình hình thành loài diễn ra cáng nhanh hơn.
+Con đường sinh thái:Diễn ra ở những loài thường ít di chuyển xa như thân mềm,ví dụ như trên bờ sông,trên mặt sông,dưới lòng sông..đk sinh thái khác nhau dẫn đến những đặc tính sinh thái khác nhau giữa các nòi thuộc cùng 1 loài,chúng giống nhau nhiều về hình thái nhưng khác nhau về đặc tính sinh thái( ví dụ mùa đẻ,chỗ đẻ...phương thức này giúp cho các cá thể có nhiều "ko gian" hơn,về thức ăn,thuận lợi sinh nở..)
+Đột biến lớn:
#Đa bội hoá cùng nguồn:Xảy ra trong giảm phân,đa bội chẵn thì mới hữu thụ,cụ thể thể 4n cách ly sinh sản với 2n vì tạo ra thể 3n bất thụ.Xảy ra trong nguyên phân thì sẽ tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
#Đa bội hoá khác nguồn:Lai xa thôi thì chưa đủ để tạo ra loài mới nhưng nếu có tự đa bội thì ok tuốt
#Cấu trúc lại bộ NST:Liên quan tới đột biến cấu trúc NST,đặc biệt là đảo đoạn và chuyển đoạn,thay đổi nhóm gen liên kết,thay đổi chức năng gen,kích thước hình dạng NST (NST số 2 của người do sự sát nhập 2 NST của vượn người :-SS bộ NST của người và tinh tinh khác nhau bởi 9 NST có đảo đoạn qua tâm..
 
T

ticktock

Ôi! Mình ủng hộ hai tay hai chân lun, Mình cũng thi khối B mà bây giờ chưa đâu vào đâu hết, mọi người giúp mình với nhá!!:(( Cả Ticktock và mọi người cùng cố lên nhé!
Mà mọi người học sinh nâng cao hay cơ bản vậy??

>>>hôk đc viết chữ màu đỏ đâu bạn iu :p chú ý nha! hôk có ng bít là báo bài vi phạm đó :p
Có gì thắc mắc thì bạn cứ đưa lên,hocmai.vn có nhiều mem giỏi lắm (ko phải mình =)) )
Trên trường mình học ct nâng cao,và theo mình thì nếu thi đại học thì môn sinh mình phải học cả sách cơ bản và nâng cao thì mới được :)>-
 
T

ticktock

Tiến hoá nhỏ
(là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen,Talen,Tgen..kết quả là hình thành loài mới,khác với tiến hoá lớn:quá trình hình thành các đơn vị trên loài)
Quá trỉnh tiến hoá nhỏ chi phối bởi các nhân tố tiến hoá:
*Đột biến (ĐB gen là ng liệu sơ cấp,còn ĐB NST là ng liệu thứ cấp)
Tần số đột biến đối với từng gen cụ thể thì rất thấp (10^-6--->10^-4) gây ra 1 áp lực rất thấp lên cấu trúc di truyền của quần thể,nhưng tỉ lệ mà một cơ thể mang đột biến gen thì lại khá lớn
Giá trị thích nghi của đột biến tuỳ thuộc vào :MT,tổ hợp gen.
*Di nhập gen=Dòng gen:Cái tên nói lên tất cả.Vẫn chưa hiểu về "câu chiện những con ruồi"
*Giao phối không ngẫu nhiên:có giao phối có lựa chọn,giao phối gần,tự thụ phấn...
Cần nhớ ngẫu phối không làm biến đổi thành phần kiển gen/vốn gen của quần thể.Nó tạo ra vô số BDTH,phát tán ĐB trong quần thể,trung hoà tính có hại của ĐB góp phần tạo ra các TH gen thích nghi.Là nguyên liệu thứ cấp cho THoá.
*Chọn lọc tự nhiên.Mặt chủ yếu là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
CLTN biến đổi tần số các alen theo hướng xác định,và áp lực do CLTN lên cấu trúc di truyền của quần thể lớn hơn nhiều so với ĐB>
CLTN không tác động lên từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen mà trong đó các gen tương tác thống nhất;không chỉ tác động lên 1 cá thể mà còn tác động lên cả quần thể trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc,theo đó CLTN thường hướng tới bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà có mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích của cá thể và lợi ích của quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
!!Các hình thức chọn lọc:ổn định(MT ko đổi),vận động(MT thay đổi theo 1 hướng xác định),phân hoá(MT thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất,đầu tiên tạo ra nhiều kiểu hình khác sau đó mỗi đứa chịu tác động của chọn lọc ổn định) (Ông Và Pà) theo thứ tự đồ thị từ cao xuống thấp (H38).
*Các yếu tố ngẫu nhiên=Biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền:Do vật cản địa lý/một nhóm cá thể tác ra tạo lập quần thể mới (phân biệt với dòng gen nhá)
!!Thế cổ chai:1 só ít cá thể sống sót,gặp dk thuận lợi lại phát triển
Biến động di truyền không chỉ tác động độc lập,nó phối hợp với chọn lọc tự nhiên.(Phải đọc đoạn cuối SGK_156)
 
Top Bottom