Ôn tập học kỳ II

B

bigtbang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1
một xe có khối lượng 2 tấn chuyển động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không đổi v=6km/h. hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2 lấy g=10m/s^2
a tính lực kéo của động cơ
b đến b thì xe tắt máy xuống dốc BC nghiêng 30 độ so với phương ngang bỏ qua ma sát
.biết vận tốc tại chân C là 72km/h.tìm chiều dài BC
tại c xe tiếp tục chạy trên đoạn CD và đi thêm được 200m thì dừng lại tìm hệ số ma sát trên đoạn CD
2
một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s từ độ cao h so với mặt đất .khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s ,bỏ qua sức cản của không khí lấy g=10m/s
a hãy tính độ cao h
b độ cao cực đại vật đạt được
c vận tốc của vật bằng 3 lần thế năng

2 bài đã làm hết mình post tiếp:D:D:D:D:D:D:D

Tiêu đề của bạn không vi phạm. Tớ chỉ sửa lại cho hợp lí hơn thôi nhé! :)
<Congratulation11>
 
Last edited by a moderator:
B

boo_happy

Bài 1:[TEX]v_B=\frac{5}{3}(m/s); v_C=20(m/s)[/TEX]
a) Xe đi với vận tốc không đổi nên a=0
Áp dung định luật 2 Niu-tơn chiếu lên chiều chuyển động của xe:[TEX]F=F_m_s=k.m.g=0,2.2.10^3.10=4000(N)[/TEX]
b) Bỏ qua ma sát, cơ năng trên BC được bảo toàn
Chọn mốc tính thế năng tại C
Áp dung dịnh luật BTCN tại B và C
[TEX]W_B=W_C[/TEX][TEX]\Leftrightarrow \frac{m.v_B^2}{2}+mgh=\frac{m.v_C^2}{2}[/TEX]
[TEX]v_B^2+2gl.sin\alpha=v_C^2[/TEX][TEX]\Leftrightarrow l=\frac{v_C^2-v_B^2}{2g.sin\alpha}[/TEX]
[TEX]l=\frac{20^2-\frac{25}{9}}{2.10.sin(30)}=39,7(m)[/TEX]
Gọi D là điểm vật dừng lại trên đoạn đường nằm ngang.([TEX]v_D=0[/TEX])
Áp dụng định lí biến thiên cơ năng tại C và D
[TEX]W_D-W_C=A_F_c[/TEX][TEX]\Leftrightarrow \frac{mv_D^2}{2}-\frac{mv_C^2}{2}=k^'.m.g.DC.cos(180)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow v_D^2-v_C^2=-2.k^'.g.DC[/TEX][TEX]\Leftrightarrow k^'=\frac{v_C^2-v_D^2}{2.g.DC}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow k^'=0,1[/TEX]
 
B

bigtbang

tiếp đi còn nhiều mà
__________________________________________________________________________
 
B

bigtbang

nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9(l)đến 6(l) thì thấy áp suất tăng p=40kpa .hỏi áp suất ban đầu là bao nhiêu
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

2. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s từ độ cao h so với mặt đất .khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s ,bỏ qua sức cản của không khí lấy g=10m/s
a hãy tính độ cao h
b độ cao cực đại vật đạt được
c vận tốc của vật bằng 3 lần thế năng

a) Vận tốc khi chạm đất của vật là $30 m/s$. Do vậy, độ cao cực đại mà vật lên được tính từ mặt đất ngay sau khi ném từ độ cao $h$ là:

$H=\frac{30^2}{2.g}=\frac{30^2}{20}=45 \ \ (m)$

Độ cao cực đại trên so với độ cao $h$ là:

$h'=\frac{20^2}{2.g}=\frac{20^2}{20}=20 \ \ (m)$

Như vậy: $h=H-h'=25 \ \ (m)$

***Chú ý: Câu a có thể tính nhanh hơn nhờ áp dụng định luật bảo toàn cơ năng!

b) Độ cao cực đại mà vật đạt được (ở trên)

c)Tớ nghĩ câu hỏi hơi có vấn đề vì vận tốc và thế năng là 2 đại lượng khác loại. Sao hỏi vận tốc bằng 3 lần thế năng được!
 
B

bigtbang

a) Vận tốc khi chạm đất của vật là $30 m/s$. Do vậy, độ cao cực đại mà vật lên được tính từ mặt đất ngay sau khi ném từ độ cao $h$ là:

$H=\frac{30^2}{2.g}=\frac{30^2}{20}=45 \ \ (m)$

Độ cao cực đại trên so với độ cao $h$ là:

$h'=\frac{20^2}{2.g}=\frac{20^2}{20}=20 \ \ (m)$

Như vậy: $h=H-h'=25 \ \ (m)$

***Chú ý: Câu a có thể tính nhanh hơn nhờ áp dụng định luật bảo toàn cơ năng!

b) Độ cao cực đại mà vật đạt được (ở trên)

c)Tớ nghĩ câu hỏi hơi có vấn đề vì vận tốc và thế năng là 2 đại lượng khác loại. Sao hỏi vận tốc bằng 3 lần thế năng được!

um mình lộn
câu c là tính vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng
 
C

congratulation11

um mình lộn
câu c là tính vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng

Vậy câu c tớ giải thế này:

Khi $W_d=3W_t$ thì: $W_d=\frac{3}{4}W$

Mà cơ năng của vật là:

$W=\frac{1}{2}m.30^2=450m$

$\rightarrow \frac{1}{2}mv^2=\frac{3}{4}450m \\ \rightarrow v=\sqrt{675} \ \ (m/s)$

Đáp số: ...
 
B

bigtbang

trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở 47 độ C và áp suất 0,7 atm
a)sau khi nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng tới 8 atm tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén
b)người ta tăng nhiệt độ của khí đến 273 độ C và giữ pit tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu ?
 
C

congratulation11

trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở 47 độ C và áp suất 0,7 atm
a)sau khi nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng tới 8 atm tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén
b)người ta tăng nhiệt độ của khí đến 273 độ C và giữ pit tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu ?

a) Áp dụng Pt trạng thái của khí lí tưởng, ta có:

$\frac{0,7.V_1}{47+273}=\frac{8.V_1/5}{T_2} \\ \rightarrow T_2\approx 182,86 \ \ (K)$

b) Giữ pitton cố định và biến đổi thì quá trình này là đẳng tích, Ta có:

$\frac{0,7}{47+273}=\frac{p_2}{273+273} \\ \rightarrow p_2\approx 1,2 \ \ (atm)$

Đáp số: ...
 
C

congratulation11

Cho em hỏi hệ số ma sát là gì ạ?
Em mới học lớp 8.

Lí 8 chưa đề cập nhiều đến hệ số ma sát. Tìm hiểu như vậy là rất đáng khen... :)

Hệ số ma sát là 1 đại lượng không có đơn vị, giá trị của nó phụ thuộc vào chất liệu làm vật.
Lực ma sát là lực xuất hiện giữa các bề mặt tiếp xúc nhau, nó có xu hướng chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa các vật. Giá trị:

$F_{ms}=\mu.N$

Với $\mu$ hệ số ma sát; N là phản lực...
 
T

thuyngangoc

cho mình hỏi bài này với
tính khối lượng riêng của không khí ở 100 độ C áp suất 2*10^5 pa biết khối lượng riêng của không khí ở 0 độ C áp suất 1*10^5 pa là 1,29 kg/m^3
 
C

congratulation11

cho mình hỏi bài này với
tính khối lượng riêng của không khí ở 100 độ C áp suất 2*10^5 pa biết khối lượng riêng của không khí ở 0 độ C áp suất 1*10^5 pa là 1,29 kg/m^3

Cùng 1 lượng khí nhưng thể tích ở các điều kiện khác nhau là khác nhau.

Áp dụng Pt trạng thái của khí lí tưởng cho cùng 1 lượng khí:

$\frac{2.10^5.V_1}{100+273}=\frac{1.10^5.V_2}{0+273} \\ \rightarrow V_2=\frac{546}{373}V_1 \\ \rightarrow \frac{m}{V_2}=1,29 \leftrightarrow \frac{37
3m}{546V_1}=1,29 \\ \rightarrow D_1=1,29:\frac{373}{546} = ...$


Đến đây thì đơn giản hơn rồi nhé! :)
 
T

thuyngangoc

vật lý 10

một bình kín chứa 2g khí lý tưởng ở 20 độ C được đun nóng đẳng tích để áp suất tăng lên 2 lần
a) tính nhiệt độ của khí sau khi đun
b) tính độ biến thiên nội năng của khối khí, cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích khí là 12,3.10^3 J/kg.k
_______________________________________________
 
B

bigtbang

giải thế này
a) p1/t1=p2/t2
áp suất tăng 2 lần thì áp nhiệt độ tăng 2 lần vậy
t2=2 t1
=2(20+273)=586K
=>t2=313 độ C
b)
theo nguyên lý 1
đen ta U=A=Q
do đây là quá trình đẳng tích nên A=0
vậy đen ta U=Q=mc(t2-t1)=7208 (J)
 
B

bigtbang

đây nhé
1) Một lượng khí ở áp suất 2.10^4 N/m^2 có thể tích 6 lít. được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít. tính:
a) công do khí thực hiện
b) độ biến thiên nội năng của khí. biết khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 100 J

2) một động cơ nhiệt lý tưởng hoạt động giữa 2 nguồn nhiệt 100*C và 25,4*C, thực hiện công 2kJ
a)tính hiệu suất của động cơ , nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng và nhiệt lượng mà nó truyền cho nguồn lạnh.
b)phải tăng nhiệt độ của nguồn nóng lên bao nhiêu để hiệu suất động cơ đạt 25%

2 bài đã nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Top Bottom