Văn 8 Ôn tập văn 8

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày suy nghĩ của em về phương pháp'' Học đi đôi với hành'' bằng đoạn văn ngắn( không quá 1/2 trang giấy thi), trong đó có sử dụng câu phủ định.
2. Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ'' Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh.
3. Cho đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
'' Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết võ đạo''. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chính của việc học. Mục đích đó là gì?
 

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
1. Trình bày suy nghĩ của em về phương pháp'' Học đi đôi với hành'' bằng đoạn văn ngắn( không quá 1/2 trang giấy thi), trong đó có sử dụng câu phủ định.
2. Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ'' Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh.
3. Cho đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
'' Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết võ đạo''. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chính của việc học. Mục đích đó là gì?
1. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành”là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.
Chúc bạn học tốt!!!:)
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Chính con người chúng ta đã biết, nếu như chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì ta thấy được tất cả những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó dường như cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể. Nhưng cho đến khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt điều này, thậm chí người ta còn ứng dụng rất linh hoạt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí có nhiều thí sinh phải bỏ cuộc vì không biết thực tiễn lại khác những gì họ học được. Và từ đó cũng tương đương với việc có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng ngay cả bản thân các bạn ý lại hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ dường như cũng không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn không tự viết được một lá đơn xin việc,… Và quả thật nếu học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc của bố mẹ. Bởi xét theo thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, tất cả chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế và đó mới là mục đích của việc học.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
a, Phương thức biểu đạt : nghị luận ( câu này không chắc chắn lắm )
b, Mục đích chính của việc học được nêu trong đoạn trích là : học để biết rõ đạo.
 
  • Like
Reactions: Kanae Sakai

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
1. Trình bày suy nghĩ của em về phương pháp'' Học đi đôi với hành'' bằng đoạn văn ngắn( không quá 1/2 trang giấy thi), trong đó có sử dụng câu phủ định.
2. Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ'' Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh.
3. Cho đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
'' Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết võ đạo''. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Bài 1 làm như bài văn nghị luận
Bài 2 Phân tích hai câu cuối :" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ " và nêu cảm nhận của bản thân
=> Hình ảnh người tù thả hồn ra ngoài song sắt để ngắm trăng và trăng vượt qua song sắt, chủ động ngắm nhà thơ
Câu 3 : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
  • Gốc : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt => phép đối
  • Dịch: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
=> Tư thế bộc lộ chất thép của bác. Vượt qua song sắt, xiềng xích của nhà tù để ngắm ánh trăng tự do
Câu 4 : Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
  • Gốc : Nguyệt tòng song khích khán thi gia => phép đối
  • Dịch :Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ => phép nhân hóa
=> Trăng vượt qua song sắt, chủ động ngắm nhà thơ

=> NX : Tình cảm giữa con người với thiên nhiên rất dung dị , mộc mạc. Đồng thời bộc lộ phong thái và tinh thần sắt thép của người tù cách mạng
Bài 3
3. Cho đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
'' Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết võ đạo''. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu mục đích chính của việc học. Mục đích đó là gì?
a) PTBĐ :
  • Nghị luận
  • Tự sự
b) Mục đích chính của việc học chính là học để biết rõ đạo lý làm người, triết lí nhân sinh
 
Top Bottom