Sử 12 ôn tập

0968016680

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2019
109
17
26

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 1
- Năm 1929 ở Việt Nam ba tổ chức Cộng sản Đảng ra đời: Đông Dương công sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn các tổ chức này hoạt động riêng lẻ và công kích lẫn nhau. Nếu vẫn tiếp tục tình hình sẽ dẫn đến việc chia rẻ các phong trào cách mạng Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu bức thiết của Cách mạng Việt Nam cần phải có một Chính Đảng duy nhất để lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đảng tại Cửu Long Hương Cảng ( Trung Quốc ).
- Nguyễn Ái Quốc là người chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và người thầy dạy các thanh niên yêu nước đầu thế kỷ XX. - Tại Hội nghị hợp nhất và Nguyễn Ái Quốc phân tích tình hình, phê phán ra những điểm sai lầm của tổ chức cộng sản và nêu chương trình Hội nghị .
- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo.
2. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp là sản phẩm sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác-lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị chu đáo về chính trị tư tưởng và tổ chức, cho cách mạng Việt Nam, ngay sau khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931 trở thành giai cấp nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam
Câu 3
+ Trên cơ sở đường lối đúng đắn, luôn theo dõi, bám sát những biến đổi của tình hình thế giới, trong nước, chủ động, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, chuẩn bị đón thời cơ, lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng nhân dân tận dụng thời cơ thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế để giành thắng lợi là bài học nổi bật nhất về sự lãnh đạo của Đảng ta trong Cách mạng tháng Tám. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Đảng không những phải phát huy những kinh nghiệm và bài học quý báu đó, mà còn phải phải luôn xây dựng và chỉnh đốn, luôn trong sạch, vững mạnh, đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, để xứng đáng với vai trò tiền phong-lãnh đạo-quyết định - không thể thay thế của Đảng trong sự phát triển đi lên của dân tộc.
+ Bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là một minh chứng hùng hồn trong thực tiễn, khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng, của khối đại đoàn kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", với các hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả.
+ Bài học về phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Trong mọi hoàn cảnh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nắm vững thời và thế, phát huy sức mạnh tổng lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đã được Đảng vận dụng linh hoạt để đưa đất nước tiến lên, đổi mới và hội nhập.
=> Đó chính là cơ hội cho việc nắm bắt xu thế phát triển của thời đại, kịp thời quyết định đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới mạnh mẽ về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị; vừa tranh thủ và phát huy sức mạnh nội lực, vừa tranh thủ, tận dụng những cơ hội của thế giới, của thời đại mang lại, để không chỉ đưa đất nước chuyển mình theo hướng tích cực, dần vượt thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Last edited:
  • Like
Reactions: 0968016680

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
2. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Mình bổ sung thêm phần ý nghĩa nhé ạ!
  • Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỷ XX.
  • Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
  • Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam; Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung, nguyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng của Đảng, cho độc lập dân tộc, cho tự do của nhân dân.
  • Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
  • Đây sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: iwasyourfriend
Top Bottom