[Ôn tập lý thuyết] Tiến hoá

D

drthanhnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG I : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I/ Bằng chứng giải phẫu học so sánh:
1/ Cơ quan tương đồng.
Là cơ quan có cùng nguồn gốc, cùng vị trí trên cơ thể, do thực hiện các chức năng khác nhau nên khác nhau.
VD: Tay người <=> cánh dơi <=> vây cá voi.
Gai xương rồng <=> tua cuốn đậu Hà Lan <=> Lá.
Tuyến nước bọt của ĐV <=> tuyen nọc độc của rắn.

Phản ánh sự "Tiến hoá phân li"


2/ Cơ quan thoái hoá:
Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Chỉ còn lại dấu tích xưa.
Ví dụ: xương cụt của người là di tích của đuôi.
Ruột thừa lá di tích ruột tịt.
núm vú của con đực, Di tích nhuỵ trên hoa đực...

3/ Cơ quan tương tự:
Là những cơ quan có ngồn gốc phát sinh khác nhau nhưng có cấu tạo gần giống nhau, thực hiện chức năng giống nhau.
VD: Chân chuột chũi và chân dế chũi
gai hoa hồng và gai xương rồng,...

Phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
II/ Bằng chắng phôi sinh học so sánh
1/ Sự giống nhau trong phát triển phôi

-Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.
65c4584cccf505a5c105c011dbdacf4d_46492067.phattrienphoi.jpg

2/ Định luật phát sinh sinh vật:
Muylo và Haeckel đã phát biểu định luật phát sinh sinh vật:
"Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài".
Không nên hiểu là sự phát sinh cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển của chúng một cách cứng nhắc.


III/ Bằng chứng địa lý sinh học
-Đặc điểm động thực vật từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách ra khỏi vùng địa lý khác vào thời kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới.
fig83.jpg

Đảo đại dương và đảo lục địa:
- Đảo đại dương: Hình thành do hoạt động của núi lửa ở ngoài đại dương, không liên quan đến lục địa.
- Đảo lục địa: Tách ra từ lục địa trong lịch sử=> Có các loài giống như lục địa mà nó đã tách ra.
Đảo lục địa có hệ động thực vật đa dạng hơn đảo đại dương nhưng đảo đại dương có hệ sinh vật đặc hữu.


IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ:
1/ Bằng chứng tế bào học:
Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ các tế bào , các tế bào sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
2/ Bằng chứng sinh học phân tử:
Cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ADN, ARN, protein, mã di truyền,...
Các loài có quan hệ càng gần thì tỉ lệ, trình tự các aa và nucleotit càng giống nhau và ngược lại.

 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ​
I/ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN
1/ Học thuyết La-mac
-Sự biến đổi trên cơ thể của sinh vật do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. Được tích luỹ và di truyền qua các thế hệ, dẫn đến hình thành loài mới.
-Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
- Các sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo mức giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh.
-La-mác chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.

Slide1.jpg

2/ Học thuyết Đác-uyn:
-Biến dị và di truyền:
+ Đác-uyn sử dụng khái niệm biến dị cá thể để chỉ những biến đổi giữa các cá thể cùng loài trong qua trình sinh sản.
+ Đác-uyn cho rằng những biến đổi đồng loạt ở cá thể do điều kiện môi trường không có vai trò trong tiến hoá.
+Theo Đác-uyn tính di truyền là cơ sở cho sự tích luỹ các biến dị nhỏ=> biến dị lớn. Do vậy sinh vật tiến hoá thành các dạng khác nhau vẫn giữ được đặc điểm riêng của mình.
-Chọn lọc:
+ Ông phân biệt chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
+ Chọn lọc vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích luỹ các biến dị có lợi.

Chú ý: Ông chưa bít rõ nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị và cơ chế phát sinh biến dị.
Mọi mệnh đề liên quan đến "đột biến gen, nhiễm sắc thể,..." đều không phù hợp

II/ THUYẾT TIẾN HOÁ HIỆN ĐẠI
1/ Thuyết tiến hoá tổng hợp
-Là sự tổng hợp của các lý thuyết trong nhiều lĩnh vực như cổ sinh học, sinh thái học, ...
-Thuyết tiến hoá tổng hợp đã làm sáng rõ thuyết tiến hoá nhỏ.
-Người ta phân biệt rõ tiến hoá nhỏ và tiến hoá nhỏ:
+ Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành loài mới, trong 1 thời gian ngắn, khu vực nhỏ, có thể nghiên cứu thực nghiệm.
+ Tiến hoá lớn: hình thành các lớp phân loại trên loài. Trên quy mô rông, thời gian lịch sử kéo dài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

-Đơn vị tiến hoá cơ sở: Là quần thể giao phối.
2/ Thuyết tiến hoá trung tính:
-Theo Kimura hầu hết các đột biến là trung tính.
-Sự tiến hoá bằng các đột biến trung tính, nghĩa là diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với chọn lọc tự nhiên.
-Kimura không phủ nhận, chỉ bổ sung cho các học thuyết tiến hoá thêm hoàn thiện.
 
D

drthanhnam

CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ​
I/ ĐỘT BIẾN
Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.
Áp lực lên quần thể rất nhỏ. Do tần số đột biến chỉ khoảng $10^-6 --> 10^-4$
Gymnopleurus_virens.jpg

Sinh vật kích thước càng nhỏ, thế hệ càng ngắn thì tốc độ ( khoong phải tần số) phát sinh đột biến càng nhiều.
-Đột biến gen lặn có vai trò quan trọng hơn trong tiến hoá.
-Một đột biến có thể có hại trong điều kiện ban đầu nhưng lại là có lợi trong môi trường khác.
-Đột biến gen xảy ra phổ biến hơn đột biến NST và có vai trò quan trọng hơn.
-Các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng 1 đột biến nhỏ mà là nhiều đột biến lớn.
-Làm thay đổi tần số alen của quần thể 1 cách chậm chạm.

II/ DI NHẬP GEN
Là sự di chuyển & lan truyền nguồn gen từ quần thể này sang quần thể khác.
Còn gọi là sự di cư.

Làm thay đổi tần số tương đối của alen và vốn gen quần thể.
Thể hiện thông qua sự di cư của động vật. phát tán hạt, bào tử thực vật.
III/ GIAO PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN;
Gồm tự thụ phấn và giao phối cận huyết.
-Do nó phá vỡ cấu trúc cân bằng di truyền của quần thể giao phối tự do. Làm tăng đồng hợp, giảm dị hợp=> alen lặn được biểu hiện ra kiểu hình.

-Vai trò của ngẫu phối là cung cấp nguyên liệu thứ cấp ( biến dị tổ hợp) cho tiến hoá.
IV/ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
1/ Tác động của CLTN

Vừa tích luỹ biến dị có lợi, vừa đào thải biến dị bất lợi.
Thực chất là quá trình phân hoá khả năng sinh sản của các KG trong QT.
Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn rất nhiều so với đột biến.

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, thông qua đó làm biến đổi tần số KG và các alen.
Alen trội bị chọn lọc nhanh hơn alen lặn!

2/ Các hình thức chọn lọc tự nhiên:
Chia 3 loại:
-Chọn lọc ổn định:Bảo tồn các cá thể mang tinhs trạng trung bình. Đào thải các tính trạng xa mức trung bình.
-Chọn lọc vận động: Bảo tồn các cá thể mang 1 tính trạng cực đoan nào đó, xảy ra khi môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định.=> là kiểu chọn lọc hay gặp nhất.
-Chọn lọc phân hoá ( gián đoạn): Xảy ra khi môi trường thay đổi và không đồng nhất. kết quả là từ 1 QT ban đầu tạo thành nhiều quần thể khác nhau=> chọn lọc ổn định ở từng quần thể=> loài mới.
V/ CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN
Tần số alen bị thay đổi 1 cách đột ngột do 1 yếu tố ngẫu nhiên. Còn gọi là phiêu bạt di truyền ( biến động di truyền)
-Thường xảy ra trong quần thể nhỏ.
-Hiện tượng "thắt cổ chai": Từ 1 quần thể ban đầu ở 1 thời điểm đã bị giảm sút gần bị tiêu diệt ( thế cổ chai) , một số cá thể khoẻ nhất còn sống sót=> gặp điều kiện thuận lợi=> phát triển trở lại.

-Điều gì cũng có thể xảy ra với các yếu tố ngẫu nhiên.

Chú ý: Các nhân tố làm nghéo vốn gen của quần thể:
-Biến động di truyền. ( Có thể huỷ diệt một cách ngẫu nhiên các cá thể)
-Giao phối không ngẫu nhiên: Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp → Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền (là nhân tố chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể).
-Chọn lọc tự nhiên.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI​
I/ GIẢI THÍCH SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
1/ Sự hoá đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp.
Ví dụ trong SgK.
Nguyên nhân là chọn lọc tự nhiên đã đào thải những kiểu hình kém thích nghi ( bướm trắng) do dễ bị chim ăn sâu phát hiện.
Các đột biến quy định lông đen đã phát sinh từ trước, nhưng khi môi trường có nhiều khói bụi chúng trở nên ưu thế.
2/ Sự kháng thuốc ở sâu bọ, vi khuẩn.
VD: DDT khi mới sử dụng đã diệt đến 90% sâu bệnh, nhưng càng ngày càng mất tác dụng.
Giải thích tương tự như ví dụ 1.

II/ SỰ ĐA HÌNH CÂN BẰNG
Trong quần thể tồn tại song song một số KH ở trạng thái cân bằng ổn định=> dảm bảo cho -quần thể thích ứng với những điều kiện sống khác nhau của môi trường.
VD: Các nhóm máu A, B, O , AB là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể.

III-SỰ HỢP LÝ TƯƠNG ĐỐI CUẢ CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
-Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối vì nó là sản phầm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định.
 
D

drthanhnam

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI​
I/ HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ
Quần thể đặc trưng bởi tần số alen và TP kiểu gen.
1/ Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới
-Cách li địa lý=> cách ly sinh sản => hình thành loài mới.
"Sự hình thành loài mới được đánh dấu bằng sự cách ly sinh sản"
-Cách li địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số ale, thành phần kiểu gen.
-Từ 1 quần thể gốc=> phân hoá thành nhiều quần thể=> tích luỹ các biến dị=> cách li sinh sản=> loài mới.
-Các dấu hiệu của cách li sinh sản:
+Cách li trước hợp tử: Không thể giao phối với nhau.
+ cách li sau hợp tử: giao phối nhưng không sinh con, hoặc sinh con bất thụ.
-Các đảo xa bờ , đảo đại dương hình thành loài mới nhanh hơn đảo gần bờ.

=> Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra rất chậm.
2/ Thí nghiệm chứng minh hình thành loài bằng con đường địa lý:
SgK
II/ HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ
1/ Hình thành loài bằng cách li tập tính
-Mỗi loài có hệ tập tính sinh sản riêng.
-Con đực nhận biết dấu hiệu ss của con cái và ngược lại.
-Nếu trong QT xuất hiện 1 đột biến làm thay đổi tập tính giao phối ( GP có chọn lọc)=> Cách li tập tính với quần thể gốc=> Các nhân tố tiến hoá tác động=> cách li sinh sản=> hình thành loài mới.
-Loài mới chỉ thực sự hình thành khi cách li sinh sản hoàn toàn.
VD: Cá màu vàng không giao phối với cá màu trắng,...

2/ Hình thành loài bằng con đường sinh thái
-Các quần thể khác nhau về ổ sinh thái.
-Từ 1 QT ban đầu=> phân li ổ sinh thái=> cách li sinh thái=> cách li sinh sản=> phân hoá kiểu gen=> loài mới.
VD: thời gian nở hoa khác nhau, thời gian đẻ trứng khác nhau,...

3/ Hình thành loài bằng con đường tự đa bội.
lưỡng bội (2n)----> tứ bội (4n) ---> loài mới ( Vì loài 4n giao phối với 2n sẽ cho ra 3n bất thụ)
4/ Hình thành loài bằng con đường dị đa bội
Cơ thể lưỡng bội mang bộ NST của 2 loài khác nhau chỉ trở thành loài mới nếu nó có khả năng sinh sản vô tính hoặc được đa bội hoá.
AA x BB = AB -- đa bội ---> AABB

Kết luận: Lai xa và đa bội hoá là con đường thành thành loài mới nhanh nhất.
 
P

pe_kho_12412

mạn phép bổ sung thêm 1 số yếu tố ::)

* về ý cách li sinh thái nên nhớ đây là qt diễn ra chậm , phương thức này thường gặp ở thực vật và những động vật ít di động xa như thân mềm.
vd đặc trung cho phương thức này là quần thể cá hồi ( mn thông cảm, em làm đề có câu hỏi này nên em cho vào luôn :D )

* bổ sung 1 phương thức hình thành loài cùng khu:

con đường sinh học: thường gặp ở sinh vật kí sinh ( có thể xem là 1 th đặc biệt của cách li bằng con đường sinh thái )

vd: bọ chét :D

* thêm 1 phương thức hình thành loài mới được xem là nhanh :)
Cấu trúc lại bộ NST : phương thức này còn được gọi là phương thức nhảy vọt.

phương thức cấu trúc lại bộ nst : trao đổi đoạn giưã các NST , đảo đoạn NST , dung hợp 2 NST thành 1 và chia 1 nst thành 2.

em đọc phần này hơi thấy bất hợp lý chút là : đảo đoạn cũng là 1 dạng đột biết, mà như chúng ta đã biết là đột biến là qt biến đổi diễn ra 1 cách chậm chạp mà sao họ lại xếp vào qt hình thành loài nhanh vậy nhỉ :) . mn cho ý kiến. cảm tạ :))
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Gồm các giai đoạn: tiến hoá hóa học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
I/Tiến hoá hoá học
lLà quá trình hình thành các đại phân tử tự nhân đôi từ các chất vô cơ.
chất vô cơ--> hợp chất hữu cơ-----> đại phân tử tự nhân đôi.

1/ Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản:
-Khí quyển nguyên thuỷ: Chưa có oxi và nito. Thành phần chủ yếu là: NH3; CH4; H2O; H2
-Dưới td của tự nhiên ( nhiệt độ, tia phóng xạ, sấm chớp)--> các chất hữu cơ như lipit; sáccarit, axit amin,....(Mi-lơ)
2/ Sự hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ
các axit amin--TH---> peptit , axit nucleic
3/ Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi
-ARN là phân tử tự nhân đôi xuất hiện trước ADN vì nó có thể tự nhân đôi mà không cần enzim=> nắm giữ thông tin di truyền.
-Sau này ADN thay thế ARN để lưu giữ thông tin di truyền. ARN chỉ đóng vai trò mạch sao.
II/ Tiến hoá tiền sinh học.
Từ các đại phân tử tự nhân đôi ( ARN, ADN, pr)-----> tổ chức nhất định ( tế bào sơ khai) có khả năng tao đổi chất với nhau và môi trường. Có màng ngăn với môi trường xung quanh.
VD: giọt Cô-a-xéc-va

III/Tiến hoá sinh học
Các tế bào nguyên thuỷ----chọn lọc tự nhiên+ đột biến------> các thể đơn bào----> sinh vật nhân sơ---> sinh vật nhân thực-----> đa bào-----> sinh giới.
 
T

thuyan9i

em đọc phần này hơi thấy bất hợp lý chút là : đảo đoạn cũng là 1 dạng đột biết, mà như chúng ta đã biết là đột biến là qt biến đổi diễn ra 1 cách chậm chạp mà sao họ lại xếp vào qt hình thành loài nhanh vậy nhỉ . mn cho ý kiến. cảm tạ
Như bạn đã đọc ;)) trong sách giáo khoa họ chỉ đề cập đến đột biến gen là nhân tố tiến hoá chủ yếu nhưng lại thay đổi tần số alen khá chậm chạp ( ngta có nói đột biến gì về NST đâu cơ chứ )
Còn về đột biến đảo đoạn thì 1 là giảm khả năng sinh sản 2 là thay đổi nhóm gen liên kết nhanh chóng hình thành alen mới mà NST thì nhiều vât chất di truyền cái nào nhanh chóng thích nghi thì hình thành loài mới
:)) theo tớ nghĩ là vậy
PS: bọ chét kí sinh làm sao hình thành loài mới vậy. Nó hút máu ở vật chủ và... :-?
 
P

pe_kho_12412

Như bạn đã đọc ;)) trong sách giáo khoa họ chỉ đề cập đến đột biến gen là nhân tố tiến hoá chủ yếu nhưng lại thay đổi tần số alen khá chậm chạp ( ngta có nói đột biến gì về NST đâu cơ chứ )
Còn về đột biến đảo đoạn thì 1 là giảm khả năng sinh sản 2 là thay đổi nhóm gen liên kết nhanh chóng hình thành alen mới mà NST thì nhiều vât chất di truyền cái nào nhanh chóng thích nghi thì hình thành loài mới
:)) theo tớ nghĩ là vậy
PS: bọ chét kí sinh làm sao hình thành loài mới vậy. Nó hút máu ở vật chủ và... :-?


:-? ko phải như bạn nghĩ đâu . con đường sinh học ở đây là loài tồn tại trong sinh cảnh cũ nhưng đã phân hóa thành những nòi sinh học thích nghi với các vật chủ khác nhau hoặc những thành phần khác nhau tren cơ thể vật chủ.

loài bọ chét kí sinh trên sóc dã bắt nguồn từ loài bọ chét kí sinh trên bọn gặm nhấm dạng chuột, :)

Anh Nam hình như bỏ sót 1 ý ở mục nầy ;))
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI​

I/ GIẢI THÍCH SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
1/ Sự hoá đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp.
Ví dụ trong SgK.
Nguyên nhân là chọn lọc tự nhiên đã đào thải những kiểu hình kém thích nghi ( bướm trắng) do dễ bị chim ăn sâu phát hiện.
Các đột biến quy định lông đen đã phát sinh từ trước, nhưng khi môi trường có nhiều khói bụi chúng trở nên ưu thế.
2/ Sự kháng thuốc ở sâu bọ, vi khuẩn.
VD: DDT khi mới sử dụng đã diệt đến 90% sâu bệnh, nhưng càng ngày càng mất tác dụng.
Giải thích tương tự như ví dụ 1.

mặc dù không có trong sách gk nhưng em muốn bổ sung 1 ý trong mục 1 ( mn thông cảm, tâm lí 1 người sắp thi cứ muốn học , ;)) học thừa còn hơn bỏ sót :)

1. Màu sc và hình dng tvca sâu b
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá. Nhờ màu sc ngy trang này mà sâu khó bị chim phát hiện. Màu sắc tvcó thể được chn lc theo mt hướng khác. Có nhng loài sâu bmàu sc sc s, ni bt trên nn môi trường, thường là nhng mng màu sáng chói đối lp.Đặc đim này hay thy nhng loài có nc độc (ong bò v) hoc tiết ra mùi hăng mà chim không thích (bxít, brùa).Nhng thp đột biến to ra màu sc lđã có li cho các loài sâu bnày vì chim dphát hin để không tn công nhm.
 
Top Bottom