[Ôn thi đại học] Tuyển tập các bài tập hóa hay và khó trong mùa thi thử đại học các năm gần đây

G

giathi95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ĐANG TỚI GẦN/:)/:)

Đề đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các bài tập hay để rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học. Tớ xin phép được lập topic Tuyển tập các bài tập hóa hay và khó trong mùa thi thử đại học các năm gần đây.
Ở đây, tôi và các bạn sẽ thảo luận và chia sẻ những bài tập hay và khó, mang tính chất suy luận cao, các câu lý thuyết dễ bị nhầm lẫn đã và đang xuất hiện trong các mùa thi thử các năm gần đây.

RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ NHIỆT TÌNH TỪ PHÍA CÁC BẠN!!!!!
:M038::M037::M38:

anhso-184104_SGASG.jpg
 
G

giathi95

Mở màn nhé....

Câu 1: Nhúng 1 thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng tăng 11,6g. Khối lượng Mg đã tham gia phản ứng là.
A.6,96 B.25,2 C.20,88 D. 24
Câu 2:Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65g X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 g CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo 100,45 g kết tủa. Kim loại M là:
A.Na B.Li C.K D. Ca
Câu 3: Cho 9,6 g kim loại R tác dụng với 500ml dd HNO3 c mol/l vừa đủ, thu đc 22,4l khí A(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2g muối khan. A không thể là khí nào sau đây:
A.N2 B, N2O C. NO D. NO2
Câu 4: Cho m g hỗn hợp FeO, Fe, Fe3O4, Fe2O3 vào 400ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 2,24l H2, dung dịch Y và 2,8 g chất rắn ko tan. Giá trị của m là:
A.31,6 B, 30,0 C. 27,3 D. 24,4
Câu 5. Trường hợp nào sau đây không thỏa mã quy tắc bát tử?
A. NH3, HCl B CO2, SO2 C.PCl5, SF6 D. H2S, Al


Tạm thế nhé các bạn....làm xong post tiếp...:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
D

domtomboy

Câu 1: Nhúng 1 thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng tăng 11,6g. Khối lượng Mg đã tham gia phản ứng là.
A.6,96 B.25,2 C.20,88 D. 24

m tăng = 0.05. 40 + x .32 = 11,6
---> x = 0,3= nFe tạo thnàh
===> nMg = 0,3 + 0, 05 + 0,3 ===> m= 15,6
:( tính mãi chỉ ra d/a này thôi
chán thật

ah câu 2 có CH4 ở đâu đấy?
 
H

heartrock_159

m tăng = 0.05. 40 + x .32 = 11,6
---> x = 0,3= nFe tạo thnàh
===> nMg = 0,3 + 0, 05 + 0,3 ===> m= 15,6
:( tính mãi chỉ ra d/a này thôi
chán thật

ah câu 2 có CH4 ở đâu đấy?

Đầu tiên
Mg + Cu2+ ---> Cu + Mg2+
--->nMg = 0.05 mol
Tiếp : ( ngay lập tức)
Cu + 2Fe3+ ---> Cu2+ + 2Fe2+
0.05---0.1
Vậy trong dd có : 0.05 mol Cu2+ và 0.5 mol Fe3+ , 0.05 mol Mg2+ , 0.1 mol Fe2+
Vậy sau 6 lần thì lượng Fe3+ sẽ hết!
--->nMg = 6.0,05 = 0.3 mol
Khi đó trong dd có : 0.3 mol Mg2+ ; 0.05 mol Cu2+ và 0.06 mol Fe2+
Tiếp theo mới đẩy KL:
Ta có : mMg = 0,3.24 = 7.2 gam
---> Khối lượng kim loại tăng = 11.6 + 7.2 = 18.8
Mg + Cu2+ ----> Cu.................... ---> nCu = 0.05 mol ---> m giảm = 40.0,05 = 2 gam
---> m Fe tăng = 18.8 - 2 = 16.8 gam
Mg + Fe2+ ----> Fe + Mg2+
---> (56 - 24)x = 16.8
---> x = 0.525 mol
Vậy n Mg đã dùng = 0.3 + 0.05 + 0.525 = 0.875 mol
--> mMg = 21 gam
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Câu 1: Nhúng 1 thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng tăng 11,6g. Khối lượng Mg đã tham gia phản ứng là.
A.6,96 B.25,2 C.20,88 D. 24

Chào em!
Sao mới mở màn mà đề đã sai rồi?
Bài này đề bài phải là 0,8 mol Fe(NO3)3 thì mới có đáp án là: 25,2g.
Cách làm như sau:
[TEX]Mg+2Fe^{3+}--> Mg^{2+}+2Fe^{2+}[/TEX]
0,4 mol------0,8 mol
[TEX]Mg+Cu^{2+}--> Mg^{2+}+Cu[/TEX]
0,05 mol------0,05mol
[TEX]Mg+Fe^{2+}--> Mg^{2+}+Fe[/TEX]
x mol-------------------------------x mol
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Mình xin gửi đến các bạn 1 số câu mình mới cập nhật mới nhất cho kì thi TSĐH 2012


Câu 6 :Số thí nghiệm cho 1 loại kết tủa và 1 loại khí là:
(1) Đổ từ từ dung dịch (H+, Li+, Cl-, SO42-) dư vào dung dịch (Na+, Ba2+, HCO3-, HS-)
(2) Đổ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch (Na+, K+, HCO3-, CO32-).
(3) Cho một mẩu Na vào dung dịch (Ba2+, Mg2+, Cl-, HCO3-)
(4) Cho từ từ dung dịch (NaOH, LiOH) dư vào dung dịch (NH4+, K+, PO43-, SO42-).
(5) Cho từ từ dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch (Na+, K+, Cl-, CO32-, F-)
a. 5 b. 4 c. 3 d. 2.

Câu 7:Để phản ứng với a mol một chất X đơn chức cần vừa đủ 1 lit dung dịch (NaOH 0,5aM và KOH 0,5aM). Nếu đốt cháy 2a mol hỗn hợp trên, để hấp thụ hết sản phẩm cháy cần vừa đủ 1lít dung dịch (NaOH aM, KOH aM). Công thức của X là:
a. HCOOCH3 b. HCOOH c. CH3COOCH3 d. CH3COOC6H4OH

Câu 8:Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ chứa C,H,O, đốt cháy 1 trong 2 chất thu được mol CO2 = H2O. Nếu cho 1 mol A phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 2 mol Ag. Mặt khác cho 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, chưng luyện lấy sản phẩm hữu cơ, rồi đốt cháy thu được 0,2 mol CO2. Khối lượng của 0,2 mol A là:
a. 6 gam b. 12 gam. c. 10,6 gam d. 8,8 gam

Câu 9:Đốt cháy 1 mol X (chứa 2 chất hữu cơ no C,H,O, hơn kém nhau 1 C, thuần chức) thu được 1,5 mol CO2 và 2,5 mol H2O. Để phản ứng vừa đủ với 2 mol X cần 93 gam (Na,K tỉ lệ mol 1:1). Nếu oxihoa hoàn toàn 0,1 mol X bằng CuO,to thu được hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng với AgNO3dư/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
a. 43,2 gam b. 21,6 gam c. 32,4 gam d. 64,8 gam

 
Top Bottom