Sinh 8 Ôn tập học kì 1

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: nêu vai trờ của bạch cầu
câu 2 : các nhóm gây tác hại cho hệ hô hấp . biện pháp tranh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp . hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp
câu 3 : vai trò của e nzim amilaza trong nước bọt và enzim pepsin dịch vị là gì ?
câu 4: các nhóm tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa . biện pháp tranh các. tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa .thế nào là vệ sinh răng đúng cách ?
giúp em với ạ !!
 

lam371

Học sinh gương mẫu
HV CLB Lịch sử
Thành viên
25 Tháng mười hai 2011
1,065
2,563
406
Bình Phước
Hogwarts School Of Witchcraft And Wizardry
câu 1
  • Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
  • Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ "ghi nhớ” để nếu lần sau "nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.
  • Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
  • Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.
Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho con người thường hay bị viêm nhiễm và nếu bị viêm nhiễm thì bị nặng hơn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với vòng đời từ một tuần đến vài tháng.
câu 2
Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
Hút thuốc lá gây tổn hại đến các cơ quan dẫn khí

– Mũi: những bệnh thường gặp như viêm mũi, viêm xoang không phải chỉ do thời tiết mà còn do chúng ta hít phải những khí độc. Và hiển nhiên khí độc nhất chính là khói thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng đến các lông mao trong xoang hệt với cilia trong phổi. Khi hít phải khói thuốc lá, các sợi lông mao trong mũi sẽ bị tê liệt và các chất nhầy sẽ tích tụ trong xoang gây nhiễm trùng và viêm.
– Hầu – họng: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hút thuốc lá gây ra nguy cơ ung thư vòm họng. Và thực tế đã rất nhiều người bị ung thư vòm họng, kể cả những người chỉ hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ bị căn bệnh này. Khi khói thuốc đi và họng, các tế bào ở cổ họng bị tổn thương và xói mòn dẫn đến sự thay đổi ở các tế bào hình thành và tái tạo, dẫn đến ung thư vòm họng. Ngoài ra những người hút thuốc lá thường bị những cơn ho dai dẳng kéo dài, đờm nhiều trong cổ họng … rất khó chịu. Nguyên nhân do khói thuốc ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc lót cho cổ họng, cuối cùng làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng và khô cổ họng.
– Thanh quản, khí quản: Khí quản là ống dẫn đến phổi của cơ thể, nó được bao bọc bởi các lông mao, ngăn chặn vật thể lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi bạn hút thuốc, các lông mao này bị hư hại nhiều bởi khói thuốc và hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến ngứa ở khí quản, gây ho. Khói thuốc lá khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến các niêm mạc thanh quản tác động vào các dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi như khản giọng
Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến phổi
Phổi lá nơi khói thuốc tàn phá mạnh nhất và gây ảnh hưởng nặng nề nhất. Khói thuốc lá khi hít vào làm các tuyến nhầy bị tắc, giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến đường thở bởi sự ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc. Khi hút thuốc, đường thở dễ bị co thắt, luồn khí hít vào thở ra bị cản trở và có thể bị khó thở.
Nguy hiểm hơn, khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất hắc in đóng lại thành các chất nhựa bám vào khoang khí của phổi. Sau một thời gian, những phần bị nhựa thuốc lá bám sẽ gây ra bệnh ung thư và các bệnh về phổi.
câu 4
*Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :

- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng

.- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này

.- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.

- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác

.- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống

.- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như :

+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí

.+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).

+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).

*Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.

Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mểm và thuốc đánh răng có chứa canxi (Ca) và flo (F). Chải răng đúng cách như đã học ở tiểu học.
câu 3
1anzim amilaza có trong nước bọt giúp chuyển đổi tinh bột sang gluozo
 
  • Like
Reactions: Valhein AIC

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
câu 1
  • Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
  • Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ "ghi nhớ” để nếu lần sau "nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.
  • Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
  • Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.
Tình trạng thiếu bạch cầu làm cho con người thường hay bị viêm nhiễm và nếu bị viêm nhiễm thì bị nặng hơn, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với vòng đời từ một tuần đến vài tháng.
câu 2
Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
Hút thuốc lá gây tổn hại đến các cơ quan dẫn khí

– Mũi: những bệnh thường gặp như viêm mũi, viêm xoang không phải chỉ do thời tiết mà còn do chúng ta hít phải những khí độc. Và hiển nhiên khí độc nhất chính là khói thuốc. Hút thuốc ảnh hưởng đến các lông mao trong xoang hệt với cilia trong phổi. Khi hít phải khói thuốc lá, các sợi lông mao trong mũi sẽ bị tê liệt và các chất nhầy sẽ tích tụ trong xoang gây nhiễm trùng và viêm.
– Hầu – họng: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hút thuốc lá gây ra nguy cơ ung thư vòm họng. Và thực tế đã rất nhiều người bị ung thư vòm họng, kể cả những người chỉ hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ bị căn bệnh này. Khi khói thuốc đi và họng, các tế bào ở cổ họng bị tổn thương và xói mòn dẫn đến sự thay đổi ở các tế bào hình thành và tái tạo, dẫn đến ung thư vòm họng. Ngoài ra những người hút thuốc lá thường bị những cơn ho dai dẳng kéo dài, đờm nhiều trong cổ họng … rất khó chịu. Nguyên nhân do khói thuốc ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc lót cho cổ họng, cuối cùng làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng và khô cổ họng.
– Thanh quản, khí quản: Khí quản là ống dẫn đến phổi của cơ thể, nó được bao bọc bởi các lông mao, ngăn chặn vật thể lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi bạn hút thuốc, các lông mao này bị hư hại nhiều bởi khói thuốc và hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến ngứa ở khí quản, gây ho. Khói thuốc lá khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến các niêm mạc thanh quản tác động vào các dây thanh âm, khiến giọng nói thay đổi như khản giọng
Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến phổi
Phổi lá nơi khói thuốc tàn phá mạnh nhất và gây ảnh hưởng nặng nề nhất. Khói thuốc lá khi hít vào làm các tuyến nhầy bị tắc, giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến đường thở bởi sự ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc. Khi hút thuốc, đường thở dễ bị co thắt, luồn khí hít vào thở ra bị cản trở và có thể bị khó thở.
Nguy hiểm hơn, khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất hắc in đóng lại thành các chất nhựa bám vào khoang khí của phổi. Sau một thời gian, những phần bị nhựa thuốc lá bám sẽ gây ra bệnh ung thư và các bệnh về phổi.
câu 4
*Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :

- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng

.- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này

.- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.

- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác

.- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống

.- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như :

+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí

.+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).

+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).

*Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.

Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mểm và thuốc đánh răng có chứa canxi (Ca) và flo (F). Chải răng đúng cách như đã học ở tiểu học.
bài viết của chị khá đầy đủ nhưng em cần ý chính chị ạ để thi học kì chứ không phải thi cấp 3 hay đại học gì đâu chị ơi ....
 

Từ Lê Thảo Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng hai 2018
1,434
3,424
356
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Câu 1: nêu vai trờ của bạch cầu
câu 2 : các nhóm gây tác hại cho hệ hô hấp . biện pháp tranh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp . hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp
câu 3 : vai trò của e nzim amilaza trong nước bọt và enzim pepsin dịch vị là gì ?
câu 4: các nhóm tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa . biện pháp tranh các. tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa .thế nào là vệ sinh răng đúng cách ?
giúp em với ạ !!
C1:
- Thực bào
- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên
- Phá hủy các tế bào bị nhiễm VR, VK
C2:
- Tác nhân gây hại:
+ Bụi
+ Các khí độc: nitơ oxit, lưu huỳnh oxit,...
+ Các vi sinh vật gây bệnh
- Biện pháp:
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Không hút thuốc lá
- Tác hại của thuốc lá:
+ Trong khói thuốc có chất oxit cacbon, chất này thấm vào máu, bám chặt lấy các hồng cầu, không cho chúng tiếp cận với oxi nữa => không thể hô hấp
+ Trong thuốc lá có chất ni-cô-tin làm các động mạch co thắt lại => không thể hô hấp
C3:
- Enzim amilaza đóng vai trò là chất xúc tác, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra dễ dàng hơn.
- Enzim pepsin có chức năng phân tách protein chuỗi dài thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin
C4:
- Các tác nhân gây hại:
+ Các vi sinh vật gây bệnh
+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống
+ Ăn không đúng cách
- Biện pháp:
+ Hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh
+ Ăn khẩu phần ăn hợp lý
+ Ăn uống đúng cách
+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Vệ sinh răng miệng đúng cách là đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Đánh răng bằng bàn chải mềm có chứa Ca và F. Đánh răng đúng cách.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Tzuyu-chan
Top Bottom