Vật lí 9 ÔN TẬP LÍ 9 - Điện học

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi,chào mọi người.Vậy là một kì nghỉ hè nữa cũng sắp kết thúc. Chúng ta lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với đầy thử thách phía trước. Các bạn đã chuẩn bị được gì chưa:rolleyes:?? Hôm nay, mình xin phép ra mắt TOPIC ÔN TẬP LÍ 9, mong nhận được sự ủng hộ từ mọi người:p

JFBQ00137070104B JFBQ00137070104BTOPIC ÔN TẬP LÍ 9 JFBQ00137070104BJFBQ00137070104B
Mục đích:
  • Giúp các bạn năm nay lên lớp 9 làm quen, chuẩn bị tốt về bộ môn Vật lý, từ đó bứt phá trong năm học:Rabbit99
  • TOPIC là tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi ngườiJFBQ00227070619B
ĐIỆN HỌC
I, ĐỊNH LUẬT ÔM - ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN:
Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Công thức :
[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (1)

Trong đó:

  • [tex]I[/tex] : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
  • [tex]U[/tex] : hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây (V)
  • [tex]R[/tex] : điện trở dây dẫn (R)
Từ (1) suy ra: U = I.R và [tex]R=\frac{U}{I}[/tex]
Lưu ý:

  1. Điện trở (R) của một vật dẫn xác định không đổi
  2. Bất cứ vật nào cũng có điện trở
II, ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP - ĐOẠN MẠCH SONG SONG - ĐOẠN MẠCH HỖN HỢP
1.Đoạn mạch nối tiếp

upload_2019-8-2_15-13-27.png
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 1 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch nối tiếp:

  1. Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: [tex]I=I1=I2=....=In[/tex]
  2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: [tex]U=U1+U2+...+Un[/tex]
  3. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:Rtđ = R1+R2+...+Rn
  4. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở:[tex]\frac{U}{R}=\frac{U1}{R1}=\frac{U2}{R2}=...=\frac{Un}{Rn}[/tex]
  5. Với đoạn mạch có n điện trở R mắc nối tiếp: Rtđ = n.R
Phương pháp giải khi gặp đoạn mạch nối tiếp (cách mình vẫn hay dùng thôi nha mọi ngườiJFBQ00125061225b)
Khi gặp đoạn mạch nối tiếp, các bạn cứ tìm I . Vì tìm được I của 1 phần tử sẽ suy ra I của các phần tử còn lại, từ đó kết hợp dữ liệu bài cho sẽ giải ra kết quảYociexpress01
2.Đoạn mạch song song:

upload_2019-8-2_15-35-10.png
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 2 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch song song:
  1. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:[tex]I =I1+I2+...+In[/tex]
  2. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi mạch rẽ:[tex]U=U1=U2=...=Un[/tex]
  3. Nghịch đảo điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần:[tex]\frac{1}{R}=\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}+...+\frac{1}{Rn}[/tex]
  4. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở: [tex]\frac{I1}{I2}=\frac{R2}{R1}[/tex]
  5. Với đoạn mạch có n điện trở R mắc song song:Rtđ = [tex]\frac{R}{n}[/tex]
Phương pháp giải khi gặp đoạn mạch song song (cách mình vẫn hay dùng thôi nha mọi ngườiJFBQ00125061225b)
Khi gặp đoạn mạch song song, các bạn cứ tìm U. Vì tìm U của 1 phần tử sẽ suy ra U của các phần tử còn lại,từ đó dễ dàng tính toán rất nhiềuYociexpress01
3. Đoạn mạch hỗn hợp:
- Là đoạn mạch vừa có cả đoạn mạch nối tiếp, vừa có đoạn mạch song song trong đó
- Phương pháp chung:
  • Phân tích mạch điện, xác định chỗ nào song song, nối tiếp. Ví dụ: [(R1//R2) nt R3] // R4
  • Dùng các công thức của mạch nối tiếp và song song để giải
  • Nếu tìm Rtđ: Tính từ trong ngoặc đến ngoài ngoặc. Ví dụ với sơ đồ [(R1//R2) nt R3] // R4, ta sẽ tìm lần lượt R12,R123 rồi Rtđ
  • Nếu tìm cường độ dòng điện của mỗi phần tử, ta tính từ ngoài vào trong, gặp mạch song song thì tính U, gặp mạch nối tiếp tính I. Ví dụ với sơ đồ [(R1//R2) nt R3] // R4, I4 = U/R4 ; I123 = I3= I12= U/R123;...
- Một số dạng đặc biệt (Với [tex]\frac{R1}{R3}\neq \frac{R2}{R4}[/tex] ):
1. Nối M và N bằng 1 am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra rất nhỏ)
upload_2020-10-18_20-18-34.png
Phương pháp giải:
Vì am-pe kế có điện trở rất nhỏ nên ta xem nó như 1 dây dẫn nối M và N. Khi đó, ta có thể chập 2 điểm M và N lại và được sơ đồ mạch điện tương đương:
upload_2020-10-18_20-21-44.png
Phân tích mạch: (R1//R3) nt (R2//R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
2.Nối M và N bằng 1 vôn kế lí tưởng (có điện trở Rv rất lớn)
upload_2020-10-18_20-23-54.png
Phương pháp giải:
Vì vôn kế có điện trở rất lớn nên không có dòng điện chạy qua vôn kế. Lúc đó ta có thể xem như "vứt bỏ" vôn kế ra khỏi mạch điện khi vẽ sơ đồ mạch điện tương đương. Sơ đồ mạch điện tương đương:
upload_2020-10-18_20-26-39.png
Phân tích mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán

III, VẼ LẠI MẠCH
Vẽ lại mạch
: nghĩa là từ mạch điện bài toán cho, chúng ta vẽ lại mạch điện tương đương để dễ tính toán hơn
Các kĩ năng cơ bản khi vẽ lại mạch điện tương đương:
TH1: Mạch điện gồm 1 số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi 2 nút vào ra của dòng mạch chính ta được các sơ đồ tương đương khác nhau.
Chắc đọc đến đây, các bạn sẽ nghĩ : thế NÚT là gì??? Yociexp111
Mình nói luôn là :NÚT là giao của 3 nhánh trở lên


TH2: Mạch điện có điện trở, nút vào ra xác định, nhưng khi khóa K thay đổi ta cũng có các sơ đồ tương đương khác nhau.Để có sơ đồ tương đương,ta làm như sau

  • Nếu khóa K nào mở thì ta bỏ tất cả những thứ nối tiếp với K về cả 2 phía
  • Nếu khóa K đóng, ta chập 2 nút 2 bên khóa K lại thành 1 điểm
  • Xác định trong mạch có mấy điện thế
  • Xác định các điện trở nối tiếp, song song rồi vẽ sơ đồ tương đương
IV, VAI TRÒ AM-PE KẾ, VÔN KẾ TRONG MẠCH ĐIỆN
1. Am-pe kế:

  • Nếu là am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra[tex]\approx[/tex] 0) thì trong sơ đồ nó như 1 dây dẫn
  • Nếu là am-pe kế không lí tưởng ( có Ra[tex]\neq[/tex] 0) thì nó xem như là 1 điện trở
2. Vôn kế:
  • Nếu là vôn kế lí tưởng ( có Rv vô cùng lớn, dòng điện không đi qua) nên có thể xem là vứt vôn kế ra khỏi mạch
  • Nếu là vôn kế không lí tưởng ( có Rv hữu hạn) thì xem nó như là 1 điện trở
V. MẠCH CẦU
upload_2020-10-18_20-45-39.png
Mạch cầu cân bằng <=> [tex]\frac{R1}{R3}=\frac{R2}{R4}[/tex]
Đối với mạch cầu không cân bằng ([tex]\frac{R1}{R3}\neq \frac{R2}{R4}[/tex] ) ta có trường hợp sau:
Nối M và N bằng 1 am-pe kế hoặc 1 vôn kế không lí tưởng (có Ra và Rv khác 0) hoặc 1 điện trở:
upload_2020-10-18_20-31-24.png
Phương pháp giải:
  • Giả sử chiều dòng điện giữa M,N là từ M đến N (hoặc từ N đến M)
  • Lập hệ phương trình
  • Giải hệ phương trình tìm ra ẩn theo yêu cầu bài ra
Ở bước Lập hệ phương trình, thường sẽ lập 5 phương trình sau:
  1. UAM + UMB = UAB
  2. UAN + UNB = UAB
  3. UAM + UMN + UNB = UAB (nếu chọn chiều dòng điện từ N đến M thì sẽ là: UAN + UNM + UMB = UAB)
  4. Vì chọn chiều dòng điện từ M đến N nên tại nút M ta có: I1 là dòng đi vào; I2, IMN là dòng đi ra =>>>>> I2 + IMN = I1
  5. Tương tự, tại nút N: I3 và Imn là dòng đi vào, I4 là dòng đi ra =>>>> I3 + IMN = I4
Từ 5 phương trình trên kết hợp các biến đổi toán học sẽ tìm được các ẩn của đề bài
Lưu ý: Trong trường hợp giải ra kết quả âm thì chiều dòng điện giả sử là ngược so với chiều dòng điện thực tế trong đoạn MN. Khi đó, kết luận dòng điện chạy trong đoạn MN theo chiều ngược lại với chiều giả sử, lấy kết quả dương cho các giá trị tìm được.

Trên đây là lí thuyết phần ĐIỆN HỌC 9, nếu các bạn xem thấy thắc mắc hay góp ý thì bình luận bên dưới cho mình biết nha.

---------------------------
Xem thêm: TOPIC ÔN TẬP LÍ 8
 

Attachments

  • upload_2020-10-18_20-23-6.png
    upload_2020-10-18_20-23-6.png
    9.1 KB · Đọc: 59
  • upload_2020-10-18_20-29-47.png
    upload_2020-10-18_20-29-47.png
    10.1 KB · Đọc: 61
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Hi,chào mọi người.Vậy là một kì nghỉ hè nữa cũng sắp kết thúc. Chúng ta lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với đầy thử thách phía trước. Các bạn đã chuẩn bị được gì chưa:rolleyes:?? Hôm nay, mình xin phép ra mắt TOPIC ÔN TẬP LÍ 9, mong nhận được sự ủng hộ từ mọi người:p

JFBQ00137070104B JFBQ00137070104BTOPIC ÔN TẬP LÍ 9 JFBQ00137070104BJFBQ00137070104B
Mục đích:
  • Giúp các bạn năm nay lên lớp 9 làm quen, chuẩn bị tốt về bộ môn Vật lý, từ đó bứt phá trong năm học:Rabbit99
  • TOPIC là tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi ngườiJFBQ00227070619B
ĐIỆN HỌC
I, ĐỊNH LUẬT ÔM - ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN:
Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Công thức :
[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (1)

Trong đó:

  • [tex]I[/tex] : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
  • [tex]U[/tex] : hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây (V)
  • [tex]R[/tex] : điện trở dây dẫn (R)
Từ (1) suy ra: U = I.R và [tex]R=\frac{U}{I}[/tex]
Lưu ý:

  1. Điện trở (R) của một vật dẫn xác định không đổi
  2. Bất cứ vật nào cũng có điện trở
II, ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP - ĐOẠN MẠCH SONG SONG
1.Đoạn mạch nối tiếp

View attachment 124550
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 1 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch nối tiếp:

  1. Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: [tex]I=I1=I2=....=In[/tex]
  2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: [tex]U=U1+U2+...+Un[/tex]
  3. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:Rtđ = R1+R2+...+Rn
  4. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở:[tex]\frac{U}{R}=\frac{U1}{R1}=\frac{U2}{R2}=...=\frac{Un}{Rn}[/tex]
  5. Với đoạn mạch có n điện trở R mắc nối tiếp: Rtđ = n.R
Phương pháp giải khi gặp đoạn mạch nối tiếp (cách mình vẫn hay dùng thôi nha mọi ngườiJFBQ00125061225b)
Khi gặp đoạn mạch nối tiếp, các bạn cứ tìm I . Vì tìm được I của 1 phần tử sẽ suy ra I của các phần tử còn lại, từ đó kết hợp dữ liệu bài cho sẽ giải ra kết quảYociexpress01
2.Đoạn mạch song song:

View attachment 124558
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 2 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch song song:
  1. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:[tex]I =I1+I2+...+In[/tex]
  2. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi mạch rẽ:[tex]U=U1=U2=...=Un[/tex]
  3. Nghịch đảo điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần:[tex]\frac{1}{R}=\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}+...+\frac{1}{Rn}[/tex]
  4. Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở: [tex]\frac{I1}{I2}=\frac{R2}{R1}[/tex]
  5. Với đoạn mạch có n điện trở R mắc song song:Rtđ = [tex]\frac{R}{n}[/tex]
Phương pháp giải khi gặp đoạn mạch song song (cách mình vẫn hay dùng thôi nha mọi ngườiJFBQ00125061225b)
Khi gặp đoạn mạch song song, các bạn cứ tìm U. Vì tìm U của 1 phần tử sẽ suy ra U của các phần tử còn lại,từ đó dễ dàng tính toán rất nhiềuYociexpress01
III, VẼ LẠI MẠCH
Vẽ lại mạch
: nghĩa là từ mạch điện bài toán cho, chúng ta vẽ lại mạch điện tương đương để dễ tính toán hơn
Các kĩ năng cơ bản khi vẽ lại mạch điện tương đương:
TH1: Mạch điện gồm 1 số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi 2 nút vào ra của dòng mạch chính ta được các sơ đồ tương đương khác nhau.
Chắc đọc đến đây, các bạn sẽ nghĩ : thế NÚT là gì??? Yociexp111
Mình nói luôn là :NÚT là giao của 3 nhánh trở lên


TH2: Mạch điện có điện trở, nút vào ra xác định, nhưng khi khóa K thay đổi ta cũng có các sơ đồ tương đương khác nhau.Để có sơ đồ tương đương,ta làm như sau

  • Nếu khóa K nào mở thì ta bỏ tất cả những thứ nối tiếp với K về cả 2 phía
  • Nếu khóa K đóng, ta chập 2 nút 2 bên khóa K lại thành 1 điểm
  • Xác định trong mạch có mấy điện thế
  • Xác định các điện trở nối tiếp, song song rồi vẽ sơ đồ tương đương
IV, VAI TRÒ AM-PE KẾ, VÔN KẾ TRONG MẠCH ĐIỆN
1. Am-pe kế:

  • Nếu là am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra[tex]\approx[/tex] 0) thì trong sơ đồ nó như 1 dây dẫn
  • Nếu là am-pe kế không lí tưởng ( có Ra[tex]\neq[/tex] 0) thì nó xem như là 1 điện trở
2. Vôn kế:
  • Nếu là vôn kế lí tưởng ( có Rv vô cùng lớn, dòng điện không đi qua) nên có thể xem là vứt vôn kế ra khỏi mạch
  • Nếu là vôn kế không lí tưởng ( có Rv hữu hạn) thì xem nó như là 1 điện trở
V. MẠCH CẦU
View attachment 124576
Mạch cầu cân bằng <=> [tex]\frac{R1}{R3}=\frac{R2}{R4}[/tex]

Trên đây là lí thuyết phần ĐIỆN HỌC 9, nếu các bạn xem thấy thắc mắc hay góp ý thì bình luận bên dưới cho mình biết nha.

---------------------------
Xem thêm: TOPIC ÔN TẬP LÍ 8
mình thấy chỗ mạch cầu nên bổ sung thêm loại ko cân bằng nữa
 
  • Like
Reactions: Hoàng Long AZ

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
1. Nối M và N bằng 1 am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra rất nhỏ)
upload_2020-10-18_20-18-34-png.166980

Phương pháp giải:
Vì am-pe kế có điện trở rất nhỏ nên ta xem nó như 1 dây dẫn nối M và N. Khi đó, ta có thể chập 2 điểm M và N lại và được sơ đồ mạch điện tương đương:
upload_2020-10-18_20-21-44-png.166981

Phân tích mạch: (R1//R3) nt (R2//R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
2.Nối M và N bằng 1 vôn kế lí tưởng (có điện trở Rv rất lớn)
upload_2020-10-18_20-23-54-png.166983

Phương pháp giải:
Vì vôn kế có điện trở rất lớn nên không có dòng điện chạy qua vôn kế. Lúc đó ta có thể xem như "vứt bỏ" vôn kế ra khỏi mạch điện khi vẽ sơ đồ mạch điện tương đương. Sơ đồ mạch điện tương đương:
upload_2020-10-18_20-26-39-png.166986

Phân tích mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
cái này theo mình không cần thiết vì nó thuộc mạch hỗn hợp có thể giải bình thường
  • AM + UMN + UNB = UAB (nếu chọn chiều dòng điện từ N đến M thì sẽ là: UAN + UNM + UMB = UAB)
  • Vì chọn chiều dòng điện từ M đến N nên tại nút M ta có: I1 là dòng đi vào; I2, IMN là dòng đi ra =>>>>> I2 + IMN = I1
  • Tương tự, tại nút N: I3 và Imn là dòng đi vào, I4 là dòng đi ra =>>>> I3 + IMN = I4
chỗ này nếu kết quả ra âm thì ta phải cho dòng điện đi ngược lại nha bạn
p/s chút góp ý của mình nha!!
 
Top Bottom