Sử 8 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nhận xét về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp
2) Hãy cho biết vì sao đến đầu thế kỉ XX lại xuất hiện xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc của nước ta
3) Trình bày nội dung chính sách kinh tế mà Pháp áp dụng vào Đông Dương từ đầu thế kỉ XX và nêu tác động của nó
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1, Nhận xét về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp : Qua những hiệp ước nhà Nguyễn đã kí kết với thực dân Pháp, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn) => Triều đình nhà Nguyễn không thể đối phó với thực dân Pháp mà phải lực bất tòng tâm.
2, Nguyên nhân đầu thế kỉ XX xuất hiện xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc của nước ta :
- Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội.
- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại ở nước ngoài.
- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi ( 1911 ), tư tưởng của cách mạng Pháp ... đã ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy Tân theo Nhật Bản.
Đây chính là điều kiện làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
3, Nội dung chính sách kinh tế mà Pháp áp dụng vào Đông Dương từ đầu thế kỉ XX :
- Nông nghiệp :
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì tính đến năm 1902, có đến 182 000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm.
+ Phát canh thu tô.
- Công nghiệp : khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như : sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm , ...
- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, có mặt hàng lên tới 120%, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc không bị đánh thuế.
- Trong khi đó, Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, thuế muối.
= > Kinh tế Việt Nam vẫn là vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.
Tác động của những chính sách đó :
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
 
Top Bottom