Văn ôn tập văn học trung đại

hxqbgbg

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng mười 2017
25
3
6
21
Bắc Giang

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
1/ Chỉ ra điểm giống và khác của 2 hình tượng vua Quang Trung và Lục Vân Tiên
2/ Những điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật của 3 đoạn trích truyện kiều
a. Nhân vật Nguyễn Huệ:

  • Quang Trung là một vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt.
    • Nguyễn Huệ là người anh hùng có tài cầm quân: tính toán ngày giờ đánh giặc và thắng giặc như thần, có thể lường trước mọi tình huống.
    • Nguyễn Huệ là người lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng: trước khi rút quân khỏi Bắc Hà để Ngô Thời Nhiệm ở lại để lo việc về sau, dự tính sau khi đánh xong giặc Thanh cử người đi để xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước, giữ hoà hiếu lâu dài.
    • Nguyễn Huệ là người anh hùng có sức thu phục lòng người: tha chết cho hai tướng Lân, Sở mặc dù họ thua trận, cách ăn nói vừa khéo léo, mềm mỏng lại vừa kiên quyết.
  • Là một vị tướng có tài thao lược hơn người:
    • Nắm bắt thời cơ, tổ chức một chiến dịch thần tốc.
    • Khẩn trương lên đường, tuyển quân trên đường đi, tổ chức hành quân thần tốc. Đêm 30 tháng chạp còn ở Tam Tiệp vậy mà trưa ngày mùng 5 tháng 1 quân Quang Trung đã ở giữa kinh thành Thăng Long. Đoạn đường dài hơn 100 cây số, phải vượt qua nhiều con sông, tấn công nhiều đồn địch. Đi bằng ấy đường đất, làm bằng ấy công việc, không phải Quang Trung thì không ai làm được.
    • Chọn tướng chỉ huy, chia quân, bố trí phối hợp giữa các cánh quân.
    • Tổ chức cách đánh của mũi quân xung yếu do chính ông chỉ huy một cách kỳ tài. Ông cho dùng những tấm gỗ bện rơm bên ngoài, cứ mười người khiêng một bức “lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn trận chữ nhất là tiến, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc”.
  • Quang Trung là một vĩ lãnh tụ có khí phách lẫm liệt.
    • ông nắm toàm quyền chỉ huy, đốc thúc chiến dịch, đương đầu với hòn tên mũi đạn. Hình ảnh của Quang Trung hiện lên trong chiến trận ở đồi Ngọc Hồi vào sáng sơm ngày mung 5 mới lẫm liệt, hào hùng làm sao!
    • Chỉ huy một chiến dịch vĩ đại như vậy mà ôn vẫn ung dung tỉnh táo, lời nói sang sảng. Thể hiện khí phách của một người anh hùng, trị vì đất nước.
b. Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên:

  • Một trang anh hùng hảo hán: có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tâm lòng vì nghĩa quên thân. Chỉ có một mình hai tay không đối chọi với bọn cướp hung hãn, đông đảo, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng, nhưng để cứu người “cho khỏi lao đao buổi này”, Vân Tiên đã “bẻ cây làm gậy” xông vào trận, không hề đắn đo suy nghĩ, không quản nguy hiểm đến tính mạng.
  • Sẵn sàng làm việc nghĩa, làm việc vô tư không màng danh lợi. Một Nho sinh trọng nghĩa khinh tài, đôn hậu bao dung, ân cần thăm hỏi người bị hại, Đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga nưng không nhận “báo đức thù công” của Kiều Nguyệt Nga, từ chối mọi đền đáp ơn huệ bởi lẽ “làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Nguồn: tech12h.com
 

trangduongthuy6@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng mười 2017
2
1
6
Điểm đặc sắc của 3 đoạn trích là:
+ Ở bài Chị em Thuý Kiều tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều. Tác giả cũng đã đặc tả đôi mắt của Thuý Kiều theo lỗi điểm nhãn-để vẽ hồn cho nhân vật, gợi nhiều hơn tả. Sử dụng biện pháp đòn bẩy miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều
+ Bài Cảnh ngày xuân tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh đắt giá; những từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng của con người; bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình. Thiên nhiên được miêu tả trong những thời gian, thời điểm khác nhau
+ Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích rất hay. Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 8 câu cuối đã khơi gợi được nỗi buồn khác nhau ở Kiều. Biện pháp tu từ ẩn dụ về tâm trạng con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, điệp ngữ
 
Top Bottom