Địa 8 Ôn tập

Yui Kuroki

Học sinh
Thành viên
3 Tháng bảy 2017
80
18
26
Hải Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong phát triển kinh tế
2. Em hãy chứng minh khí hậu Việt Nam rất đa dạng và thất thường
3. Trình bày phạm vi, đặc điểm, địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc
4. Nêu những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại cho đời sống và kinh tế
 

Lê Phạm Kỳ Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng ba 2018
488
495
91
21
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Câu 3 : - Vùng núi Trường Sơn Bắc
+ Phạm vi: Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch mã, dài khoảng 600km
+ Đặc điểm, địa hình : Vùng đồi núi thấp, có 2 sườn không đối xứng , sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
Câu 4: Thuận lợi :
+ Có giá trị to lớn về nhiều mặt .
+ Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
+ Tạo nên môi trường nuôi trồng thủy sản
+ Phát triển giao thông đường thủy
+ Tạo ra các công trình thủy lợi, thủy điện
- Khó khăn :
+Chế độ nước thất thường, gây lũ lụt , ngập úng
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. Những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong phát triển kinh tế :
- Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
- Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
2. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng và thất thường vì :
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ vì thế gặp nhiều khó khăn.
3.
  • Phạm vi : Thung lũng sông Cả đến dãy Bạch Mã.
  • Đặc điểm :
- Đô cao : Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m
- Hướng núi : Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng Tây - Đông.
  • Địa hình :
- Thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.
- Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
- Sự bất đối xứng giữa hai sườn Tây - Đông không sâu sắc bằng ở Tây Sơn Nam : Sườn Đông độ dốc giảm dần do mở rộng xuống hệ thống đồi, trung du; sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên của Lào.
4. Những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại cho đời sống và kinh tế :
  • Thuận lợi :
- Bồi đắp phù sa cho đồng bằng => Phát triển nông nghiệp
- Điều hòa chế độ nước sông
- Phát triển ngành nuôi thủy sản
- Tạo các nhà máy thủy điện
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển giao thông đường thuỷ.
- Điều hoà nhiệt độ.
- Phát triển ngành du lịch
  • Khó khăn :
- Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
- Nước khô hạn gây khó khăn cho nông nghiệp
- Chia cắt địa hình gây khó khăn cho giao thông vận tải.
- Thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thủy sản bị cạn kiệt.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[/QUOTE]
1. Nêu những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong phát triển kinh tế
2. Em hãy chứng minh khí hậu Việt Nam rất đa dạng và thất thường
3. Trình bày phạm vi, đặc điểm, địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc
4. Nêu những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại cho đời sống và kinh tế
1.
+ Vị trí địa lý: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương lục địa Á Âu và Úc => thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Kông, sông Hồng,..... Tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu lưu lượng nước lớn hàm lượng phù sa cao..... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư sinh tự phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+Khí hậu gió mùa: khí hậu nóng ẩm mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+Biển: vừa là đường giao thông quan trọng vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản.... là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ đánh bắt nuôi trồng thủy sản giao thông biển và du lịch biển.
+Tài nguyên thiên nhiên: Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
2. Khí hậu Việt Nam phân hóa mạnh mẽ theo thời gian và không gian hình thành nên các vùng và các miền khác nhau.
- các miền khí hậu:
+Miền khí hậu phía bắc từ Hoành Sơn (Vĩ Tuyến 18° Bắc) trở ra, có mùa đông lạnh tương đối ít mưa và Nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+Miền khí hậu Đông Trường Sơn gồm lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh (vĩ tuyến 11° B) có mưa lệch hẳn về thu đông.
+Miền khí hậu phía Nam: (từ dãy Bạch Mã) bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
+Lên cao khí hậu khác dưới thấp. Ở Sapa Đà Lạt (trên 1500m) có khí hậu mát mẻ quanh năm.
- khí hậu rất thất thường biến động quanh năm năm nét sớm năm rét muộn năm mưa lớn năm khô hạn năm ít bão năm nhiều bão
 
Top Bottom