Sinh 8 Ôn tập Sinh học kì I

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello , xin chào các bạn!!!
Chúng ta lại gặp nhau trong topic mới này nhỉ?
Sau hai tháng nghỉ dịch, các bạn có thấy mình bị lãng quên kiến thức không nhỉ? Nếu có thì các bạn có muốn ôn tập lại những kiến thức đó không nhỉ??
Thôi, bớt xàm xí, nhảm nhí, chúng ta vào vấn đề chính hem...!
Đúng vậy , chủ đề của topic này sẽ là giúp cho các bạn có thể hệ thống lại những kiến thức đã học của môn Sinh Học lớp 8 kì I.
Hmm...Mỗi ngày mình sẽ đăng 3 câu hỏi về các hệ trong cơ thể người cụ thể là các hệ : vận động, tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. Và các bạn đơn giản chỉ việc trả lời các câu hỏi đó thôi nha. ( nếu các bạn ủng hộ mình nhiệt tình thì mình sẽ tăng số câu hỏi trong một ngày nha)
*Lưu ý: do đây là các câu hỏi ôn tập và hệ thống lại kiến thức nên các câu hỏi sẽ khá vừa sức với các bạn ( có vài câu đã được các bạn khác đăng lên rồi ạ). Mình mong các bạn sẽ tham gia topic này của mình một cách sôi nổi, với tinh thần vừa học vừa chơi nhe!!
Bây giờ thì chúng ta cùng bắt đầu với ba câu hỏi đầu tiên phần của hệ vận động :

CÂU HỎI HỆ VẬN ĐỘNG
Câu 1: Bộ xương gồm mấy phần, kể tên và nêu chức năng của bộ xương.
Câu 2: So sánh những điểm giống và khác nhau của xương tay và xương chân ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
Câu 3: Phân biệt ba loại khớp xương ( khái niệm ), cho ví dụ?
*Chúc các bạn có nền tảng kiến thức tốt sau khi hoàn thành phần ôn tập và tự tin trở lại trường sau mùa dịch*
 

giangha13062013

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng mười 2018
459
1,887
186
Phú Thọ
THCS Văn Lang
Câu 1 :
Bộ xương người gồm 3 phần:
- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
- Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
Chức năng: Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được. xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).
Câu 2:
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân ( gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
*Ý nghĩa: Giúp con người hoạt động linh hoạt hơn
Câu 3:
Có ba loại khớp là : khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
• Khớp động: là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.
VD: khớp ở tay ,chân
• Khớp bán động: là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.
VD:khớp các đốt sống,..
• Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.
VD:khớp ở hộp sọ,..
 

02-07-2019.

Học sinh tiến bộ
HV CLB Lịch sử
Thành viên
4 Tháng năm 2018
1,485
1,656
236
Vĩnh Phúc
Trung học cơ sở Lập Thạch
Các bạn ơi, có vẻ các bạn chưa được sôi nổi lắm nhỉ, có mỗi một người trả lời thôi á. Đây là Topic ôn tập nên các bạn được thoải mái trả lời, các bạn có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau mà.Hoặc các bạn cũng có thể trả lời bổ sung cho các bạn đã trả lời nữa nha!
- Bộ xương người có thể chia thành ba phần:
*Phần xương đầu:
+,Sọ não.
+,Sọ mặt.
*Phần xương thân:
+,Cột sống
+,Xương sườn
+,Bả vai
+,Xương đòn
+,Xương chậu
+,Xương ức
*Phần xương chi:
+,Xương tay
+,Xương chân

-Chức năng bộ xương người:
+,Tạo bộ khung và nâng đỡ cơ thể.
+,Cùng với hệ cơ --> tạo nên sự vận động của cơ thể.
+,Bảo vệ cơ thể và các nội quan.
+,Làm chỗ bám cho các cơ.
* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân ( gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
*Điểm khác nhau:
TTXương tayXương chân
1Phần bả vai: gồm xương bả vai ( xương dẹt) và xương đòn ( xương dài) . Giữa bả vai và xương cánh tay khớp động với nhau, phù hợp với chức năng lao động linh hoạt và khéo léo. Phần đai gồm xương chậu và các đốt sống cùng tạo thành một khối vững chắc , phù hợp với chức năng nâng đỡ, khớp đai hông với xương đùi rất vững chắc kém linh hoạt hơn.
2Phần cẳng tay: gồm xương trụ và xương xoay tạo thành khớp bán động.Phần cẳng chân: gồm xương chày và xương mác tạo thành khớp bất động.
3Phần cổ tay: các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt hơn. Ngón tay dài, ngón cái đối diện với các ngón còn lại--> phù hợp với chức năng lao động và cầm nắm.Phần cổ chân: các khớp kém linh hoạt hơn, ngón chân ngắn, có xương gót phát triển về phía sau --> phù hợp với chức năng nâng đỡ và di chuyển.
4Phù hợp với cơ quan lao động của cơ thểPhù hợp với chức năng chống đỡ và tham gia vận động cơ thể
[TBODY] [/TBODY]
-Khớp động: là khớp cử động được với 1 biên độ lớn: xương cánh tay,xương đùi, xương cẳng chân,…
-Khớp bán động: là khớp cử động được với 1 biên độ nhỏ: xương cột sống, …
-Khớp bất động : là khớp không của động được : khớp răng cưa ở hộp sọ, xương chậu,.....
Về phần câu trả lời thì bạn @giangha13062013 đã đưa ra đáp án rất chính xác rồi. Chúc mừng bạn!
Và bây giờ là ba câu hỏi tiếp theo:
Câu 4: Phân tích cấu tạo xương dài phù hợp với chức năng của nó?
Câu 5: Giải thích sự to ra và dài ra của xương?
Câu 6: Vì sao nói xương vừa có tính vững chắc , vừa có tính mềm dẻo?
 
Top Bottom