Văn 9 Ôn tập kiến thức về thuyết minh

Huyền Sheila

Học sinh chăm học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
760
847
146
19
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
1) Thuyết minh là gì?
2) Tính chất của văn thuyết minh
3) Mục đích
4) Phương pháp
5) Cho dàn bài về văn thuyết minh
( Đây đa số là kiến thức lớp 8 nên mình không nhớ rõ, nhờ các bạn giúp với)
4. Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kệ.
- Nêu ví dụ.
- Nêu số liệu
- So sánh.
- Phân loại (phân tích).
 
  • Like
Reactions: Huyền Sheila

Minh ngân 14278

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng tám 2018
24
11
6
20
Khánh Hòa
THPT Nguyễn Trãi
1. Khái niệm: Văn thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu:
- Về nội dung: Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người.
- Về hình thức: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
3. Bố cục:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,… của đối tượng và công dụng của nó.
- Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế.
4. Các phương pháp thuyết minh:
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “” nhằm giới thiệu, giải thích hoặc định nghĩa về sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các măt, các phương diện, các phần, các tính chất,… của đối tượng theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan.
- Phương pháp nêu ví dụ: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động chính xác và cụ thể, có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc (nghe) tin cậy.
- Phương pháp dùng số liệu (con số): Dùng những con số có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất, thực tế nhất mà lại có sức thuyết phục nhất về đặc điểm nào đó của đối tượng, về vai trò nào đó của đối tượng.
- Phương pháp so sánh: Sự so sánh đối tượng; khía cạch của đối tượng,… với những cái gần gũi, cụ thể giúp cho người nghe (đọc) tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể, sáng rõ bởi nó dễ hiểu.
- Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật, đối tượng đa dạng, người ta chia ra từng loại, từng phần theo đặc điểm đối tượng thuyết minh để trình bày. Như vậy sẽ mang tính khách quan, đầy đủ, dễ theo dõi đối với người đọc (nghe).
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1) Thuyết minh là gì?
2) Tính chất của văn thuyết minh
3) Mục đích
4) Phương pháp
5) Cho dàn bài về văn thuyết minh
( Đây đa số là kiến thức lớp 8 nên mình không nhớ rõ, nhờ các bạn giúp với)

2. Tính chất của văn bản thuyết minh: khách quan, chính xác, khoa học

3. Mục đích của văn bản thuyết minh: giải thích, chứng minh các vấn đề của cuộc sống.

5. Dàn bài chung nha em:
Mở bài:
- Nêu đề tài thuyết minh.
- Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ (đồ vật, cây cối, con vật,phong trào,… )
+ Lịch sử hình thành (danh lam thắng cảnh, khu di tích, truyền thống,lễ hội,…)
+ Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm sáng tác ( tác phẩm,…)
- Giới thiệu chi tiết
+ Hình dáng, đặc điểm, cấu tạo ( đồ vật, con vật,…)
+ Đặc điểm địa lí, con người,… nơi đó (di tích, thắng cảnh,…)
+ Ý nghĩa
- Công dụng, tác dụng (đồ vật, cây cối, con vật,…)
- Cách sử dụng, bảo quản ( đồ vật,…) hoặc Cách chăm nuôi (con vật, cây cối,…)
Kết bài: Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.
P/s: Đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những dàn bài khác nhau nha em
 
  • Like
Reactions: Huyền Sheila
Top Bottom