[Ôn tập lý thuyết]Ứng dụng di truyền học

D

drthanhnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG.
Quy trình chọn giống gồm 4 bước: Tạo nguồn nguyên liệu-> chọn lọc--> đánh giá chất lượng-> sản xuất đại trà.
Nguồn gen: Bao gồm nguồn gen tự nhiênnhân tạo.
Chọn giống: Chủ yếu dựa trên nguồn biến dị tổ hợp ( Xem phần cơ chế di truyền & biến dị)
* ) Ưu thế lai:
-Là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất , sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ. ( SgK NC trang 89)
-Giả thiết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Con lai có KH vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ thuần chủng.
-Các bước tạo ưu thế lai:
+ Tạo dòng thuần chủng ( bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua 1 số thế hệ)
+ Lai các dòng thuần chủng với nhau.
+ Chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mong muốn.
-Các kiểu lai:
+ Lai thuận nghịch: Thay đổi vai trò của bố, mẹ.
+Lai khác dòng đơn: Dòng A X Dòng B--> Dòng C dùng sản xuất.
+ lai khác dòng kép:
Dòng A X Dòng B--> Dòng C
Dòng D X dòng E ---> Dòng F

Dòng F X Dòng C---> Dòng G dùng sản xuất

Chú ý: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.=> Con lai F1 chỉ dùng cho mục đích kinh tế không dùng làm giống


II/ Chọn giống bằng pp gây đột biến
Sử dụng các tác nhân vật lý + hoá học để thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật nhằm phục vụ cho sản xuất.
Bao gồm các bước:
-Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
-Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn:
Thường sử dụng môi trường khuyết dưỡng để chọn lọc các dòng mong muốn.
-Tạo dòng thuần chủng.
Các thành tựu tạo giống bằng pp gây đột biến ở Việt Nam:
a/ tác nhân vật lý: Phóng xạ, tử ngoại, sốc nhiệt=> Đột biến gen hoặc ĐB NST.
VD: +Xử lý giống lúa Mộc Tuyền bằng tia gamma==> MT1 có thời gian canh tác ngắn, chống chịu tốt, săng suất cao,...
+Giống ngô DT6 từ giống M1 tăng hàm lượng protein
b/ Tác nhân hoá học:
5-BU, EMS, NMU, colcicin,...
VD: Cocicil gây đa bội hoá=> Dâu tằm tam bội,...
NMU xử lí táo Gia Lộc=> Táo Má Hồng.
....

Chú ý: PP tạo giống bằng gây đột biến là một phương pháp may rủi và khá khó khăn vì đột biến là vô hướng=> Khó chọn lọc được KH mong muốn.
Chỉ thích hợp sử dụng cho Vi sinh vật (vì chúng có thế hệ ngắn, bộ gen đơn giản=> Đột biến biểu hiện ngay ra KH) Hoặc thực vật ( Bằng pp gây đa bội) để lấy củ , quả, lá,...
Ít khi sử dụng cho động vật.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO​
I. Tạo giống thực vật
1/ Nuôi cấy hạt phấn:
Nuôi cấy các hạt phấn đơn lẻ trong mt thích hợp=> Dòng tế bào đơn bội(n)
Dòng đơn bội biểu hiện ngay thành kiểu hình=> Chọn lọc những KH mong muốn.
Cho mọc thành cây bằng 2 cách:
-Xử lý colcicin=> lưỡng bội=> mọc thành cây.
-Cho mọc thành cây đơn bội=> lưỡng bội hoá.
Đặc điểm: Các dòng đều thuần chủng.

VD: Lúa chiêm chịu lạnh.
2/ Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
Mô sẹo là mô gồm nhiều tế bào chưa biệt hoá, có khả năng sinh trưởng mạnh. Có thể điều khiển để biệt hoá thành các mô khác nhau=> Tái sinh cây trưởng thành.
-Tác nhân: Các hooc-môn sinh trưởng: auxin, giberelin, xitokinin,...
Đặc điểm: Năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tôt sâu bệnh,...
VD: khoai tây, mía, dứa,....
3/ Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xô-ma có biến dị.
Nuôi cấy tế bào xô ma trong mt nhân tạo=> biến dị với tần số cao hơn bình thường=> CHọn lọc=> Dòng mới.
VD: Giống lúa DR2 từ giống CR203

4/ Dung hợp tế bào trần:
-Loại bỏ thành xenlu bằng enzim hoặc vi phẫu.
-Dung hợp TB trần với nhau.
-Trồng thành cây mới mang đặc điểm 2 cây bố mẹ.
Ưu điểm: Lai được giống cây mang tính trạng của 2 loài mà chọn giống bình thường không thể làm.
VD: Cây pomato= thân cà chua+ củ khoai tây.

20090727-1.jpg
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

II/ Tạo giống động vật.
Hai phương pháp chính là: Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính.
1/ Cấy truyền phối:
Tách phôi thành 2 hay nhiều phần--> phát triển thành phôi riêng biệt--> Phối hợp 2 hay nhiều phôi---> theer khảm----> làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.
2/ Nhân bản vô tính:
Đã thành công trên cừu Đô-li năm 1997.
20486094-images737612_image006.jpg

h2.jpg

Đặc điểm:
Cừu Đô-li có 3 bà mẹ: 1 cho nhân, 1 cho trứng, 1 mang thai.
-Giống hệt cừu mẹ đã cho nhân tế bào.


Đặc biệt:
Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính đều cho các cá thể con giống hệt nhau và giống cơ thể ban đầu cho nhân hoặc phôi.
 
D

drthanhnam

TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN​
I/ Công nghệ gen:
Là quy trình tạo ra những sinh vật biến đổi gen.
II/ Quy trình chuyển gen:
1/ Tạo ADN tái tổ hợp.
-ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ, được lắp ráp các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau.
- Các enzim đặc hiệu: Cắt( restrictaza). Nối( ligase)
-Thể truyền: Plasmit hoặc Thể thực khuẩn (phago-lamda) .
Quy trình:

kythuatditruyen.jpg

Chú ý: Cần phải sử dụng cùng 1 loại Enzim cắt giới hạn thì mới thu được kết quả.
2/ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhạn.
-PP biến nạp: Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện=> dãn màng tế bào.
-PP tải nạp: Dùng vi-rút gây nhiễm vi khuẩn=> chui vào tế bào
.
3/Tách dòng TB mang ADN tái tổ hợp:
Bằng cách sử dụng các gen đánh dấu. THƯờng là các gen kháng kháng sinh=> Dòng mang ADN tth phát triển bình thường.
III/ Thành tựu
Tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính không thực hiện được.
-Tạo ra các sinh vậy chuyển gen.
 
D

drthanhnam

IV/ TẠO GIỐNG VI SINH VẬT:​
1/ Tạo chủng E.coli sản suất insulin của người.
Insulin là hoocmon tuyến tuỵ nội tiết, có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu. Điều trị Đái tháo đường type 2.
Chuyển gen tổng hợp insulin của người bằng plasmit=> E.Coli=> Sản xuất quy mô công nghiệp=> Thuốc chữa bệnh.

images770367_insulin_5.jpg

2/ Tạo chủng Vi khuẩn E.Coli sản suất somatostatin.
somatostatin là hoocmon sản xuất ở não người và động vật, có td điều hoà hoocmon sinh trưởng (GH) và insulin.
-Chuyển vào E.Coli bằng Plasmit.

V/ TẠO GIỐNG THỰC VẬT
Do tế bào thực vật có thành xenlu vững chắc=> tìm ra một số pp đưa gen vào trong TB như:
Plasmit ( Ti-plasmit), vi-rút ( đốm thuốc lá), chuyển gen qua ống phấn, vi tiêm tế bào trần, súng bắnn gen...

1/ Cà chua chuyển gen:
-Bất hoạt gen sản sinh êtilen=> Lâu chín=> vẫn chuyển đi xa.
-Kháng virut=> giảm sử dụng thuốc hoá học.

2/ Gạo hạt vàng:
Sản suất bêta-Caroten=> vitamin A=> Chống mù ở người thiếu vitamin A.
hatgao.jpg

3/ Bông kháng sâu bệnh.
Chuyển gen vi khuẩn E.coli
VI/ TẠO GIỐNG ĐỘNG VẬT
1/Giống cừu SX Protein của người.
Để sản xuất huyết thanh và thuốc chữa bệnh.
2/ Giống bò chuyển gen
Có 2 cách: Vi tiêm và cấy nhân có gen đã cải biến.
Sản suất được r-prootein của người=> protein C=> chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người.

Bo%20HF%20MC.jpg

CHÚC CÁC BẠN ÔN THI TỐT​
 
Top Bottom