Địa 7 ÔN TẬP

poke2476

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng mười hai 2017
213
247
124
17
Nghệ An
THCS Hùng Sơn

anlong6@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2019
565
795
121
Nam Định
Trường học
  • Châu Âu có những kiểu môi trường :
+) Ôn đới hải dương.
+) Ôn đới lục địa.
+) Địa trung hải.
+) Núi cao.
  • Đặc điểm môi trường ôn đới hải dương :
+ Vị trí : ven biển Tây Âu và phía Tây của bán đảo Xcan-đi-na-vi.
+ Khí hậu : mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ trung bình dưới 20°C.
+ Sông ngòi : nhiều nước quanh năm, không đóng băng.
+ Thực vật : cây sồi, dẻ xưa có diện tích lớn, nay chỉ còn lại ở các sườn núi.
  • Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa :
+ Vị trí : Đông Âu.
+ Khí hậu : mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.
+ Sông ngòi : nhiều nước vào mùa hạ và mùa xuân, có thời kì đóng băng ở mùa đông.
+ Thực vật : thay đổi từ bắc xuống nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
Đặc điểm địa trung hải :
  • Địa trung hải là một phần của Đại tây dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi Châu Âu , phía nam bởi Châu Phi và phía đông bởi Châu Á.
Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anhtới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh). Chiều dài đông-tây là 4.000 km và chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh) và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung biển này nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m, độ sâu tối đa khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.
Địa Trung Hải là phần sót lại của một đại dương lớn thời cổ đại, gọi là đại dương Tethys, đã bị ép gần như đóng chặt trong thế Oligocen, khoảng 30 triệu năm trước, khi các mảng kiến tạo lục địa làm cho châu Phi và đại lục Á-Âu va chạm vào nhau. Các mảng này vẫn đang tiếp tục đè nén nhau, gây ra các đợt phun trào của các núi lửa, như đỉnh Etna, đỉnh Vesuvius và Stromboli, tất cả đều tại Italia, cũng như kích thích các trận động đát thường xuyên, tàn phá các phần của Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một sống ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành hai bồn địa đông và tây. Một sống ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc, nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 m (1.000 ft), nó hạn chế sự luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp, vì thế nó làm giảm đáng kể khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao, làm cho Địa Trung Hải có độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương.
Các hải cảng quan trọng nằm bên Địa Trung Hải gồm: Barcelona, Marseille, Genoa, Trieste, Haifa. Các sông chính đổ vào Địa Trung Hải có Ebro, Rhône, Po và Nin.
  • Môi trường núi cao :
Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pơ.
Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ờ các sườn phía tây. Thảm thực vật thay đổi theo độ cao. Ở chân núi, rừng đã được con người khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. Từ độ cao 800 m đến khoảng 1800 m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển. Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng...). Trên 2200 m là vùng đồng cỏ núi cao. Cuối cùng, trên 3000 m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.
Nguồn Google
 
  • Like
Reactions: poke2476
Top Bottom