Toán Ôn tập hình học

Hiếu Vũ

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
50
25
96
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : cho tam giác ABC. gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA. Biết diện tích tam giác ABC bằn 50 [tex]cm^{2}[/tex] . Tính diện tích tam giác MNP
Bài 2 : Cho hình thang vuông ABCD có [tex]\widehat{A} = \widehat{D} = 90^{0}[/tex] ; đường chéo BD vuông góc với cạnh BC
a. CMR : [tex]\Delta ABD \sim \Delta BDC[/tex]
b. biết AD = 6 cm, AB= 8 cm. tính DC
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Bài 1:
Bạn tự vẽ hình nha
Theo gt ta có M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,BC,CA
=> MN, MN và NP là đường trung bình của tam giác ABC
=> MN/AC=1/2
MP/BC=1/2
NP/AB=1/2
Xét tam giác MNP và tam giác CAB có:
+MN/AC=1/2(cmt)
+MP/BC=1/2(cmt)
+NP/AB=1/2(cmt)
=> Tam giác MNP đồng dạng vs t.giác CAB(c.c.c)
=> $\dfrac{S_{MNP}}{S_{ABC}}=\left (\dfrac{MN}{AC} \right)^2=\left (\dfrac{1}{2} \right)^2=\dfrac{1}{4}$
=> $S_{MNP}$ = 50 : 4 = 12,5 (cm2)
Vậy diện tích của tam giác MNP là 12,5 cm2
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,014
7,479
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Bài 2 : Cho hình thang vuông ABCD có
png.latex
; đường chéo BD vuông góc với cạnh BC
a. CMR :
png.latex

b. biết AD = 6 cm, AB= 8 cm. tính DC
Hướng dẫn. a) Ta có $\widehat{ABD} = \widehat{BDC}$ (so le trong) và $\widehat{BAD} = \widehat{DBC} ( = 90^\circ)$ nên $\triangle{ABD} \sim \triangle{BDC}$ theo trường hợp g-g
b) Theo định lý Pytago ta có : $BD^2 = AB^2 + AD^2 = 8^2+6^2=100$ nên $BD = 10$ (cm)
Theo tỉ số đồng dạng của $\triangle{ABD}$ và $\triangle{BDC}$ :
$$\dfrac{BD}{DC} = \dfrac{AB}{BD} \\
\implies \dfrac{10}{DC} = \dfrac{8}{10}$
Hay $DC = 12,5$ (cm)
 

Hiếu Vũ

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
50
25
96
20
Một bài nữa:
Cho Tam giác MNP vuông ở N. Vẽ đường thẳng d đi qua N và song song với đường thẳng MP, PA vuông góc với d tại A
a) chứng minh [tex]\Delta MNP \sim \Delta PAN[/tex]
b) gọi B là hình chiếu của M trên d. chứng minh NA . NB = PA . MB
c) gọi Q là giao điểm của 2 đoạn thẳng MA và NP. Tính độ dài AN và PQ khi MP = 5 cm, MN = 3 cm
 

Nữ Thần Mặt Trăng

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
4,472
5,490
779
Hà Nội
THPT Đồng Quan
Bạn tự vẽ hình nha
a) gt cho MP//NA mà AP lại vuông góc vs NA
=> MP vuông góc vs AP
=> góc APM=90 độ
=> $\widehat{MPN}+\widehat{APN}=90^{o}$
Mặt khác $\widehat{MPN}+\widehat{NMP}=90^{o}$ (vì tam giác MNP vuông tại N)
=> $\widehat{NMP}=\widehat{APN}$
Xét tam giác MNP và tam giác PAN có:
+$\widehat{MNP}=\widehat{PAN}=90^o$ (vì tam giác MNP vuông tại N và PA vuông góc vs AN)
+$\widehat{NMP}=\widehat{APN}$ (cm trên)
=> t.giác MNP đồng dạng vs t.giác PAN (g-g)
b)
gt cho MP//NB mà BM lại vuông góc vs BN
=> MB vuông góc vs MP
=> góc BMP=90 độ
=> $\widehat{BMN}+\widehat{NMP}=90^{o}$
Mặt khác $\widehat{BMN}+\widehat{BNM}=90^{o}$ (do tam giác BMN vuông tại B vì MB vuông góc vs BN)
=> $\widehat{NMP}=\widehat{BNM}$
Mà theo cm phần a) ta có: $\widehat{NMP}=\widehat{APN}$
=> $\widehat{BNM}=\widehat{APN}$
Xét tam giác BMN và tam giác ANP có:
+$\widehat{MBN}=\widehat{NAP}=90^o$ (vì tam giác BMN vuông tại B và tam giác PAN vuông tại A)
+$\widehat{BNM}=\widehat{APN}$ (cm trên)
=> t.giác BMN đồng dạng vs t.giác ANP (g-g)
=> $\dfrac{MB}{NA}=\dfrac{NB}{PA}$
$\Rightarrow NA.NB=PA.MB$
c) Theo cm phần a) có t.giác MNP đồng dạng vs t.giác PAN
=> $\dfrac{MN}{PA}=\dfrac{NP}{AN}=\dfrac{MP}{PN}$
Mà MN=3 cm ; MP=5 cm => NP=4 cm (theo ĐL Py-ta-go)
=> $\dfrac{3}{PA}=\dfrac{4}{AN}=\dfrac{5}{4}$
=> AN=3,2 cm
*gt cho MP//AN
=> Tam giác MPQ đồng dạng vs tam giác ANQ
=> $\dfrac{PQ}{NQ}=\dfrac{MP}{AN}$
=> $\dfrac{PQ}{NQ+PQ}=\dfrac{MP}{AN+MP}$
=> $\dfrac{PQ}{NP}=\dfrac{MP}{AN+MP}$
=> $\dfrac{PQ}{4}=\dfrac{5}{8,2}$
=> PQ=....cm
 
Top Bottom