Ôn thi đại học

G

giangkute2011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau : 0,2 AABb: 0,2 AaBb:0,3 aaBB: 0,3 aabb
Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đông hợp lặn sau 1 thế hệ là
A: 12,25% B: 30% C: 35% D:5,25%

bạn nào biết giúp mình với ,mình chưa gặp quần thể này bao giờ trong bài giảng của Thầy Quang Anh ,chỉ giùm cho mình công thức tính bài này luôn .mình cảm ơn nhiều

Câu 2: trong một quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của một enzim p=0,7 và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm q=0,3.Có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến một quần thể q=0,8 .Tần số alen của quần thể mới là>

A: p=0,7 và q=0,3 B: p=0,75 và q=0,25

C: p=0,25 và q=0,75 D: p=0,3 và q=0,7

Câu 3: Một cơ thể thực vật có kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc , kiểu gen của nội nhũ ở đời con là ?
A:AA, Aa, aa B: A,a
C: Aaa.AAa, AAA, aaa D: AAAA, AAaa, AAAa, aaaa
 
Last edited by a moderator:
A

autumns_gust

Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau : 0,2 AABb: 0,2 AaBb:0,3 aaBB: 0,3 aabb
Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đông hợp lặn sau 1 thế hệ là
A: 12,25% B: 30% C: 35% D:5,25%

Mình nghĩ ta cũng sẽ tách riêng tùng cặp gen ra xét thôi bạn ạ.
a=0,7 => aa=0,49
b=0,5 => bb=0,25
=> aabb = 0,49x0,25=0,12....
lười tìm cái máy tính quá nhưng chắc là câu A rồi :).


Câu 2: theo mình là không có cơ sở để giải bạn ạ, mình khẳng định với bạn là đề như vậy không thể giải được, nhưng có lẽ người ra đề có ý như thế này.
Quần thể 0,8q kia có 900 con, và tần số của 90 con này phù hợp với tần số của quần thể gốc: khi đó thì tần số mới của q sẽ là (90x0,3+900x0,8)/(900+90)=0,754545.....

Câu 3 thì chỉ cần áp dụng kiến thức của sinh 11 về khái niệm nội nhũ là xong: mình chỉ nhớ một điều đơn giản nhất nội nhũ là 3n.
 
G

giangkute2011

Mình nghĩ ta cũng sẽ tách riêng tùng cặp gen ra xét thôi bạn ạ.
a=0,7 => aa=0,49
b=0,5 => bb=0,25
=> aabb = 0,49x0,25=0,12....
lười tìm cái máy tính quá nhưng chắc là câu A rồi :).

Bạn giải thích rõ giúp mình luôn được không?:(:(
 
A

autumns_gust

À, cơ sở của phương pháp này hẳn phải nhắc lại đến toán thống kê và phương pháp nghiên cứu và kết quả của Mendel cũng như Hacdi-Vanbec.
Cái phần đó khá sâu mình nắm không vững lắm nên chỉ có thể từ những phần đơn giản để suy ra cách giải thôi.

Giờ mình có một thùng thật to có bi keo (vài tỉ tỉ viên chẳng hạn ^^ .... nói chung là rất rất nhiều) có phân nửa là bi đỏ, phân nửa là bi đen, bạn lấy ra 2 viên thì nó có thể là đỏ đỏ, (đỏ đen, đen đỏ), đen đen. Khi ta học về xác suất thì hẳn bạn cũng biết rằng xác suất bắt được đen đen là 1/4 từ đây mở rộng ra với tỉ lệ khác (chỉ với 2 màu đỏ đen đó) thì nó cũng giống với phương trình Hacdi-Vanbec phải không? Cơ sở này cũng là do khi số bi rất lớn thì xác suất các lần bắt của từng viên bị gần như là không phụ thuộc vào nhau và bằng một hằng số (thực chất là có nhưng mà do chênh lệch trong trường hợp này rất nhỏ nên làm tròn sẽ xem như là như nhau).
Giờ mình có thêm thùng bóng bi bằng nhựa gồm vàng và xanh (cũng là rất nhiều bi nha) với tỉ lệ nhất định thì tỉ lệ bắt được xanh xanh cũng là một con số nào đó.
Hẳn nhiên là bi nhựa và bi keo khác nhau về độ cứng nên khi trộn chung 2 thùng lại, ta có thể dùng tay cảm nhận được sự khác nhau. Vậy nên xác suất bắt được đen đen vàng vàng bằng với tích (xác suất bắt đen đen nhân với xác suất bắt vàng vàng).

Ta có thể ví các vấn đề này bằng khái niệm sinh học như là:
Việc bắt bi đen và bi đỏ (hay giữ bi xanh và bi vàng) không phụ thuộc vào nhau tựa như là hiện tượng phân li.
Việc ta có thể phân biết giữa bi keo và bi nhựa như là hiện tượng phân li độc lập. (Nếu mà bắt nhầm thì coi như đột biến vậy ^^ .... tuy có chút khác)
Số lượng bi rất lớn là để phép toán xác suất được chuẩn xác hơn tương ứng với điều kiện cân bằng lúc ta học về di truyền quần thể (số lượng cá thể lớn).
Việc trộn chung bi lại, bắt ngẫu nhiên (tất nhiên trong ví dụ của mình tức là không cho nhìn nhưng cho sờ thử) phần nào giống với việc ngẫu phối, khi các cá thể sinh giao tử hoà vào vốn gen chung, và việc tổ hợp tự do ....

Từ các lý luận đó, nếu như bạn thấy rằng các kiểu gen đề cho có thể tạo ra đủ hết các loại giao tử có thể có thì ta sẽ xét riêng từng cặp gen để tính cho nhanh:
Đồng hợp lặn aabb = aa x bb
a=0,7 => dùng Hacdi-Vanbec => aa=0,49, tương tự với bb.
Sau đó bạn lấy tích aa x bb lại là ra.

Nếu bạn không chắc chắn thì có cách nhẩm cũng nhanh nhưng mình không thường dùng cách này lắm.
aabb = ab x ab ...... tức là bằng với bình phương tỉ lệ giao tử ab
Nhìn vào kiểu gen thì 0,2 AaBb hẳn sẽ tạo ra 0,05 ab; 0,3aabb tạo ra 0,3 ab => tổng lại là 0,35
Lấy bình phương: xem đó là (35/100)^2
35x35 viết 25 ở tận cùng, lấy 3 nhân với số tự nhiên liền sau (4) rồi đặt kết quả trước 25
100^2 ...... 4 số 0, đặt dấu phẩy cho đúng chỗ
=> cũng ra 0,1225
 
Top Bottom