I/ Các khái niệm 1/ Môi trường :là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên mt trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
-Môi trường sống đặc trưng cho từng loài sinh vật.
-Các dạng môi trường sống chủ yếu là: MT đât, mt trên cạn, mt nước, mt sinh vật. 2/ Các nhân tố sinh thái: Chia làm nhân tố vô sinhvànhân tố hữu sinh 3/ Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. -Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố phân bố rộng hơn những loài có giới hạn sinh thái hẹp. -Ở những điều kiện khác nhau như tuổi tác,.. giới hạn sinh thái thay đổi. 4/ Nơi ở và ổ sinh thái Nơi ở à địa điểm cư trú của loài. Ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại của và phát triển ổn định lâu dài của loài. KL: hai loài trùng lặp ổ sinh thái càng nhiều thì càng cạnh tranh với nhau gay gắt. II/ Các nhân tố sinh thái 1/ Ánh sáng: Là một nhân tố sinh thái cơ bản và quan trọng. Là nguồn gốc của mọi nguồn năng lượng sống trên trái đất.
-Ảnh hưởng lên thực vật:
Ánh sáng---> thực vật quang hợp----> dòng năng lượng
Chia làm 3 nhóm cây chính: +Ưa bóng:Sống ở tầng thấp, lá mỏng, xanh đậm, mô giậu kém phát triển. +Ưa sáng:Thuờng vươn cao--> đón ánh sáng:Lá dày, mô dậu phát triển. +Chịu bóng:Dạng trung gian của 2 loại trên. -Ảnh hưởng lên động vật: + Động vật hoạt động ban ngày.
+ Động vật hoạt động ban đêm.
+ Một số sâu bọ ngừng sinh sản khi thời gian chiếu sáng không thích hợp.
-Ảnh hưởng lên nhịp sinh học của sinh vật. 2/ Nhiệt độ -Sinh vật hầu hết chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độrất hẹp ( 0-50 độ C) => Sinh vật phải thích nghi với các đk nhiệt độ khác nhau bằng các cơ chế làm mát hoặc giữ ấm.
VD: ĐV sống vùng cực lạnh giá=> Kích thước lớn. Lông, mỡ dày. Tai, mũi nhỏ. ĐV sống vùng xích đạo cơ thể bé hơn, các phần thò ra nhiều hơn. Ít mỡ, lông...
Chia 2 nhóm: Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
ĐV hằng nhiệt thích nghi tốt hơn với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của mt.
-Ở động vật biến nhiệt, nhiệt tích luỹ trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần như là 1 hằng số:
T=n(x-k)
NHư vậy: khi x tăng lên thì n giảm xuống <=> nhiệt độ mt càng tăng thì tốc độ sinh trưởng phát triển của sv giảm. 3/ Độ ẩm Đóng vai trò quan trọng, quyết định mức độ phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật.
Phân loại:
+Thực vật: Ưa ẩm, chịu hạn, dạng trung gian
+Động vật: ưa ẩm, ưa ẩm vừa, chịu hạn. Chú ý: ĐV biến nhiệt, độ ẩm giảm=> tuổi thọ rút ngắn do mất nước.
Nhiệt-Ẩm quy định sự phân bố của sinh vật trên hành tinh. Nhiệt-ẩm tạo ra vùng sống của sinh vật gọi là thuỷ-nhiệt đồ. 4/ Các nhân tố khác: -Không khí:Chứa các khí cần thiết cho sinh vật hô hấp, quang hợp. Là chỗ dựa cho sinh vật có đời sống bay lượn và sự phát tán hạt phấn,...=> Sinh vật thích nghi với từng điều kiện ( gió to, bão lốc,...) -Lửa:VD: Vỏ cây dày chịu lửa, thân, rễ cắm sâu dưới đất, dưới nước,... 5/ Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường -Sinh vật có tổ chức sống càng cao thì biến đổi môi trường càng mạnh mẽ.
I/ Khái niệm -QTSV là một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ mới hữu thụ. Kể cả các loài trinh sản hay sinh sản vô tính.
II/ Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1/ Quan hệ hỗ trợ: -Là sự tụ họp bầy đàn, hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn, chống lại kẻ thù và sainh sản,...
-Các cá thể trong đàn nhận bít nhau bằng các dấu hiệu đặc trưng.
-Các cá thể trong bầy đàn cùng có lợi: giảm lượng tiêu thụ oxi, tăng cường dinh dưỡng,... Gọi là "hiệu suất nhóm". 2/ Quan hệ cạnh tranh -Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng quần thể=> các cá thể cạnh tranh nhau=> tăng mức tử và giảm mức sinh=> giảm kích thước quần thể để phù hợp với điều kiện mt. ( hiện tượng tự tỉa thưa)
-Các kiểu quan hệ khác:
+ kí sinh cùng loài
+Ăn thịt đồng loại. Cả 3 kiểu quan hệ trên là những trường hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.
I- SỰ PHÂN BỐ CUẢ CÁC CÁ THỂ TRONG KHÔNG GIAN -Tạo điều kiện thuận lợi cho cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống.
Có 3 dạng phân bố:
+Phân bố đều: Ít gặp trong tự nhiên. Môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao==> giảm sự cạnh tranh nguồn sống.
+Phân bố ngẫu nhiên: Ít gặp, môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cũng không sống tụ họp=> tận dụng tối đa nguồn sống của môi trường
+Phân bố theo nhóm:Thường gặp trong tự nhiên, hay gặp trong môi trường không đồng nhất=> các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện mt.
II- CẤU TRÚC TUỔI CUẢ QUẦN THỂ 1/ Cấu trúc giới tính: Thường là 1 đực : 1 cái.
Ở loài trinh sản, tỉ lệ đực rất thấp, có khi không có.
VD; gà, hươu, nai có tỉ lệ cái gấp 2, 3 lần đực ( do tập tính đa thê)
kiến nâu đẻ trứng ở nhiệt độ >34 độ=> cái nhiều hơn. < 15 độ thì đực nhiều hơn. 2/ Tuổi & cấu trúc tuổi -Là đơn vị được tính bằng thời gian
-Có 3 khái niệm về tuổi:
+ tuổi sinh lý: tuổi tối đa có thể đạt được.
+ tuổi sinh thái: tuổi thực của sinh vật.
+ tuổi quần thể: tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
-Cấu trúc tuổi thay đổi theo chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
-Tuổi sinh thái chia làm 3 nhóm chính:
+ Tuổi trước sinh sản
+ tuổi sinh sản
+ tuổi sau sinh sản.
Thể hiện trên 3 trạng thái:
+ Ổn định
+ Phát triển
+ Suy thoái
Dân số của nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn:
+Ở giai đoạn nguyên thuỷ=> tăng chậm
+ Giai đoạn nền văn minh nông nghiệp=> bắt đầu tăng
+Công nghiệp=> Bùng nổ.
3/ Kích thước của quần thể a/ Kích thước: Là tổng số lượng cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của cá thể trong quần thể đó. Có hai điểm cực trị:
+ Kích thước tối đa: Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, tương ứng với sức chứa của môi trường ( Chú nào chơi đế chế chắc rành cái này lắm =)) )
+ Kích thước tối thiểu: Số cá thể ít nhất mà quần thể phải có để đảm bảo cho loài duy trì nòi giống.
-Chú ý: Loài có kích thước lớn <=> số lượng cá thể ít.
-Loài ăn thịt có kích thước nhỏ hơn con mồi.
( Tất nhiên trừ loài người ra ^^! ) b Mật độ: Kích thước cá thể/ 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích . LÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN NHẤT CUẢ QUẦN THỂ.
c/ Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước quần thể $N=N_0+B-D+I-E$
-Mức sinh sản.
-Mức tử vong.
-Mức nhập cư
-Mức xuất cư. d/ Sự tăng trưởng kích thước của quần thể: -Trong môi trường lý tưởng: Không bị giới hạn hay theo tiềm năng sinh học.
=> Đồ thị hàm mũ. (Hàm mũ là gì, tính chất ra sao các bạn giở sách Giải tích 12 nhé )
+ Chủ yếu thấy ở vi khuẩn ( VD khuẩn lam)
-Trong mt bị giới hạn:
+ Gặp chủ yếu trong tự nhiên. Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nguồn sống, bệnh dịch, vật ký sinh, ăn thịt,...
+Là một hàm chữ S ( Dạng gần như hàm bậc 3) Tăng mạnh trước điểm uốn sau đó giảm dần khi qua điểm uốn.
Cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.
Đồ thị đường cong sinh trưởng của một số loài khủng long ^^!.
I/ Khái niệm biến động số lượng -Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng của quần thể. Khi đạt tối đa, thường dao động xung quanh giá trị cân bằng.
-Được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt là nguồn thức ăn và không gian sống. II/ Các dạng biến động: 1/ Biến động không theo chu kì
-Thường do các nguyên nhân ngẫu nhiên.
-Có thể gây nguy hại cho loài, đặc biệt là những loài có vùng phân bố hẹp, kích thước nhỏ. 2/ Biến động theo chu kì: -Chu kì ngày đêm: phổ biến ở các loài sinh vật có kích thức nhỏ và tuổi thọ thấp. Ví dụ: giảm vào ban ngày và tăng vào ban đêm,....
-Chu kỳ tuần trăng ( hoạt động của thuỷ triều): Số lượng cá thể tăng đột biến vào một thời gian nào đó trong tháng. Có thể liên quan đến hoạt động của thuỷ triều ( nhất là các sinh vật biển)
-Chu kỳ mùa: Số lượng của loài phát triển mạnh vào một mùa nhất định, ví dụ mùa hè nhiều ve, ....
-Chu kì nhiều năm: sau một khoảng thời gian ( năm) xác định, số lượng của loài tăng lên. Chú ý: Sự biến động số lượng của 1 loài thường liên quan đến sự thay đổi có quy luật môi trường sống. Vì vậy khi một loài nào đó tăng thì loài ăn nó cũng sẽ tăng lên ^^!
III/ Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể -Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Xem lại hiện tượng "tự tỉa thưa" của quần thể.
-Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Động vật thường di cư đến những vùng đất khác để tìm kiếm thức ăn dẫn đến sự biến động số lượng cá thể.
-Quan hệ vật ăn thịt-con mồi và vật ký sinh-vật chủ, dịch bệnh cũng là những nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Do chúng tạo nên sự khống chế sinh học.
Con mồi <===> Vật ăn thịt
I/ Khái niệm -Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một khoảng không gian xác định ( sinh cảnh), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại.
II/ Các đặc trưng cơ bản của quần xã: 1/ Tính đa dạng về loài của quần xã: -Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú.
-Phụ thuộc vào các nhân tố: sự cạnh tranh của các loài, mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi, các nhân tố vô sinh.
-Các quần xã vùng nhiệt đới có số lượng loài phong phú hơn vùng ôn đới. 2/ Cấu trúc của quần xã: a/ Theo số lượng các nhóm loài: -Loài ưu thế:có tần xuất xuất hiẹn và độ phong phú cao, sinh khối lớn=> quyết định chiều hướng tiến hoá của QX. -Loài thứ yếu:thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong. -Loài ngẫu nhiên: có tần số xuất hiện và độ đa dạng thấp => làm tăng mức đa dạng cho quần thể ( Thêm vào cho đông danh sách ^^ ) -Loài chủ chốt: Thường là loài ăn thịt đầu bảng (kiểu như thằng này là đại ca ấy ^^!) có vai trò kiểm soát và không chế sự phát triển của loài khác, duy trì ổn định cho QX. -Loài đặc trưng: Chỉ có ở một QX nào đó hoặc là có số lượng hơn hẳn loài khác và có vai trò quan trọng hơn trong QX so với các loài khác.
b/ Theo hoạt động các nhóm loài: -Sinh vật tự dưỡng: Cây xanh, một số vi sinh vật ( vi khuẩn lam,...) có khả năng biến đổi chất vô cơ thành dd. -Sinh vật dị dưỡng:Động vật và phần lớn vi sinh vật. Động vật lại gồm động vật ăn tạp và động vật ăn mùn bã hữu cơ.
c/ Theo sự phân bố các loài trong không gian: -Theo chiều cao.
-Theo vĩ độ
.....
I/ Các mối quan hệ hỗ trợ 1/ Quan hệ hội sinh - Một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại.
VD: Phong lan lấy cây thân gỗ khác để bám.
Cá ép tìm các động vật lớn để ép vào để có thể di chuyển đi xa.
Hình 1: Cá ép.
2/ Quan hệ hợp tác: -Đôi bên cùng có lợi, sống dựa vào nhau nhưng không bắt buộc.
VD:Chim sáo đậu trên lưng trâu , bò để bắt chấy rận.
3/ Quan hệ cộng sinh Là quan hệ bắt buộc mà 2 bên cùng có lợi. Không thể thách khỏi nhau.
VD: vi khuẩn trong ruột mối.
Kiến và cây.
Khuẩn lam+ nấm= địa y.
II/ Quan hệ đối kháng 1/ Quan hệ ức chế cảm nhiễm. -Một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho nhiều loài khác.
VD: khuẩn lam sống bình thường tiết ra chất độc gây hại cho các động vật xung quanh.
Tảo biển nở hoa===> thuỷ triều đỏ===> chết các động vật biển xung quanh.
nấm peniciliium gây chết đối với tụ cầu.
2/ Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái: -Hai loài có chung nguồn sống với nhau=> cạnh tranh nhau.=> Cả hai loài đều bị hại nhưng có một loài chiến thắng=> phát triển mạnh trở lại.
Sự cạnh tranh giữa các loài dẫn đến sự phân li về ổ sinh thái. Nếu không một trong hai loài sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
3/Quan hệ vật ăn thịt-con mồi và vật chủ- vật kí sinh: -Đã nói ở phần trước. => Được xem là động lực quan trọng cho quá trình tiến hoá.
I/ Chuỗi thức ăn -Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, trong đó loài này sử dụng loài khác làm thức ăn và bị loài khác ăn.
Ví dụ:
Cỏ --> Sâu --> Ngoé sọc --> Chuột đồng --> Rắn hổ mang --> Chim đại bàng Một chuỗi thức ăn thường không quá 6 mắt xích. -Có hai loại chuỗi thức ăn: Bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng và bắt đầu bằng mùn bã sinh vật:
+ Sinh vật tự dưỡng--> Động vật ăn sinh vật tự dưỡng --> Động vật ăn thịt các cấp. (1)
+ Mùn bã sinh vật --> Động vật ăn mùn bã --> Động vật ăn thịt các cấp. (2) Chú ý: chuỗi 2 là hệ quả của chuỗi 1. Hai chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời nhưng tuỳ từng lúc, từng nơi mà một trong hai loại trở nên ưu thế.
II/ Lưới thức ăn: Là một tập hợp các chuỗi thức ăn. Trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau mắt xích chung.
Quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ.
III/ Tháp sinh thái. Gồm 3 dạng chính: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
-Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, nghĩa là đáy lớn và đỉnh bé. -Tháp số lượng và tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có dạng chuẩn. VD: vật kí sinh có số lượng > vật chủ; Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phù du...
DIỄN THẾ SINH THÁI I/ Khái niệm -Diễn thế sinh thái là quá trình thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn phát triển trung gian đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Gọi là quần xã đỉnh cực ( Climax).
-Là một quá trình có định hướng, có thể dự báo trước. -Bản chất:Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần xã.
II/ Nguyên nhân: -Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh của các loài trong quần xã .
-Nguyên nhân bên ngoài : Do hoạt động của con người, do thiên tai, lũ lụt,...
Kết quả: Sự thay đổi môi trường sống => thay đổi loài ưu thế. Chú ý: Trong quá trình DTST, chính loài ưu thế đã tự đào huyệt chôn mình do nó làm thay đổi mạnh mẽ môi trường=> Tạo điều kiện cho loài khác trở thành loài ưu thế.
III/ Các dạng diễn thế: 1/ Diễn thế nguyên sinh: -Xảy ra ở một môi trường mà ban đầu chưa hề có một quần xã nào.
2/ Diến thế thứ sinh -Xảy ra ở môi trường trước đó đã từng có những quần xã tồn tại nhưng đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
IV/ Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: -Nghiên cứu diễn thế, ta có thể nắm được qui luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới.
-Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên.
Tài liệu tham khảo:http://vi.wikipedia.org/wiki/Di%E1%BB%85n_th%E1%BA%BF_sinh_th%C3%A1i