Ôn tập hóa vô cơ

H

hominjaechunsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Dẫn khí CO qua m gam bột [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] nung nóng, sau 1 thời gian thu được 24g chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào dung dịch [tex]Ca(OH)_2[/tex] dư thu được 30g kết tủa. Tính giá trị của m.

Bài 2. Hỗn hợp khí A chứa [tex] Cl_2[/tex] và [tex] O_2 [/tex] có tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Tinh % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong A, tỉ khối hỗn hợp A so với [tex]H_2[/tex] và khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp khí A ở trong đktc.

Bài 3. Cho m gam hốn hợp X gồm Zn và Fe vào 1 lượng dư dung dịch [tex]CuSO_4[/tex], sau phản ứng lọc bỏ phần dung dịch, thu được m gam bột rắn.
Viết phương trình hóa học xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 4. Cho 500 ml dung dịch A gồm [tex]BaCl_2[/tex] và [tex]MgCl_2[/tex] phản ứng với 120ml dung dịch [tex]Na_2SO_4[/tex] 0,5M (dư), thì thu được 11,65 gam kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thì thu được 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.

Bài 5. Dung dịch B chứa 2 chất tan là [tex] H_2SO_4[/tex] và [tex] CuNO_3[/tex], 50 ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dung dịch NaOH 16%, d = 1,12 g/ml. Lọc lấy kết tủa sau phản ứng, đem nun ở nhiệddoooj cao đến khối lượng không đổi, được 1,6gam chất rắn. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch B

Bài 6. Trộn dung dịch A chứa KOH với dung dịch B chứa [tex]Ba(OH)_2[/tex] theo tỉ lệ 1:1 được dung dich C. Để trung hòa 100 ml dung dịch C cần 35ml dung dịch [tex]H_2SO_4[/tex] 2M và thu được 9,32g chất kết tủa. Tính [tex]C_M[/tex] của dung dịch A,B

Bài 7. Hỗn hợp X gồm [tex]Cu_SO_4[/tex], [tex] Fe_2(SO_4)_3[/tex], [tex]MgSO_4[/tex], trong X oxi chiếm 47,76% khối lượn. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch [tex] Ba(OH)_2[/tex] dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Tính giá trị của m ?

Mọi người làm giúp em với ạ, em cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
C

chaugiang81

bài 6

$nH_2SO_4= 0.07 mol$
$nBaSO_4= 0.04 mol$
$2KOH + H_2SO_4 --> K_2SO_4 + 2H_2O$ (1)
................0.03
$Ba(OH)_2 + H_2SO_4 --> BaSO_4( kt) + 2H_2O$ (2)
0.04................0.04.................0.04
$nH_2SO_4 (2)= 0.04 mol $
=>$nH_2SO_4 (1)= 0.03 mol$
=>$nKOH= 0.06 mol$
=>$CM_{KOH}= 0.06 : 0.1= 0.6 M$
$=>CM_{Ba(OH)_2}= 0.04 : 0.1= 0.4 M$
không chắc nha :))
 
L

luongmanhkhoa

Bài 1. Dẫn khí CO qua m gam bột $Fe_{2}O_{3}$ nung nóng, sau 1 thời gian thu được 24g chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào dung dịch $Ca(OH)_2$ dư thu được 30g kết tủa. Tính giá trị của m.
_____________________________________________
Gọi x là số mol của $Fe_2O_3$
$3CO+Fe_2O_3--->2Fe+3CO_2$
..................x............................3x....
Vì $Ca(OH)_2$ dư nên tạo 1 muối là $CaCO_3$
$CO_2+Ca(OH)_2--->CaCO_3+H_2O$
...3x.......................................3x..............
$n_{CaCO_3}=0,3(mol)$
\Leftrightarrow 3x=0,3
\Leftrightarrow x=0,1
=> $m_{Fe_2O_3}=16(g)=m$
 
N

nednobita

Bài 2. Hỗn hợp khí A chứa Cl_2 và O_2 có tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Tinh % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong A, tỉ khối hỗn hợp A so với H_2 và khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp khí A ở trong đktc.

Bài 3. Cho m gam hốn hợp X gồm Zn và Fe vào 1 lượng dư dung dịch CuSO_4, sau phản ứng lọc bỏ phần dung dịch, thu được m gam bột rắn.
Viết phương trình hóa học xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 4. Cho 500 ml dung dịch A gồm BaCl_2 và MgCl_2 phản ứng với 120ml dung dịch Na_2SO_4 0,5M (dư), thì thu được 11,65 gam kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thì thu được 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.

Bài 5. Dung dịch B chứa 2 chất tan là H_2SO_4 và CuNO_3, 50 ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dung dịch NaOH 16%, d = 1,12 g/ml. Lọc lấy kết tủa sau phản ứng, đem nun ở nhiệddoooj cao đến khối lượng không đổi, được 1,6gam chất rắn. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch B
bài một là rồi nên từ bài 2 vậy
bài 2 phần trăm thể tích khí Clo là 33.333% còn lại O là 66.666%
phần trăm khối lượng khí Clo là 52.6% còn lại O là 47.4%
tỉ lệ so với H tính bằng cách lấy tổng khối lượng khí chia cho tổng số mol của luọng khí đó
vậy tỉ lệ so với khí H là 22.5
khối lượng của khí A khi tổng số mol khí là 0.3 là 0.3*22.5*2 =13.5 gam
bài 3 (phương trình hóa học ai cũng viết được nên bỏ qua cho nhau nhá )
tổng hợp dữ liệu ta ra 1 phương trình như sau 56x+65y=64(x+y)
y=8x chọn x=1 thì y = 8 vậy Fe=9.72%
bài 4 bài này anh tính số mol ra còn đâu em quy ra nồng độ nhé :v
số mol kết tủa là của $BaSO_4$ = 0.05 mol từ đó tính ra số mol muối NaCl do $BaSO_4$ tạo ra là 0.1 mol . số mol muối $Na_2SO_4$ dư + $Na_2SO_4$ (phản ứng với $ MgCl_2$ ) là 0.01 mol
số lượng muối sau cùng là muối $ MgCl_2$ + $Na_2SO_4$ dư + $Na_2SO_4$ (phản ứng với $ MgCl_2$ ) + NaCl (do $BaSO_4$ tạo ra) = 16.77
từ đó tính ra số mol muối $ MgCl_2$ là 0.1 mol ( cái này em làm nhiều do muối tan khi hòa ta trong dd no tách ra thành ion với nhau nên anh có thể viết như thê )
bài 5 chất rắn không tan này là $CuOH_2$ khi nung đên khối lượng không đổi thu được CuO với số mol là 0.02 mol vậy em tính được sô mol $CuNO_3$ cũng là 0.02 mol ( bảo toàn nguyên tố )
số mol NaOH là 0.14 mol vậy số mol NaOH đã phản ứng với $CuNO_3$ là 0.04 mol
từ đó tính ra số mol NaOH phản ứng với $H_2SO_4$ là 0.1 mol vậy số mol của $H_2SO_4$ là 0.05 mol nhé
rồi em tìm nồng độ ra là xong nhá
 
Top Bottom