Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hi,chào mọi người.Vậy là một kì nghỉ hè nữa cũng sắp kết thúc. Chúng ta lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với đầy thử thách phía trước. Các bạn đã chuẩn bị được gì chưa?? Hôm nay, mình xin phép ra mắt TOPIC ÔN TẬP LÍ 9, mong nhận được sự ủng hộ từ mọi người
Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Công thức :
[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (1)
Trong đó:
Lưu ý:
1.Đoạn mạch nối tiếp
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 1 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch nối tiếp:
Khi gặp đoạn mạch nối tiếp, các bạn cứ tìm I . Vì tìm được I của 1 phần tử sẽ suy ra I của các phần tử còn lại, từ đó kết hợp dữ liệu bài cho sẽ giải ra kết quả
2.Đoạn mạch song song:
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 2 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch song song:
Khi gặp đoạn mạch song song, các bạn cứ tìm U. Vì tìm U của 1 phần tử sẽ suy ra U của các phần tử còn lại,từ đó dễ dàng tính toán rất nhiều
3. Đoạn mạch hỗn hợp:
- Là đoạn mạch vừa có cả đoạn mạch nối tiếp, vừa có đoạn mạch song song trong đó
- Phương pháp chung:
1. Nối M và N bằng 1 am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra rất nhỏ)
Phương pháp giải:
Vì am-pe kế có điện trở rất nhỏ nên ta xem nó như 1 dây dẫn nối M và N. Khi đó, ta có thể chập 2 điểm M và N lại và được sơ đồ mạch điện tương đương:
Phân tích mạch: (R1//R3) nt (R2//R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
2.Nối M và N bằng 1 vôn kế lí tưởng (có điện trở Rv rất lớn)
Phương pháp giải:
Vì vôn kế có điện trở rất lớn nên không có dòng điện chạy qua vôn kế. Lúc đó ta có thể xem như "vứt bỏ" vôn kế ra khỏi mạch điện khi vẽ sơ đồ mạch điện tương đương. Sơ đồ mạch điện tương đương:
Phân tích mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
III, VẼ LẠI MẠCH
Vẽ lại mạch: nghĩa là từ mạch điện bài toán cho, chúng ta vẽ lại mạch điện tương đương để dễ tính toán hơn
Các kĩ năng cơ bản khi vẽ lại mạch điện tương đương:
TH1: Mạch điện gồm 1 số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi 2 nút vào ra của dòng mạch chính ta được các sơ đồ tương đương khác nhau.
Chắc đọc đến đây, các bạn sẽ nghĩ : thế NÚT là gì???
Mình nói luôn là :NÚT là giao của 3 nhánh trở lên
TH2: Mạch điện có điện trở, nút vào ra xác định, nhưng khi khóa K thay đổi ta cũng có các sơ đồ tương đương khác nhau.Để có sơ đồ tương đương,ta làm như sau
1. Am-pe kế:
Mạch cầu cân bằng <=> [tex]\frac{R1}{R3}=\frac{R2}{R4}[/tex]
Đối với mạch cầu không cân bằng ([tex]\frac{R1}{R3}\neq \frac{R2}{R4}[/tex] ) ta có trường hợp sau:
Nối M và N bằng 1 am-pe kế hoặc 1 vôn kế không lí tưởng (có Ra và Rv khác 0) hoặc 1 điện trở:
Phương pháp giải:
Lưu ý: Trong trường hợp giải ra kết quả âm thì chiều dòng điện giả sử là ngược so với chiều dòng điện thực tế trong đoạn MN. Khi đó, kết luận dòng điện chạy trong đoạn MN theo chiều ngược lại với chiều giả sử, lấy kết quả dương cho các giá trị tìm được.
Trên đây là lí thuyết phần ĐIỆN HỌC 9, nếu các bạn xem thấy thắc mắc hay góp ý thì bình luận bên dưới cho mình biết nha.
---------------------------
Xem thêm: TOPIC ÔN TẬP LÍ 8
TOPIC ÔN TẬP LÍ 9
Mục đích:
- Giúp các bạn năm nay lên lớp 9 làm quen, chuẩn bị tốt về bộ môn Vật lý, từ đó bứt phá trong năm học
- TOPIC là tài liệu tham khảo hữu ích cho mọi người
ĐIỆN HỌC
I, ĐỊNH LUẬT ÔM - ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN:Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
Công thức :
[tex]I = \frac{U}{R}[/tex] (1)
Trong đó:
- [tex]I[/tex] : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
- [tex]U[/tex] : hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây (V)
- [tex]R[/tex] : điện trở dây dẫn (R)
Lưu ý:
- Điện trở (R) của một vật dẫn xác định không đổi
- Bất cứ vật nào cũng có điện trở
1.Đoạn mạch nối tiếp
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 1 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch nối tiếp:
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: [tex]I=I1=I2=....=In[/tex]
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: [tex]U=U1+U2+...+Un[/tex]
- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:Rtđ = R1+R2+...+Rn
- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở:[tex]\frac{U}{R}=\frac{U1}{R1}=\frac{U2}{R2}=...=\frac{Un}{Rn}[/tex]
- Với đoạn mạch có n điện trở R mắc nối tiếp: Rtđ = n.R
Khi gặp đoạn mạch nối tiếp, các bạn cứ tìm I . Vì tìm được I của 1 phần tử sẽ suy ra I của các phần tử còn lại, từ đó kết hợp dữ liệu bài cho sẽ giải ra kết quả
2.Đoạn mạch song song:
Dấu hiệu nhận biết: Các điện trở có 2 điểm chung
Các công thức cần nhớ đối với đoạn mạch song song:
- Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:[tex]I =I1+I2+...+In[/tex]
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi mạch rẽ:[tex]U=U1=U2=...=Un[/tex]
- Nghịch đảo điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần:[tex]\frac{1}{R}=\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2}+...+\frac{1}{Rn}[/tex]
- Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở: [tex]\frac{I1}{I2}=\frac{R2}{R1}[/tex]
- Với đoạn mạch có n điện trở R mắc song song:Rtđ = [tex]\frac{R}{n}[/tex]
Khi gặp đoạn mạch song song, các bạn cứ tìm U. Vì tìm U của 1 phần tử sẽ suy ra U của các phần tử còn lại,từ đó dễ dàng tính toán rất nhiều
3. Đoạn mạch hỗn hợp:
- Là đoạn mạch vừa có cả đoạn mạch nối tiếp, vừa có đoạn mạch song song trong đó
- Phương pháp chung:
- Phân tích mạch điện, xác định chỗ nào song song, nối tiếp. Ví dụ: [(R1//R2) nt R3] // R4
- Dùng các công thức của mạch nối tiếp và song song để giải
- Nếu tìm Rtđ: Tính từ trong ngoặc đến ngoài ngoặc. Ví dụ với sơ đồ [(R1//R2) nt R3] // R4, ta sẽ tìm lần lượt R12,R123 rồi Rtđ
- Nếu tìm cường độ dòng điện của mỗi phần tử, ta tính từ ngoài vào trong, gặp mạch song song thì tính U, gặp mạch nối tiếp tính I. Ví dụ với sơ đồ [(R1//R2) nt R3] // R4, I4 = U/R4 ; I123 = I3= I12= U/R123;...
1. Nối M và N bằng 1 am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra rất nhỏ)
Phương pháp giải:
Vì am-pe kế có điện trở rất nhỏ nên ta xem nó như 1 dây dẫn nối M và N. Khi đó, ta có thể chập 2 điểm M và N lại và được sơ đồ mạch điện tương đương:
Phân tích mạch: (R1//R3) nt (R2//R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
2.Nối M và N bằng 1 vôn kế lí tưởng (có điện trở Rv rất lớn)
Phương pháp giải:
Vì vôn kế có điện trở rất lớn nên không có dòng điện chạy qua vôn kế. Lúc đó ta có thể xem như "vứt bỏ" vôn kế ra khỏi mạch điện khi vẽ sơ đồ mạch điện tương đương. Sơ đồ mạch điện tương đương:
Phân tích mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)
Tới đây áp dụng các công thức của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán
III, VẼ LẠI MẠCH
Vẽ lại mạch: nghĩa là từ mạch điện bài toán cho, chúng ta vẽ lại mạch điện tương đương để dễ tính toán hơn
Các kĩ năng cơ bản khi vẽ lại mạch điện tương đương:
TH1: Mạch điện gồm 1 số điện trở xác định, nhưng khi ta thay đổi 2 nút vào ra của dòng mạch chính ta được các sơ đồ tương đương khác nhau.
Chắc đọc đến đây, các bạn sẽ nghĩ : thế NÚT là gì???
Mình nói luôn là :NÚT là giao của 3 nhánh trở lên
TH2: Mạch điện có điện trở, nút vào ra xác định, nhưng khi khóa K thay đổi ta cũng có các sơ đồ tương đương khác nhau.Để có sơ đồ tương đương,ta làm như sau
- Nếu khóa K nào mở thì ta bỏ tất cả những thứ nối tiếp với K về cả 2 phía
- Nếu khóa K đóng, ta chập 2 nút 2 bên khóa K lại thành 1 điểm
- Xác định trong mạch có mấy điện thế
- Xác định các điện trở nối tiếp, song song rồi vẽ sơ đồ tương đương
1. Am-pe kế:
- Nếu là am-pe kế lí tưởng (có điện trở Ra[tex]\approx[/tex] 0) thì trong sơ đồ nó như 1 dây dẫn
- Nếu là am-pe kế không lí tưởng ( có Ra[tex]\neq[/tex] 0) thì nó xem như là 1 điện trở
- Nếu là vôn kế lí tưởng ( có Rv vô cùng lớn, dòng điện không đi qua) nên có thể xem là vứt vôn kế ra khỏi mạch
- Nếu là vôn kế không lí tưởng ( có Rv hữu hạn) thì xem nó như là 1 điện trở
Mạch cầu cân bằng <=> [tex]\frac{R1}{R3}=\frac{R2}{R4}[/tex]
Đối với mạch cầu không cân bằng ([tex]\frac{R1}{R3}\neq \frac{R2}{R4}[/tex] ) ta có trường hợp sau:
Nối M và N bằng 1 am-pe kế hoặc 1 vôn kế không lí tưởng (có Ra và Rv khác 0) hoặc 1 điện trở:
Phương pháp giải:
- Giả sử chiều dòng điện giữa M,N là từ M đến N (hoặc từ N đến M)
- Lập hệ phương trình
- Giải hệ phương trình tìm ra ẩn theo yêu cầu bài ra
- UAM + UMB = UAB
- UAN + UNB = UAB
- UAM + UMN + UNB = UAB (nếu chọn chiều dòng điện từ N đến M thì sẽ là: UAN + UNM + UMB = UAB)
- Vì chọn chiều dòng điện từ M đến N nên tại nút M ta có: I1 là dòng đi vào; I2, IMN là dòng đi ra =>>>>> I2 + IMN = I1
- Tương tự, tại nút N: I3 và Imn là dòng đi vào, I4 là dòng đi ra =>>>> I3 + IMN = I4
Lưu ý: Trong trường hợp giải ra kết quả âm thì chiều dòng điện giả sử là ngược so với chiều dòng điện thực tế trong đoạn MN. Khi đó, kết luận dòng điện chạy trong đoạn MN theo chiều ngược lại với chiều giả sử, lấy kết quả dương cho các giá trị tìm được.
Trên đây là lí thuyết phần ĐIỆN HỌC 9, nếu các bạn xem thấy thắc mắc hay góp ý thì bình luận bên dưới cho mình biết nha.
---------------------------
Xem thêm: TOPIC ÔN TẬP LÍ 8
Attachments
Last edited: