Ôn tập lý thuyết hidrocacbon không no

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong topic này, các em cùng hocmai.hoahoc sẽ cùng đưa ra các bài tập lý thuyết về hiđrocacbon không no để củng cố nội dung kiến thức về hiđrocacbon không no nhé.

Viết phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
 
H

hoa_heo

1.
2. 2 C2H5OH (Al2O3,450oC) => H2 + CH2=CH-CH=CH2 + 2 H2O.
3.
4. CH2=CH-CH=CH2 + H2 (Ni) => C4H10.
5. C4H8+H2 => C4H10.
6. CH2=CH-C nối ba CH + H2 => C4H8.
7.
8. 2 C2H2 đime hóa => CH2=CH-C nối ba CH
 
H

hoa_heo

Danh pháp ancol

Tên gọi của anken có công thức CH2=C(C2H5)-CH3. Danh pháp IUPAC của anken là:
A. 2-etyl prop-1-en.......................B. 2-etyl but-2-en.
C. 3-etyl but-3-en.........................D. 2-metyl but-1-en.
 
K

koizinzin

Bài 1:
Ankađien A + brom (dd) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy A là
A. 2-metylpenta-1,3-đien. .....................B. 2-metylpenta-2,4-đien.
C. 4-metylpenta-1,3-đien.....................D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Bài 2:
C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở ?
A. 5.......B. 2........C. 3............D. 4.
Bài 3:
Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 =>X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-CAg≡CAg. B. CH3-C≡CAg. C. AgCH2-C≡CAg.D. A, B, C đều có thể đúng.
Bài 4:
Hỗn hợp A gồm hiđro và các hiđrocacbon no, chưa no. Cho A vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp B. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B.
B. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp A luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp B.
C. Số mol A - Số mol B = Số mol H2 tham gia phản ứng.
D. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp B.
Bài 5:
Cho các phản ứng sau:
(1) CH4 + Cl2=>
(2) C2H4 + H2 =>
(3) CH≡CH (đime hóa)=>
(4) CH≡CH (trime hóa)=>
(5) C2H2 + Ag2O =>
(6) Propin + H2O =>
Số phản ứng là phản ứng oxi hoá khử là:
...A. 2..........B. 3..........C. 4...........D. 5.
Bài 6:
Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen ?
A. Ag2C2. ........B. CH4...........C. Al4C3...............D. CaC2.
 
H

hoa_heo

Bài 1:
Sản phẩm CH3 – CBr(CH3)CH = CH – CH2Br sản phẩm cộng ở vị trí 1,4“Vì nối đôi ở giữa”

.................5.......4............3..... 2..... 1
chất A ; CH3 – C(CH3)=CH – CH=CH2 => 4 – metylpenta – 1,3 đien
“cách gọi tên số chỉ vị trí – mạch nhánh mạch chính – số chỉ vị trí – đien
“Với cách đánh số C gần liên kết đôi nhất” “đien chỉ có 2 liên kết đôi trở lên”
 
H

hoa_heo

Bài 2:
CH2=C=CH-CH3; CH2= CH-CH=CH2; CH≡C-CH2-CH3 ;
CH3-C≡C-CH3. CT CxHyOzNtCluNav… độ không no=(2x-y+t-u-v+2)/2, độ không no của C4H6 là 2.
=> TH1:0 vòng,2 lk đôi; TH2:0 vòng,1 lk ba;TH3:1 vòng,1 lk đôi;vì là mạch hở nên chỉ xảy ra TH1 và TH2,sau đó dịch chuyển vị trí của các nối đôi, ba tạo ra đồng phân.
 
L

lalaheosua

Câu 3:
Đáp án B.
pứ thế bằng ion KL của ankin: nguyên tử H đính vào C mang lk ba bị thay thế bằng nguyên tử KL Ag)
Ag chỉ thế vào H liên kết với C nối 3 ở đầu mạch.
 
L

lalaheosua

Bài 4:
A đúng vì bảo toàn nguyên tố C và H trước và sau pứ . Ta có hỗn hợp A pứ tạo thành hỗn hợp B
=> Tổng số H , C trong hỗn hợp A = Tổng số H,C trong hỗn hợp B” “Vì hỗn hợp A chỉ có H và C , như H2 là H , hidrocacbon no , ko nó cũng chứa H và C”
B đúng . nếu ta gọi CT tổng quát của hỗn hợp A là CxHy “Vì thành phần chỉ chứa C , H” => hỗn hợp B cũng là CxHy “Bảo toàn nguyên tố trước và sau pứ” => Đều đốt cháy cùng một lượng O2.
C đúng.
 
H

hoa_heo

Bài 5:
(1) CH4 + Cl2 =>CH3Cl + HCl
(2) C2H4 + H2 => C2H6
(3) 2 CH≡CH =>CH2=CH-C≡CH
(4) 3 CH≡CH => C6H6
(5) C2H2 + Ag2O => AgC≡CAg+H2O
(6) Propin + H2O => C2H5CHO
Xem pứ nào có sự thay đổi số OXH là pứ OXH-K => 1 , 2 ,3 , 6 => C : 4
Cách xác định số oxi hóa C trong chất hữu cơ.
(Các số oxi hóa của các chất O , H , N , halogen … thì vẫn vậy)
+ Trong hợp chất hữu cơ thì tách riêng từng nhóm …Cn… ra tính
VD : CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH3 => CH3 | CH2 | CH | CH3 | CH3 => -3|-2|-1|-3|-3
+ Nếu nhóm chức không chứa C (halogen , -OH , -O-,NH2…) thình tính số Oxihoa C gắn cả nhóm chức.
VD: CH3 – CH(Br)-CH3 => CH3 | CHBr | CH3 => -3 | 0 | -3
CH3 –CH2 – CH2OH => CH3 | CH2 | CH2OH => -3 | -2 | -1
CH3 – O – CH2 – CH3 => CH3 – O| O – CH2 | CH3 => -2 | -1 | -3
+ Nếu nhóm chức có C thì tính riêng.
VD : CH3 – CHO => CH3 | CHO => -3 | +1
CH3 – COOH => CH3 | COOH => -3 | +3

Pứ 1 thấy Cl2 => HCL Cl0 + e => Cl-1 ; C-4 -2e => C-2 “CH3CL”
Pứ 2 thấy H2 => C2H6 => H0 - e => H+1 ; C-2 + e=> C-3
Pứ 3 thấy 2CH≡CH => CH2=CH-C≡CH : C-1 + e => C-2 ; C-1 - e => C0
Pứ 6 thấy propin CH3-C≡CH => -3 | 0 | -1 => C2H5CHO => CH3 – CH2 –CHO => -3 | -2 | +1 ;
C0 + 2e => C-2 ; C-1 - 2e => C+1
=> 4 pứ. => C
 
L

lalaheosua

Bài 6:
Ag2C2 + 2HCl => C2H2 + 2AgCl
2CH4 => C2H2 + 3 H2 đk 1500 oC, làm lạnh nhanh
CaC2 + 2H2O => Ca(OH)2 + C2H2
Al4C3 +12H2O => 4Al(OH)3 + 3CH4
2CH4 => C2H2 + 3 H2
=> C
 
Top Bottom