Văn Ôn tập văn học 8

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

làm bài cụ thể nhé :3
Đề 1: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản “ Thuế máu”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 2: Phân tích 2 đoạn thơ ông đồ thời tàn tạ.
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Hịch Tướng Sĩ - Trần Quốc Tuấn
 
  • Like
Reactions: hak.anh0204

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
 

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
- Phân tích đoạn thơ 2 - 3 nhớ rừng thế lữ
Các Mod và T-Mod Văn giúp mình các bài này với ạ
 

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
E có thể trích đoạn đó cho chị đc ko? Học lâu quá nên chị quên rồi ...
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhé chị
Nhân tiện chị giúp e nốt máy bài trên nhé
 

hak.anh0204

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2015
63
65
71
22
Quảng Bình
ask.fm
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Hịch Tướng Sĩ - Trần Quốc Tuấn
Bạn tham khảo :
Hịch tướng sĩ là áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỉ XIII,trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tướng hịch văn – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại.

Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc.

Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Tình cảm ấy trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị giày xéo, tàn phá. Trần Quốc Tuấn đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của bọn giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa căm giận vừa khinh bỉ. Để tỏ lòng căm giận và khinh bỉ của mình, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để chỉ bọn giặc, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm họa của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn không những tiêu biểu cho lòng căm thù giặc, mà còn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Sauk hi vạch trần bản chất của bọn giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.”

Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn này lại tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Với bút pháp hoa trương ít nhiều có tính chất ước lệ nhưng thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn dã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Căm giận thì sục sôi, đau xót thì mãnh liệt: Quên ăn, mất ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Từ trái tim vĩ đại sục sôi nhiệt huyết đến ý chí quả quyết muốn hành động, hi sinh cứu nước, là sự phát triển phù hợp với chuyển biến tâm tư tình cảm của người anh hùng. Sự phát triển của cái tôi trữ tình yêu nước gói trọn trong những ngôn từ: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế! Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc.

Từ căm thù cháy bỏng đến hành động giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hang đầu, thà chết chứ không chịu lùi bước. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ ràng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Để động viên đến mức cao nhất tinh thần của tướng sĩ, bên cạnh việc nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước trong sử sách, bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn còn khéo khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Thật hiếm có vị chủ tướng nào lại chăm sóc tướng sĩ ân cần chu đáo đến thế! Điều cảm kích hơn là tình cảm chan hòa hiếm có giữa ông và tướng sĩ lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

Nhắc lại ân tình ấy, ông như muốn nhắc nhở họ: ta đối với các ngươi như vậy sao các ngươi lại thờ ơ, bàng quang đến vô ơn bạc nghĩa: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn…nghe nhạc thái thường để đãi yến mà không biết căm. Đồng thời ông còn chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chính bản thân họ: làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức. Trần Quốc Tuấn đã thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quang , thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của các tướng sĩ , từ những thú vui tầm thường vô bổ: đánh bạc, chọi gà, thích rượu ngon…, đến sự vun vén cá nhân ích kỉ: làm giàu, quyến luyến vợ con. Tác giả đã đối lập từng quan điểm sống với kẻ thù để vạch ra trước mắt tướng sĩ nguy cơ thất bại đáng sợ với những hậu quả ghê gớm khôn lường, gắn với quyền lợi của tướng sĩ và của dân tộc.

Tóm lại, chỉ có phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước mới mong báo đáp ân tình với chủ tướng mới bảo vệ được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Không làm được như thế chỉ là một kết cục bi thảm: Nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời. Tình cảm của con người anh hùng trào dâng đến đỉnh điểm!

Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được biểu hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tổt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người(gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông)sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giăc ngoại xâm.

Giọng diệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩ nặng tình sâu , khi thì chì chiết chua cay, trách móc nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm

chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình của vĩ đại Trần Quốc Tuấn .

Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúcHình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất

hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.

Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt.
Nguồn : GG
 

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
Bạn tham khảo :
Hịch tướng sĩ là áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỉ XIII,trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tướng hịch văn – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại.

Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc.

Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Tình cảm ấy trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị giày xéo, tàn phá. Trần Quốc Tuấn đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của bọn giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa căm giận vừa khinh bỉ. Để tỏ lòng căm giận và khinh bỉ của mình, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để chỉ bọn giặc, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm họa của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn không những tiêu biểu cho lòng căm thù giặc, mà còn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Sauk hi vạch trần bản chất của bọn giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.”

Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn này lại tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Với bút pháp hoa trương ít nhiều có tính chất ước lệ nhưng thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn dã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Căm giận thì sục sôi, đau xót thì mãnh liệt: Quên ăn, mất ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Từ trái tim vĩ đại sục sôi nhiệt huyết đến ý chí quả quyết muốn hành động, hi sinh cứu nước, là sự phát triển phù hợp với chuyển biến tâm tư tình cảm của người anh hùng. Sự phát triển của cái tôi trữ tình yêu nước gói trọn trong những ngôn từ: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế! Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc.

Từ căm thù cháy bỏng đến hành động giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hang đầu, thà chết chứ không chịu lùi bước. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ ràng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Để động viên đến mức cao nhất tinh thần của tướng sĩ, bên cạnh việc nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước trong sử sách, bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn còn khéo khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Thật hiếm có vị chủ tướng nào lại chăm sóc tướng sĩ ân cần chu đáo đến thế! Điều cảm kích hơn là tình cảm chan hòa hiếm có giữa ông và tướng sĩ lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

Nhắc lại ân tình ấy, ông như muốn nhắc nhở họ: ta đối với các ngươi như vậy sao các ngươi lại thờ ơ, bàng quang đến vô ơn bạc nghĩa: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn…nghe nhạc thái thường để đãi yến mà không biết căm. Đồng thời ông còn chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chính bản thân họ: làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức. Trần Quốc Tuấn đã thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quang , thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của các tướng sĩ , từ những thú vui tầm thường vô bổ: đánh bạc, chọi gà, thích rượu ngon…, đến sự vun vén cá nhân ích kỉ: làm giàu, quyến luyến vợ con. Tác giả đã đối lập từng quan điểm sống với kẻ thù để vạch ra trước mắt tướng sĩ nguy cơ thất bại đáng sợ với những hậu quả ghê gớm khôn lường, gắn với quyền lợi của tướng sĩ và của dân tộc.

Tóm lại, chỉ có phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước mới mong báo đáp ân tình với chủ tướng mới bảo vệ được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Không làm được như thế chỉ là một kết cục bi thảm: Nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời. Tình cảm của con người anh hùng trào dâng đến đỉnh điểm!

Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được biểu hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tổt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người(gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông)sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giăc ngoại xâm.

Giọng diệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩ nặng tình sâu , khi thì chì chiết chua cay, trách móc nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm

chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình của vĩ đại Trần Quốc Tuấn .

Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúcHình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất

hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.

Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt.
Nguồn : GG
Đây là phân tích cả bài?
Mình cần phân tích mỗi đoạn trên thôi.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhé chị
Nhân tiện chị giúp e nốt máy bài trên nhé
Chắc chị sẽ chỉ phân tích thôi chứ khó mà viết thành đoạn e ... ^^
- Đoạn 2:
+ Ta có thể thấy, con hổ mãi bế tắc, u uẩn trong tâm trạng, khi thì đau khổ với thực tại, khi thì sống hoài tưởng lại quá khứ tươi đẹp, sáng lạng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”.
+ Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ, nó nhớ về những thuở “tung hoành”, tự do đi lại, tự chủ cuộc sống của mình cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già “hống hách những ngày xưa”.
+ Dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”.
=> Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.
- Đoạn 3:
... chị nhớ có câu "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu mà?" câu đó đi đâu rồi?
 
  • Like
Reactions: Kudo Aoi

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
Chắc chị sẽ chỉ phân tích thôi chứ khó mà viết thành đoạn e ... ^^
- Đoạn 2:
+ Ta có thể thấy, con hổ mãi bế tắc, u uẩn trong tâm trạng, khi thì đau khổ với thực tại, khi thì sống hoài tưởng lại quá khứ tươi đẹp, sáng lạng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”.
+ Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ, nó nhớ về những thuở “tung hoành”, tự do đi lại, tự chủ cuộc sống của mình cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già “hống hách những ngày xưa”.
+ Dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”.
=> Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.
- Đoạn 3:
... chị nhớ có câu "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu mà?" câu đó đi đâu rồi?
Em quên đoạn 2,3 còn:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Chị viết thành đoạn văn hoàn chỉnh giúp e đi :3
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em quên đoạn 2,3 còn:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Chị viết thành đoạn văn hoàn chỉnh giúp e đi :3
E gửi link này vô hội thoại cho chị nhé! Tối thì chị sẽ viết lun 1 đoạn cho :D
Giờ chị đi học rồi :D
 

Cầu Vồng

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2016
354
115
179
E gửi link này vô hội thoại cho chị nhé! Tối thì chị sẽ viết lun 1 đoạn cho :D
Giờ chị đi học rồi :D
Thôi chị e xong rồi ^^
Còn mỗi: Đề 1: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản “ Thuế máu”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 

Hoàng Hương Giang

Tôi yêu Hóa học
Banned
28 Tháng hai 2017
268
414
156
22
Hà Nội
Thôi chị e xong rồi ^^
Còn mỗi: Đề 1: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản “ Thuế máu”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: “Thuế máu” trích chương I của tác phẩm“ Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Pa-ri năm 1925.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.

* Thân bài:cần làm sáng tỏ hai ý lớn:

* Thuế máu là thứ thuế dã man, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa:

- Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa:
+ Trước khi có chiến tranh…
+ Khi chiến tranh xảy ra…
-> Thái độ của thực dân ở hai thời điểm ngỡ như trái ngược nhưng thực chất chỉ là một. Khinh bỉ, miệt thị là thực ; quan tâm, tâng bốc chỉ là giả. Chúng thực chất thật thâm độc, ích kỉ và tàn nhẫn.
+ Cái giá phải trả cho những vinh dự đột ngột ấy là quá đắt: Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các bãi chiến trường…
- Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính trong “ Chế độ lính tình nguyện”:
+ Những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn: chúng tiến hành lùng ráp, vây bắt…
+ Phản ứng của những người bị bắt lính: tìm mọi cách để trốn thoát hoặc tự mình gây ra những bệnh nặng…
- Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân khi chiến tranh kết thúc:
+ Sau khi đã nộp thuế máu trở về, kết quả sự hi sinh của họ thật bi thảm: Khi đạn đại bác đã ngấy thịt đen thịt vàng rồi thì họ lại trở về với giống người bẩn thỉu…
-> Chế độ thực dân không chỉ tàn ác, vô nhân còn đầy thủ đoạn và lừa dối đôi với người dân các nước thuộc địa. Số phận người dân thuộc địa thật đau đớn khi bị biến thành tấm bia đỡ đạn cho bọn thực dân trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

* Tấm lòng của tác giả Nguyễn Ái Quốc:

- Vạch trần sự thực với tấm lòng của một người yêu nước:

+ Phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố lạc quan và “ vui vẻ” bằng một ngôn từ hoa mĩ rằng: “ các bạn đã tấp nập đầu quân…, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ,…”
+ Trong thực tế thì lính tình nguyện” tốp thì bị xích tay…những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà”.
-> Điều này cho thấy sự mâu thuẫn gay gắt giữa sự thật và lời nói. Sự đối lập này vừa vạch trần thủ đoạn lừa dối, mị dân của chính quyền thực dân với người dân thuộc địa, vừa bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả với bọn cầm quyền thực dân.
- Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chất chứa sự căm hờn, thương cảm: “ bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”.

* Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề
- Bài học liên hệ của bản thân.

__Nguồn: gg__
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Thôi chị e xong rồi ^^
Còn mỗi: Đề 1: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản “ Thuế máu”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
E tham khảo bài này nhé ^^

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
 

dragonballkai@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng ba 2017
41
15
16
20
Quảng Bình
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
 
Top Bottom