Hi,câu hỏi này chị nhớ đã được làm rất lâu rồi, từ khi học đội tuyển lớp 11 mà nay lại có bạn nhắc đến. Chẳng nhớ hồi đó mình đã làm thế nào nhưng ở thời điểm này, chị có một vài suy nghĩ như sau:
Thứ nhất: Về câu hỏi trong đề thi. Câu hỏi này được nêu của bài thi văn sách khoa thi đình năm 1876 dưới thời nhà Nguyễn, khi mà cuộc chiến Việt Nam - Pháp đang ở giai đoạn cam go, người Pháp đã chiếm được lục tỉnh Nam Kì ở Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh nước Nhật, một nước đồng văn đồng chủng, máu đỏ, da vàng với Việt Nam nhờ cuộc duy tân Minh TRị mà đổi đời, thoát khỏi thân phận thuộc địa mà đi lên. Câu hỏi đó, suy cho cho cùng là một câu hỏi khá hay trong một cuộc thi dưới thời PK.
THứ hai: Nội dung câu hỏi xoay quanh vấn đề nên hay không tiến hành cải cách ở Việt Nam như nước Nhật đã làm. Phải nói rằng, ở vào thời điểm ấy, khá nhiều văn thân , quan lại Việt Nam vốn xuâts thân từ cửa Khổng, sân Trình nhưng lại có tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn đề xuất những kiến nghị cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Thú THứ...chính vì thế, một câu hỏi có tính chất mở như vậy vừa xuất phát từ thực tế đất nước lại như một dấu chấm hỏi cho phương cáh cứu nước trong thời buổi bấy giờ.
Thứ ba: Đề cập đến câu trả lời của một thí sinh khi nói rằng " Nhật bàn thuở trước vẫn theo văn minh nước Tàu mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây thì dẫu có nên phú cường thì về sau cũng hóa ra loài mọi rợ". Câu trả lời thể hiện một lối tư duy có tính phổ biến ở Việt Nam lúc bấy giờ rằng dứt khoát Việt Nam không nên cải cách, không nên học đòi theo Nhật để chuốc lấy thảm họa.
Vấn đề ở đây là chúng ta nhận định thế nào. Với tư cách là chứng nhân của lịch sử, trực tiếp nhìn thấy sự phú cường của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XX và cả hiện nay nữa, trực tiếp nhận thấy được thảm trạng mất nươc mà nhà Nguyễn đã để lại cho lịch sủ những năm cuối thế kỉ XIX để thấy rằng: câu trả lời ấy là một suy nghĩ sai lầm, một tư duy lạc hậu, trì trệ, một lối tư duy mang nặng tính chất nông nghiệp lâu đời như Việt Nam, một xã hội đóng kín, coi "nông bản, thương mạt". Nước Nhật là một minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi tư duy của một quốc gia có những điều kiện gần giống Việt Nam mà chúng ta không nhận thấy.
Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia lâu đời ở Đông Bắc Á, cả VN và NB đều chịu ảnh hưởng của VM Trung Hoa nhưng VN và TQ đã thua Nhật ở một tầm tư duy để rồi chịu chung số phận mất nước.
Đó là một vài suy nghĩ của chị, mọi người cho ý kiến thêm nhé