Địa Ôn tập kiến thức

B

byakura

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người, em lập ra topic này với mục đích là ôn tập kiến thức và các dạng bài tập dành cho những ai chọn môn Địa lí để thi tốt nghiệp THPT hoặc thi vào các trường Đại học, cao đẳng, ngoài ra, các bạn thi học sinh giỏi lớp 9 cũng có thể tham khảo ở đây.
Em mới học lớp 9 thui nên nếu có gì sai sót thì mong mọi người góp ý và ủng hộ e nhá.:khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
Vì em có bồi dưỡng HSG địa 9 nên cũng có học qua chương trình địa 12 nên mn đừng thấy em còn nhỏ mà ném đá nha:khi (47)::khi (47):

Các dạng bài tập em up lên ở đây là được sưu tầm từ nhìu nguồn khác nhau nên chắc chắn là sẽ có trùng ở đâu đó thôi.

Mà thôi, không dài dòng nữa, cùng nhau ôn tập kiến thức Địa lí 12 nào:khi (176)::khi (176)::khi (4)::khi (4)::khi (196):
 
B

byakura

Đầu tiên, chúng ta cùng xem qua xua hướng ra đề thi tuyển sinh và tốt nghiệp.
1.Bám sát chương trình và sách giáo khoa lớp 12
Trong nhưng năm gần đây, các đề thi thường bám rất sát với chương trình và sách giáo khoa lớp 12. Như vậy, để làm bài thi đạt hiệu quả cao, học sinh cần nắm chắc các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Việc nắm chắc kiến thức ở đây không chỉ là học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc mà chúng ta còn phải hiểu và biết cách vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
2. Có tính phân hóa và sáng tạo.
Thường thường thì trong các bài thi luôn có các câu hỏi khó để phân hóa học sinh. Những câu hỏi đó thường ko thật nhiều, nó chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm của toàn bài. Do đó để đạt được điểm cao, chúng ta cần phải có tư duy tổng hợp, biết phân tích và giải thích, chứng minh để trả lời những câu hỏi khó và phải biết cách làm bài một cách khoa học và thẩm mĩ. Ngoài ra, đề thi còn yêu cầu học sinh có tư duy độc lập, biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thuộc máy móc theo sách giáo khoa.
3.Phạm vi kiến thức lớn
Đề thi không chỉ tập trung vào một vài bài mà thường xuyên suốt nội dung chương trình và sách giáo khoa.Chính vì vậy, chúng ta không nên học tủ mà phải bít xâu chuỗi kiến thức giữa các bài, tìm ra mối liên hệ để trình bày, giải thích, chứng minh. Ngoài ra, còn phải có kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu thống kê hoặc biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu thống kê hoặc biểu đồ, đọc Atlat địa lí Việt Nam
4. Các nội dung mang tính thời sự
Các nội dung mang tính thời sự vẫn thường được đưa vào các đề thi tuyển sinh và tốt nghiệp. Và những năm gần dây, vấn đề nóng chính là biển đảo. Do đó đòi hỏ chúng ta phải nắm vững các kiến thức như vị trí địa lí, giới hạn rồi từ đó có thể suy ra các hưỡng khác như vai trò, ý nghĩa kinh tế, chính trị,...
 
B

byakura

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
I. Dạng câu hỏi trình bày
Đây là dạng câu hỏi dễ, đề thi năm nào cũng co dạng câu hỏi này. Tùy vào tính chất các kì thi mà tỉ lệ điểm khác nhau nhưng thương chiếm tỉ lệ lớn khoảng gần 50% hoặc ít hơn.
Để nhận biết câu hỏi dạng này, cần đọc kĩ đầu bài và tìm ra các từ khóa như trình bày, phân tích, nêu, tóm tắt, như thế nào,... Và để trả lời được câu hỏi dạng này, chúng ta cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa và biết sắp xếp một cách có chọn lọc
Bài tập ví dụ:
1. Phân tích những nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển Việt Nam
- Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật pông phú, giàu thành phần loài, trong đó có nhiều loài mang lại giá trị kinh tế cao(dẫn chứng). Diện tích mặt nước lớn, có nhiều bãi tôm, bãi cá, các ngư trường trọng điểm.
- Khí hậu thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Vùng biển ven bờ và ven các hòn đảo thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
- Bờ biển dài với nhiều vũng, vịng ăn sâu để xây dựng các cảng biển
- Nhiều bãi tắm đẹp, thu hút khách du lịch. Nhiều hòn đảo có tiềm năng phát triển di lịch
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là dầu mỏ với trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có titan phân bố ven bờ, điêù kiện tự nhiên thuận lợi cho khai thác muối.
=>Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển
(Cần thêm nhiều dẫn chứng để bài làm chắc hơn)
2. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc
- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
- Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển rừng, độ phì và chất lượng đất rừng
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sử dụng đất và bảo vệ cho người dân
3. trình bày những thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu ở nước ta.
- Nước ta có trữ lượng than lớn
+ Than antraxit tập trung ở khu vực quảng ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn , cho nhiệt lượng cao và dễ khai thác]
+ Than nâu phân bố ở ĐBSH, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn nhưng điều kiện khai thác khá khó khăn
+ Than bùn phân bố ở nhiều nơi song tập trung nhiều ở ĐBSCL, đặc biệt là u minh hạ
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí
- Dân số tăng, các ngành công nghiệp phát triển do đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt tăng nhanh.
4. Hãy nêu đặc điểm dân số nước ta
- Nước ta có dân số đông: Vào năm 2013, dân số nuớc ta vào khoảng 90 triệu người, đứng thứ 3 khu vực đông nam á và đứng thứ 13 trên thế giới
- có nhiều thành phần dân tộc: Nước ta có tới 54 dân tộc anh em. trong đó dân tộc kinh chiếm số lượng lớn nhất tới 86,2 % dân số
- Dân số tăng nhanh đặc biệt bào cuối thế kỉ XX đã xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số. hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng hàng năm nước ta vẫn tăng thêm 1,1 triệu người
- Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm, nhóm tuổi từ 15-59 và trên 60 tuổi tăng. Cơ cấu dân số nước ta đag có sự già hóa
5. Trình bày khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL
- Là vùng có diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lớn nhất cả nước, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp cả nước
- Được phù sa bồi đắp, ko bị con người can thiệp sớm nên đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt ven sông tiền và sông hậu
- Các điều kiện như khí hậu, nguồn nước thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa
- Nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều loại hoa quả nhiệt đới phát triển
- Tuy nhiên, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn, ngập lụt vào mùa mưa, tình trạng độc canh cây lúa và chậm phát triển các ngành kinh tế khác cũng ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất lương thực của vùng
 
B

byakura

II. DẠNG CÂU HỎI GIẢI THÍCH
Có thể nói đây là dạng câu hỏi khó và nó cũng hay xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. Với dạng câu hỏi này, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững những kiến thức cơ bản có trong chương trình, sách giáo khoa và biết vận dụng chúng để giải thích một sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên hoặc kinh tế-xã hội, tìm mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
Các từ khóa để nhận biết câu hỏi dạng giải thích là: giải thích tại sao, tại sao,... Câu hỏi dạng giải thíh dc chia làm 2 loại, đó là câu hỏi dựa vào mẫu có sẵn và câu hỏi không có mẫu.
1. Câu hỏi giải thích dựa vào mẫu có sẵn thường gắn với câu hỏi về nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội của vùng lãnh thổ( hoặc ngành) và câu hỏi liên quan đến các ngành công nghiệp trọng điểm.
a, Với những câu hỏi giải thích về nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội cần chú ý tới:
- Vị trí địa lí của vùng, lãnh thổ
- Nguồn lực( hoặc điều kiện) kinh tế - xã hội bao gồm: dân cư, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, các nhân tố khác(thị trường, vốn, đường lối chính sách,...
Tuy nhiên, không phải câu hỏi nguồn lực cũng trình bày đủ các ý trên. tùy theo yêu cầu của từng câu hỏi, học snh phải biết tưh lựa chọn, sắp xếp sao cho hợp lí. một điều cần lưu ý nữa là đối với câu hỏi nguồn lực, phải cần trình bày các thế mạh, tùy theo yêu cầu của câu hỏi mà có thể trình bày các thế mạnh, tùy theo yêu cầu của câu hỏi mà có thể trình bày cả những khó khăn
Câu hỏi ví dụ
(1) Tại sao ĐNB có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước?
- Vị trí địa lí
+ Tiếp giáp các vùng là nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường rộng lớn
+ Có vùng biển với các cảng lớn, tạo dk để liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế
- Về tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng. Đất bazan màu mỡ , đất xám bạc màu toát nước tốt thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng vật nuôi
+ Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện, thủy lợi và giao thông đường thủy
+ Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn, ngoài ra cũng có các loại khoáng sản khác như sét, cao lanh
- KTXH
+ Nguồn lao động dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, có sức hút dân cư lớn
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại và dần dc hoàn thiện
+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật phát triển
+ Có nhiều các trung tâm công nghiệp lớn
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
(2) Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất cả nước
Cần phải nêu được các ý sau:
- Có vị trí đặc biệt thuận lợi
- Nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kic thuật tốt và đồng bộ
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển cao nhất cả nước
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thị trường rộng lớn, năng động
(3) Tại sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta hiện nay?
- Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa của cả nước
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt ven sông tiền và sông hậu với diện tíh khoảng 1,2 triệu ha
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa
- Hệ thống sông ngì, kênh rạch chằng chịt cung cấp nước cho sản xuất và bồi đắp phù sa
- dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuát lúa, nhạy bén với thị trường
- Bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất-kĩ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở tạo giống, công nghiệp chế biến,...
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng
(4) Giải thích vì sao ĐBSHvà vùng phụ cận có mức độ tập trung côg nghiệp theo lãnh thô vào loại cao nhất trong nước?
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Nguồn nguyên liệu dồi dào
- Vùng phụ cận có tài nguyên khoáng sản phog phú
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
-Lịch sử khai thác lâu đời
- Được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước
- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

b, Đối với câu hỏi giải thích về ngành công nghiệp trọng điểm cần tập trung làm rõ 3 ý sau:
- Là ngành nghề có thế mạnh lâu dài
-Mang lại hiệu quả kinh tế cao
-Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Trog 3 lí do trên, tập trung vào giải thích í do thứ nhất vì nó thường chiếm tới khoảng 60-70% tổng số
Để giải thích được lí do thứ nhất, cần dựa vào mẫu câu hỏu nguồn lực. Vì thế mạnh của ngành của ngành công nghiệp trọng điểm nào cũng bao gồm các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tùy theo từng ngành mà chọn các thế mạnh phù hợp
Với lí do thứ 2 và 3, thì đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của học sinh. Ngoài phân tích được việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần phân tích hiệu quả về mặt xã hội và thậm chí cả môi trường của ngành công nghiệp trọng điểm
Câu hỏi ví dụ
(1) Tại sa o công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Vì:
* Có thế mạnh lâu dài
-Nguồn năng lượng phong phú và vững chắc
+ Than có nhiều, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh( Chiếm hơn 90% tữ lượng than của cả nước và có chất lượng tốt nhất), ngoài ra còn có ở một số nơi khác như Thái Nguyên, Quảng nam, ĐBSH, ĐBSCL,...
+ Dầu khí có trữ lượng lớn, tập trung ở các bẻ trầm tích ngài thềm lục địa
+Tiềm năng thủy điển lớn ( hơn 30 trieeujkW), tập trung chỉ yếu ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai
+ Còn nhiều nguồn năng lượng khác như gió, thủy triều, ánh sáng mặt trời
- Thị trường tiêu thụ rộng lớnvowis nhu cầu ngày càng tăng
+Phục vụ tất cả các ngành kinh tế
+ Phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng tăng của nhân dân
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao về các mặt kinh tế và xã hội
* Tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác về các mặt: quy ô, kĩ thuật-công nghệ, chất lượng sản phẩm
(2) Tại sao công nghiệp chế biến lương thục thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm

* Có thế mạnh lâu dài
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
+ Nguyên liệu từ trồng trọt: sản lượng lương thực khá dồi dào, đạt 44,6 triệu tấn, mía đường khoảng 16 triệu tấn, chè gần 13 vạn ha, cà phê với diện tích khoảng 55 vạn ha và sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn (số liệu năm 2010). Ngoài ra còn có nhiều loại rau quả khác
+ Nguyên liệu từ chăn nuôi: Trâu hơn 2,9 triệu con, bò gàn6 triệu con, lơn khoảng 27,3 triệu con, gia cầm khoảng 300 triệu con (năm 2010)
+ Nguyên liệu từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: sản lượng khai thác và nuôi trồng đạttreen5,1 triệu tấn
- Thj trường tiêu tu rộng lớn: nhu cầu tăng, thị trường rộng lớn. Một số sản phẩm đã xâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực
-- Cơ sở vật chất kĩ thuật: được nâng cấp, phân bố gần thị trường hoặc gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Khôg đòi hỏi nhiều vốn đầu tư , thu hồi vốn nhanh
- Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước
-Đóng góp một phần quan trọng vào kinh nganchj xuất khẩu
- Giải quyết việc làm cho người lao động
* Tác động mạnh đếnmột số ngành kinh tế khác: nông nghiệp, ngư nghiệp, ngiều ngành khác,...
2. Câu hỏi giải thích không có mẫu thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh và nó tương đối khó. Vid không có mẫu cho nên không có hướng dẫn làm bài cụ thể, nhưng đó lại là điều kiện để HS vận dụng kiến thức, làm bài một cách sáng tạo. dạng câu hỏi này cũng được chia làm 2 loại
a,Câu hỏi có 2 vế, câu giải thích thường nằm ở vế sau. Vế trước thường là câu hỏi dạng trình bày, vế sau à giải thíchvaans đề gì đó liên quan đến vế trước, vận dụng mối liên hệ nhân quả để suy luận và giải thích
(1) Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta. Tại sao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vem các thành phố lớn?
* Điều kiện:
- Thuận lợi
+ Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn
+ Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp
+ Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Khó khăn
+ Giống vật nuôi năng suất cao còn hạn chế
+ Dịch bệnh thường xảy ra, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi
+ Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và ổn định
* Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và sản phẩm từ sữa của người dân
(2) Phân tích thế mạnh kinh tế xã hội của vùng
* Thế mạnh
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại. Mạng lưới giao thông, điện nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống người dân ngày càng được nâng cao
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
* giải thích
- Quy mô dân số lớn lên nguồn lao động đông đảo, vùng thu hút lao động từ nhiều nơi khác đến
- Tuy nhiên, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của dân số nên không thể tạo thêm nhiều viêc làm cho số lao động tăng hàng năm
=> việc làm đang là một vấn đề nan giải
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

b/ Loại thứ 2, Câu hỏi đứng độc lập hoặc không có mối quan hệ với vế trước hoặc sau của câu hỏi lớn. Khi gặp trường hợp này, học sinh phải đọc kĩ câu hỏi, xem câu hỏi yêu cầu giải thích cái gì, tiếp theo là nhớ những kiên thức đã học ở bài naofcos liên quan đến nội dung câu hỏi, lựa chon và sắp xếp chúng một cách có hệ thốngvaf cuối cùng là đưa ra các lí do để giải thích
Câu hỏi ví dụ
(1) Tại sao thuỷ lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở đông nam bộ?
Đầu tiên chúng ta phải phân tích khí hậu vùng đông nam bộ
- Khí hậu đnb có sự phân hoá theo mùa sâu sắc gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
- Biểu hiện: Mùa khô kéo dài tới 4-5 tháng nên thường xỷ ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Mùa mưa, lượng mưa tập trung gây ngập úng ở nhiều khu vực
Vì vậy, thuỷ lợi là giải pháp quan trọng để:
- Điều tiết nước vào mùa lũ. cung cấp nước vào mùa khô
- Tạo điều kiện cho thâm canh, tăng vụ
- Tăng diện tích đất trồng trọt
- Tăng hệ số sử dụng đất
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp , đáp ứng nhu cầu về nông phẩm
(2) Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế vùng Bắc Trung Bộ ?
- Cho phép khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của rừng
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế
+ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ
- Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển
- Thúc đẩy mối liên hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế ở phía Tây của vùng
 
B

byakura

III. Dạng câu hỏi chứng minh:
Chứng minh là 1 trong những dạng câu hỏi thường gặp ở các đề thi tuyển dinh. Để làm tốt câu hỏi dạng chứng minh, đòi hỏi học sinh không phải chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản và các số liệu cần thiết mà còn phải biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức và các số liệu để chứng minh, đưa ra các bằng chứng thuyết phục
Nội dung chương trình và SGK địa 12, gần như nội dung nào cũng có thể đặt được câu hỏi dưới dạng chứng minh. Nhưng về cơ bản có thể chia làm 2 loại là chứng minh hiện trạng và chứng minh về tiềm năng
1. Câu hỏi chứng minh về hiện trạng rất đa dạng, bao gồm chứng minh hiện trạng về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế ngàh và vùng lãnh thổ...
a, Câu hỏi chứng minh về địa lí tự nhiên thường liện quan đến đặc điểm khí hậu, tài nguyên sinh vật, sự phân hoá thiên nhiên...
Câu hỏi ví dụ:
(1) Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
- Tính chất nhiệt đới ẩm của nước ta được qu định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được 1 lượng bức xạ MT lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20'C( trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng giờ nắm tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn. Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn TB khoảng 1500-2000mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương
(2) Chứng minh ài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm
- 43-48, tổng diện tích rừng của nước ta giảm 7,1 triệu ha, tb mỗi năm giảm gần 0,18 triệu ha. Cũng trong thời gian này, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triẹu ha, tb mỗi năm giảm gần 0,19 triệu ha. Độ che phủ rừng năm 43 là 43% đến 83 còn 22%
-Trong những năm gần đây, tổng diện tích rừng đang tăng lên(năm 2010, độ che phủ rừng là 39,5 %), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể được phục hồi( phần lớn là rừng non mới phục hồivaf rừng trồng chưa khai thác được). 70% diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
b, Câu hỏi chứng minh về địa lí dân cư. Mặc dù nội dung địa lí dân cư trong chương trình và SGK có ít nhưng lại có nhiều câu hoit chứng minh cho nội dung này
Câu hỏi ví dụ:
(1) Chứng minh dân cư nướ ta phân bố chưa hợp lí
- Dân cư phân bố không đồng đềgiwuax đồng bằng với miền núi, trung du: ĐB tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân cư cao. Trung du thì mật độ thấp hơn nhiều trong khi ở đây lại tập trung đông tài nguyên thiên nhiên quan trọng phục vụ hco các ngành công nghiệp
- Phân bố khong đồng đều giữa thành thị và nông thôn: phân bố tập trung ở nông thôn(73,1%) nhưng đang có xu hướng giảm và tăng dần ơt thành thị do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(2)CHứngminh cơ cấu lao động nước ta đang thay đổi theo hướng tich cực
- Theo ngành: lao động N=-L-N nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng ( dẫn chứng)
- Theo thành phân kinh tế: lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, tiếp đến là khu vực Nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng lên
- Theo thành thị và nông thôn: lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, có xu hướng ngày càng giảm, ở khu vực thành thị thì ngược lại
c, Câu hỏi chứng minh về địa lí kinh tế ngành cũng rất đa dạng, có thể là chứng minhveef ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngu nghiệp dịch vụ,....
Câu hỏi ví dụ:
(1) Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng họp lí hơn
* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng
- Có hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng gồm 3 nhóm chính với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhó công nghiệp chế biến( 23 ngành), nhóm công nghiệp khai thác ( 4 ngành), nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt nước (2 ngành)
- Sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp là kaats quả của quá trình công nghiệp hoá đã và đang diễn ra ở nước ta
* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có dự chuyển biến
- Về nhóm ngành: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước , khí đốt
- Đã hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm(công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may,...
- Sự chuyển biến cơ cấu ngành công nghiệp nước ta nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
(2) Chứng mnh trong những năm gần đâ, ngành thuỷ sản nước ta có bước phát triển đột phá
- Năm 2005, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 3,4 triệu tấn, năm 2010 là 5,1 triệu tấn
-Khai thác thuỷ sản:
+ Sản lượng khai thác hải sản 2010 đạt trên 2,4 triệu tấn, gấp 1,2 lần năm 2000, tiêng cá biển gần 1,6 triệu tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa ở mức 200 nghìn tấn
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh DHNTB có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là kiên giang, Bà rịa-vũng tàu, bình thuậ và cà mau
-Nuôi trồng thỷ sản
+ Hiện nay nhiều loại thuỷ sản đẫ dược nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Năm 2005, sản lượng nuôi tôn cả nước đạt trên 327 nghìn tấn, thì đến năm 2010 đạt trên 450 nghìn tấn. ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước.
+ Nghề nuôi các nước ngọt cũng phát triển. nă 2005sanr lượng nuôi cá nước ngọt đạt hơn nghìn tấn, đến năm 2010 đạt hơn 2 triệu tấm. ĐBSCL và ĐBSH là 2 vùng có sản lượng nuôi cá lớn nhất cả nước
 
B

byakura

d, Câu hỏi chứng minh về lãnh thổ có thể là vùng kinh tế, vùng chuyên canh hoặc 1 nội dung nào đó của vùng
Câu hỏi ví dụ
(1) Chứng minh ĐBSCL là vùng lương thực lớn nhất cả nước
Lúa giữ ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu cây lương thực có hạt
- Diện tích trồng lúa lớn, chiếm diện tích lớn trong cơ cấu gieo trồng cây lương thực của vùngvà chiếm khoảng 51% diện tích lúa cả nước
- snr lg lúa luôn vượt quá 1/2 sản lg lúa cả nước va đạt 21,6 triệu tấn
- bình quân lg thực đạt 1006,3kg/người/nă,( gấp 2,4 lần mức bình quân cả nước)
- Năng suất lúa cao hơn năng suất lúa cả nước, đứng thứ 2 chỉ sau đbsh
- Đây là vùng cung cấp nhiều gạo nhất cho các vùng trong cả nước và cho xuất khẩu
e, Lưu ý đối với câu hỏi chứng minh hiện trạng, nhất là hiện trạng kinh tế -xã hội;
-thứ nhất, số liệu là rất quan trọng nhưng không cần thiết phải nhứ quá nhiều, tuy nhiên phải nhớ được các mốc thời gian quan trọng, số liệu đưa ra chứng minh chỉ cần độ chính xác tương đối
- Thứ 2, nên thường xuyên sử dụng so sánh đối chứng
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

2. Câu hỏi chứng minh tiềm năng thường chỉ hỏi gắn với một ngành hay một vùng lãnh thổ
Giống câu hỏi nguồn lực, dạng này cũng bao gồm các ý vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội. Học sinh cần căn cứ vào yêu cầu cau hỏi để lựa chọn các ý cho phù hợp. Lưu ý, dạng chứng minh tiềm năng này thường nghiêng vê thế mạnh
Câu hỏi ví dụ
(1) Chứng minh rằng duyên hải nam trung bộ có nhiều thuậ lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế
-Biển có nhiều loại thuỷ sản với các ngư trường lớn, bờ biển bài, nhiều vũng vịnh,... Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng
- Rừng có diện tích tương đối lớn với nhiều loại gỗ, chim quý hiếm
- Đồng bằng Tuy Hoà màu mỡ, vùng gò đồi thuận lợi cho chăn bò, dê cừu
(2) Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta đa dạng
* Tự nhiên
-Địa hình
+ Vùng núi và ven bờ có nhiều dạng địa hình, có giá trị đối với khách du lịch
+ Địa hình caxto độc đáo với nhiều hang động đẹp
+ Bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp
+ Nhiều đảo có giá trị du lịch
- Khí hậu đa dạng, phân hoá
- Nhiều suối nước khoáng
- Hơn 30 vườn quốc gia thu hút khách du lịch
*Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích văn hoá lịch sử có hơn 4 vạn
- Nhiều lễ hội truyền thống
- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn khác
(cần thêm dẫn chứng để đạt điểm tối đa)
(3) Chứng minh trung du và miền núi bắc bộ có thuận lợi về tài nguên thiên nhiên để phát triển công nghiệp
- Giàu khoáng sản, dặc biệt là than để phát triển công nghiệp năng lượng
- Nhiều khoáng sản kim loại để phát triển ông nghiệp luyện kim
- Các khoáng sản khác để phát triển công nghiệp khai khoáng
- Nguồn thuỷ năng lớn để khai thác thuỷ điện
- Thuận lợi để sản xuất nông phẩm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Tài nguyên rừng phát triển cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản
- Vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản để phát triẻn công nghiệp chế biến thuỷ sản
 
Top Bottom