Ôn thi Bài Hai đứa trẻ - lớp 11

lamlinh8a3@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng bảy 2015
66
72
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân). Nhà văn, nổi tiếng về truyện ngắn. Viết xúc động về người nghèo, những em bé nhà nghèo. Văn nhẹ nhàng, tinh tế với tấm lòng xót thương, nhân hậu. Chất thơ man mác trong văn xuôi.
Tác phẩm - Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1977), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Tập tuỳ bút Hà Nội 36 phố phường…
2. Xuất xứ, chủ đề
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
- Tác phẩm nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động của những em bé nơi phố huyện nghèo ngày xưa.

II. Phân tích
1. Phố huyện nghèo và những người nghèo
- Phố huyện là một thị trấn nhỏ và nghèo. Xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Gần bờ sông. Có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều hè tiếng ếch nhái râm ran. Đêm xuống, phố vắng, tối im lìm. Rất ít đèn.
- Chợ chiều vãn. Chỉ có vài đứa bé lang thang đi lại nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre… bóng chập chờn.
- Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu?”. Thằng cu bé con chị Tí - xách điếu đóm và khiêng 2 cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
- Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
- Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, thằng con bò ra đất…
- Bác phở Siêu gánh hành đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang,… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.
- Phố tối, đường ra sông tối, cái ngõ vào làng lại sẫm đen hơn. Một vài ngọn đèn leo lét… Ngọn đèn con của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát, ngọn đèn của Liên từng hột sáng lọt qua phên nứa…
Tóm lại, phố nghèo, yên tĩnh và đầy bóng tối. Con người phố huyện âm thầm, lạnh lẽo. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ? Cách viết nhẹ nhàng, đầy xót thương, thấm một nỗi buồn thấm thía. Đó là tình cảm nhân đạo của Thạch Lam.

2. Chị em Liên
- Gia cảnh sa sút nghèo. Cha mất việc. Cả nhà bỏ Hà Nội về quê. Mẹ làng hàng sáo. Chị em Liên được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, phên nứa dán giấy nhật trình.
- An ngây thơ. Liên cảm thấy cô đã lớn, đảm đang, kiêu hãnh vì cái dây xà tích bạc ở thắt lưng “vì nó tỏ ra chỉ là người con gái lớn và đảm đang”.
- Gian hàng tối âm thầm, đầy muỗi. Đêm nào hai chị em Liên và An cũng ngồi dưới gốc bàng, trên cái chõng tre để đợi chuyến tàu đêm. Để bán hàng theo lời mẹ dặn. Còn là một niềm vui nhỏ nhoi.
- An trước lúc ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến. Đợi tàu là đợi ánh sáng. Con tàu từ Hà Nội về mang theo. Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
- Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.
- Giấc ngủ của Liên, lúc đầu mờ dần đi “giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết…” về sau “mặt chị nặng dần”, chìm dần vào “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh,… tĩnh mịch và đầy bóng tối”.
Tóm lại, ngòi bút của Thạch Lam tả ít mà gợi nhiều, nhỏ nhẹ, làm xúc động người đọc trước những số phận, những cảnh đời vui ít buồn nhiều, âm thầm, lặng lẽ và đầy bóng tối. Có mơ ước nhỏ nhoi, bình dị trước một cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hướng tới tương lai.

III. Kết luận
Truyện “Hai đứa trẻ” vừa hiện thực vừa mang màu sắc lãng mạn. Cảnh đợi tàu thật xúc động. Một ngồi bút tinh tế tạo ra những trang văn xuôi nhẹ nhàng đầy chất thơ. Một trái tim đầy tình người. Văn Thạch Lam cho ta nhiều nhã thú, đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nói.
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Những điểm sáng cần lưu tâm khi ôn tập hai đứa trẻ:
● Cảnh đợi tàu: Chi tiết quan trọng góp phần bộc lộ chủ đề,tư tưởng tác phẩm
- Phát hiện đoàn tàu qua tín hiệu đèn hi
~> Khao khát ánh sáng một cách mãnh liệt cho nên chỉ cần một tín hiệu ánh sáng họ đã nhận ra
- Từ xa:
+ Ánh sáng lửa xanh biếc sát mặt đất như ma chơi
+ Âm thanh: Tiếng còi xe lửa vang xa,dồn dập
~> Âm thanh huyên náo
- Ánh sáng: tia đèn sáng trưng,đồng và kền lấp lánh
~> Thứ ánh sáng rực rỡ mà người dân và hai đứa trẻ mong mỏi,khát vọng
- Đi qua:
+ Tàu hôm nay không đông ~>Ngày nào chúng cũng thức đợi tàu
+ Tàu đến và đi nhanh
- Ý nghĩa
+ Chị em liên thức đợi tàu : Đoàn tàu là hoạt động sống cuối cùng của phố,tàu đến từ Hà Nội như một tia hồi quang để hai chị em nhìn về quá khứ
~> Hình ảnh đoàn tàu là hình ảnh của thế giới khác hoàn toàn tương phản với phố huyện ,đoàn tàu với ánh sáng và âm thanh huyên náo cho chúng biết ở đâu đó ngoài phố huyện vẫn còn một cuộc sống tươi vui,đáng sống hơn
+ Đoàn tàu đến và đi nhanh nhưng đã kịp gióng lên một hồi chuông cảnh báo về cuộc sống đơn điệu,nghèo nàn,tăm tối của người dân phố huyện ~> họ đang tiến dần đến cái chết ngay khi còn sống,nếu hiện thực không được thay đổi thì tương lai những đứa trẻ sẽ giống những mảnh đời tàn tạ,héo úa của phố huyện, họ-những phế nhân
+ Đoàn tàu- biểu tượng của khát vọng sống cho ra sống của con người nơi đây.Ánh sáng của đoàn tàu được đốt lên từ khát vọng da diết của hai đứa trẻ
+ Hình ảnh thể hiện tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam: phát hiện ,nâng niu trân trọng về sự sống: những đứa trẻ trong cảnh nghèo nàn tăm tối vẫn không mất đi niềm tin hi vọng,mơ ước hướng về tương lai ,về ánh sáng của sự sống
- Tuy nhiên, sau khi đoàn tàu đi phố huyện lại chìm vào yên tĩnh,tịch mịch cho thấy hiện thực cảnh đời buồn tẻ như tái hiện tính trì trệ từ lâu của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc

● Phố huyện lúc đêm khuya nổi bật với hai hình tượng bóng tối >< ánh sáng
- Hình tượng bóng tối

+ Bóng tối đen kịt bao trùm lên đường phố và các ngõ vào làng,ra sông,qua chợ,về nhà
+ Bóng tối đậm đặc của bầu không khí,tiếng trống cầm canh cũng không xuyên được bóng tối dày đặc..
~>Bóng tối xâm lấn mạnh mẽ bao trùm dày đặc lên phố huyện,khắc sâu hơn tình trạng nghèo khó,tăm tối đầy bế tắc và cũng dường như vô hình chung nó trở thành số phận,tương lai của người dân phố huyện " Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi cho một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ"
~> Nỗi day dứt thầm kín,nỗi buồn thân phận và niềm cảm thông của tác giả

- Hình tượng ánh sáng:
+ Khe sáng lọt ra từ những cánh cửa khép hờ trong phố
+ Ánh sáng của sao và vết sáng của đom đóm
+ Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tý
+ Chấm lửa nhỏ và vàng từ bếp Phở của bác Siêu
+ Từng hột sáng thưa thớt từ ngọn đèn vặn nhỏ của Liên
~> Ánh sáng càng ngày càng yếu ớt,tàn lụi và thị thu hẹp biểu thị cho sức sống héo úa tẻ nhạt,nghèo khó của người dân phố huyện
-> Bị giam cầm trong bóng tối dày đặc nhưng ánh sáng vẫn cố gắng cầm cự để không bị lụi tắt ,ánh sáng đó dẫu chỉ là hột sáng nhưng chính là khát vọng mong mỏi của người dân phố huyện vì một tương lai tươi sáng hơn

● Chất thơ trong hai đứa trẻ :
+ Về mặt nội dung : Trạng thái cảm xúc ,tâm trạng,tình cảm
+ Về mặt hình thức: Hình ảnh,từ ngữ miêu tả ,âm thanh
 
Top Bottom