Văn 11 Chiều tối

0983587079

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng hai 2019
347
50
51

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Trích nhận xét, giải thích nhận xét
Thân bài:
+ Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh thiên nhiên đẹp:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không​
- cánh chim vốn rất quen thuộc trong thơ cổ, là tín hiệu để báo thời gian. Và trong bài thơ, hình ảnh cánh chim đã báo hiệu cho ta biết bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng đã vào lúc chiều tối. Tuy nhiên, nếu trong thơ xưa, cánh chim chủ yếu được quan sát từ bên ngoài, miêu tả bằng bút pháp ước lệ thì ở đây, cánh chim lại được miêu tả bằng những cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong và hiện lên trong trạng thái động
=> Sau một ngày kiếm ăn vất vả, cánh chim đang bay về rừng tìm nơi trú ẩn. Lúc này, ta có thể thấy giữa người tù và cánh chim chiều có 1 sự tương đồng trong cảnh ngộ: người tù cũng đang mệt mỏi sau một ngày lê bước trên con đường lưu đày. Thế nhưng, cánh chim tuy mệt, nhưng vẫn có nơi để về, còn người tù thì bị giải tới bao giờ, tới bao lâu vẫn chưa thể biết được. Và ẩn đằng sau ánh mắt dõi theo cánh chim đó là niềm khao khát tự do, khao khát một mái ấm để dừng chân nghỉ ngơi.
- Hình ảnh chòm mây cũng là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ. Ở trong thơ Hồ Chí Minh, chòm mây quen thuộc trên bầu trời hiện lên ở đây là tư thế tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng, mang trong mình trái tim của thi sĩ.
- So với nguyên tác, người dịch đã bỏ mất hai từ "cô" và "mạn mạn độ". Trong nguyên tác, câu thơ đã vẽ nên chòm mây cô đơn đang trôi một cách chậm chạp, gợi liên tưởng đến thân phận của người tù nơi đất khách quê người, cùng theo đó là nỗi buồn cảm xúc của người tù trong cảnh ngộ ấy.
=> Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu không được miêu tả bằng sắc màu âm thanh nhưng người đọc vẫn hình dung được cảnh núi rừng trước chiều tối âm u, hiu quạnh nỗi buồn. Đó là nỗi buồn của cảnh, cũng là nỗi buồn của lòng người. Nỗi buồn ấy khiến Bác hiện lên gần gũi và thân quen. Và đằng sau bức tranh đó là nét tâm trạng rất đời thường: ta nhận ra ở Người một tình yêu thiên nhiên sâu sắc...

+ Trong bức tranh thiên nhiên đó, hiện lên hình ảnh của con người:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc​
- Với sự xuất hiện của con người, bức tranh chiều tối đã thay đổi điểm nhìn: từ cao - xa đến gần - thấp.
- Hình ảnh con người ở đây hiện lên trong cảnh lao động khỏe khoắn, căng tràn sức sống và trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
- Trong nguyên tác, Bác đã sử dụng 1 cụm từ sang trọng để chỉ con người: "Sơn thôn thiếu nữ" => cách dùng này làm toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh của cô gái, đã khiến cho cuộc sống lao động bình dị trở nên thật đáng trân trọng giữa chốn núi rừng âm u hẻo lánh.

+ Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh bếp lửa hồng:​
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng​
- sử dụng nghệ thuật điệp vòng (ma bao túc), câu thơ cuối này có nhịp điệu nhanh, sôi động.
- hình ảnh bếp lửa xuất hiện đã khiến cho không gian thu hẹp lại, báo hiệu lúc này trời đã tối.
- "hồng" là nhãn từ của bài thơ ở đây có nghĩa đốt lửa. Với nét nghĩa này, từ hồng không chỉ diễn tả sự tiếp diễn của công việc, sự tiếp nối của sự sống mà còn gợi ra ánh sáng, màu sắc....

=> Hình ảnh cô gái bên bếp lửa vốn gợi liên tưởng đến cảnh gia đình đầm ấm với bữa cơm chiều. Ẩn đằng sau hình ảnh này ta nhận ra ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình, ước mơ được trở về quê hương đoàn tụ cùng anh em đồng chí, cùng đồng bào....

+ Đánh giá chung
Kết bài.
 
Top Bottom