[ Ôn tập ktra 9] Bài 33,38,39

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
22
Hải Dương
th
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) - SGK/123

1, ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
2, Tại sao tuyến du lịch từ TP.HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
3, Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Bảng 33.3 Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
upload_2017-5-1_20-0-53.png

Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo - SGK/139


1, Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
2, Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
3, Nêu tên một số bãi tắm và khu vực du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam

Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tiếp theo) - SGK/144

1,
Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?
2, Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
3, Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
 
Last edited:

JinMin Young

Ngày hè của em
Thành viên
27 Tháng hai 2017
320
470
239
Nghệ An
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) - SGK/123

1, ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
2, Tại sao tuyến du lịch từ TP.HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
3, Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Bảng 33.3 Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
View attachment 8198
1.Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Trả lời
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ
+ Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dươngvới Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai + Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).

2.Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm?
Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao, số người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.
+ Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các trung tâm du lịch trên bằng đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20), đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang), đường không (đến Nha Trang, Đà Lạt), đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều công ty du lịch lớn.

Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo - SGK/139

1, Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
2, Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
3, Nêu tên một số bãi tắm và khu vực du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam
1.+ Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
+ Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thóai. Do thế, nếu đẩy mạnh, phát triển một'ngành không trên quan
điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại
Ví dụ:
Nếu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, sẽ làm 'tổn hại đến ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch biển - đảo.
+ Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.

2.Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững

3. Kể tên bãi tắm từ Bắc vào Nam:

111.png

Chúc bạn học tốt!
 
  • Like
Reactions: Kagome811

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
22
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
Bàu 33 câu 1:
Đông nam bộ có các thuận lợi sau :
-Nằm trên các tuyến quốc lộ dẫn vào TP HCM, do vậy phát triển các nguồn thực phẩm cung cấp cho thành phố.
- Vùng đất đỏ, đất feralic, rất tốt cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều..vv dùng xuất khẩu.
- Có bờ biển dài và sạch, lại có nhiều vết tích của kinh đô xưa, thích hợp cho du lịch phát triển.
Câu 2:
-TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.
- Đông Nam Bộ, đặc biệt TP. Hồ Chí Minh có dân số đông, mức thu nhập của dân cư cao.
- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.
Bài 38:
Câu 1:
Vì:
-Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển : nguồn lợi thủy sản, tài nguyên dầu khí ...
- Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển,khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
-Phát triển tổng hợp kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng: vì nước ta có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng nên phải phát triển kinh tế tổng hợp để khai thác hết tiềm năng sẵn có của biển ta.
Câu 3:
-Quảng Ninh:
+Vịnh Hạ Long.
+Bãi tắm Tuần Châu.
+Bãi Cháy, Quan Lang.
+hang Bồ Nau.
+Hang Sửng Sốt
+Động Kim Quy
-Hải Phòng: Đồ Sơn.
+Cát Bà.
+Bạch Long Vĩ.
+Cái Bầu
-Thái Bình: khu du lịch biển Đồng Châu
-Nam Định: Khu du lịch biển Thịnh Long
-Ninh Bình: KDL Tam Cốc- Ninh Bình.
+ Rừng ngập mặn Kim Sơn.
+Hồ Đồng Chương
-Thanh Hoá:
+Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến.
+Khu du lịch nghỉ dưỡng Eureka - Linh Trường
-Nghệ An:
+Bãi biển Cửa Lò.
+Bãi Lữ Resort.
-Hà Tĩnh: Hồ Kẻ Gỗ
+ Biển Thiên Cầm
+Bãi biển Thạch Hải
-Quảng Bình:
+Bãi biển Nhật Lệ
+Suối nước khoáng Bang
-Quảng Trị:
+Cửa Tùng,
+Đảo Cồn Cỏ
-Thừa Thiên Huế:
+Bải biển Lăng Cô
 
  • Like
Reactions: Kagome811

Julia Sarah

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
94
112
141
Bài 33:
Câu 3:
+ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm -của cả nước năm 2002 (Đơn vị: %)
Biểu đồ cột

8-15-2014%202-12-46%20PM.png


+Nhận xét.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ chiếm 39,3% diện tích, 41,1% dân số, nhưng đã đóng góp đến 65% GDP của cả ba vùng kinh tế trọng điểm.
-> Cho thấy: đây là vùng có tiềm lực kinh tế mạnh và kinh tế phát triển mạnh nhất trong ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Bài 39:
Câu 1:
Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo tốt hơn.
Câu 2:
- Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển để phát triển toàn diện.
- Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới
- Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan: đường bộ, đường sông, đường sắt; ứng dụng và phát triển công nghệ vận tải tiên tiến, trong đó chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn, hiệu quả
- Đầu tư phát triển đội tàu có cơ cấu hợp lý, hiện đại, có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế; tập trung đầu tư cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển và cảng cửa ngõ quốc tế ở các khu vực kinh tế trọng điểm; Nghiên cứu kết hợp chính trị với cải tạo luồng lạch để bảo đảm các tàu lớn ra vào thuận lợi và an toàn.
- Xã hội hoá tối đa việc đầu tư phát triển đội tàu và kết cấu hạ tầng giao
thông đường biển.
Câu 3:
Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.







 
  • Like
Reactions: Kagome811
Top Bottom